CÁCH BẢO QUẢN SỮA MẸ TRONG TỦ LẠNH, BẢO QUẢN SỮA MẸ ĐÚNG CÁCH VÀ KHOA HỌC

Sữa mẹ hoàn toàn có thể bảo quản trong tủ lạnh mà không mất đi giá trị dinh dưỡng, quan trọng là phải thực hiện đúng việc cất giữ, rã đông và hâm nóng. Cùng xem cách bảo quản và rã đông đúng cách giúp mẹ có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc trẻ trong những năm tháng đầu đời.

Bạn đang xem: Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh


 1.Dụng cụ bảo quản sữa

– Bình, cốc trữ sữa bằng thuỷ tinh hoặc nhựa không chứa BPA, có thể rửa sạch và dùng lại nhiều lần.

*

 

– Túi trữ sữa: loại một lớp dây kéo, mỏng, dễ bị rách có giá thành rẻ. Loại hai lớp dây kéo, dày, giá thành đắt nhưng chất lượng tốt hơn.

*

 

– Bút để ghi ngày, tháng, năm hút sữa lên bịch.

2.Thời gian bảo quản sữa (tối đa)

– Phòng trên 26 độ C: 1 tiếng– Phòng máy lạnh, nhiệt độ dưới 26 độ C: 6 tiếng– Ngăn mát tủ lạnh: 48 tiếng– Ngăn đá tủ lạnh nhỏ (tủ lạnh một cửa): 2 tuần– Ngăn đá tủ lạnh hai cửa (ngăn đá có cửa riêng): 4 tháng– Tủ đông lạnh chuyên dụng: 6 tháng

*

3.Số lượng sữa vắt trong một lần

Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vắt sữa với số lượng nhỏ mỗi lần (khoảng 100-150ml) là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn (hoặc do mẹ phải đi làm cả ngày), số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé nhưng cũng không nên lạm dụng (khi đi làm về, mẹ có thể cho con bú).

*
4.Cách bảo quản sữa hút ra dùng trong ngày

Sau khi hút, mẹ cho sữa vào bình rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Tùy theo bé uống bao nhiêu ml/lần, mẹ sẽ để lượng vừa đủ. Phần sữa không hết nên cho bé bú lại trong vòng 1-2 tiếng. Nếu vẫn thừa, mẹ phải bỏ đi, không nên tiếp tục cất đông lạnh.

5.Cách làm ấm sữa 

Sữa để trong ngăn mát, đến giờ bú, mẹ cho vào máy hâm hoặc ngâm nước ấm 40 độ C. Tuyệt đối không dùng nước nóng quá hoặc nước sôi, vì sẽ làm mất các chất dinh dưỡng của sữa. Sữa để tủ lạnh khi lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm, mẹ nhớ lắc nhẹ để lớp béo hoà tan hoàn toàn.

6.Bảo quản sữa dư bằng tủ đông

Trong một ngày, nếu hút được dư số lượng sữa cần thiết cho bé, mẹ có thể dồn vào bình to hoặc túi trữ sữa, ghi ngày tháng năm và cho vào tủ đông. Do sữa để ngăn mát có hạn sử dụng 48 tiếng nên cứ mỗi 2 ngày mẹ có thể dồn sữa, ghi hạn sử dụng và cho vào ngăn đông một lần.Mẹ đặc biệt lưu ý khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, mẹ nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài. Khi trữ sữa trong ngăn mát, trước khi chuyển lên ngăn đông, mẹ cũng cần mua thêm túi đựng thức ăn để bọc ngoài các túi trữ sữa nhằm đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn chéo vào sữa nếu tủ lạnh đựng nhiều loại đồ ăn khác. Các mẹ có thể thay túi bằng hộp nhựa nhưng sẽ tốn diện tích hơn. Để tiết kiệm chỗ trong ngăn đá, các mẹ nên ép hết không khí ra khỏi túi sữa, bọc kín miệng

7. Cách rã đông

Để tủ lạnh gần 4 tháng, phần sữa đông lạnh sẽ cận kề hạn sử dụng, đây là lúc các mẹ lấy sữa đông lạnh ra sử dụng “cuốn chiếu”. Đầu tiên, mẹ chuyển bình hoặc túi trữ sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát. Khi sữa tan, cho phần sữa cần dùng ra bình rồi hâm 40 độ C trước khi cho bé bú. Phần sữa này nên sử dụng trong vòng 24h.Lưu ý:

– Sữa đã rã đông, nếu bé bú không hết, phải bỏ đi, không được dùng hay trữ lại.

– Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.

– Không lắc bình sữa rã đông và tránh rã đông nhanh trong nước sôi. Khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, sữa mẹ sẽ mất tính năng tự nhiên của kháng thể. Các kháng thể Lactoferrin, Lysozyne… chỉ phát huy được chức năng chống viêm nhiễm, chống sưng tấy trong niêm mạc ruột khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu. Một vài cấu trúc vẫn giữ nguyên khi bị tác động. Số khác có thể bị gãy thành các amino axit vẫn có lợi ích dinh dưỡng nhưng mất vai trò bảo vệ

8.Cách giữ sữa khi mất điện 

Trường hợp mất điện lâu, các mẹ cần mua hoặc mượn thùng giữ lạnh, đồng thời, mua thêm đá cây để giữ cho sữa đông không bị tan chảy. Khi có điện, mẹ lại chuyển sữa trở vào ngăn đá.

Các loại thực phẩm vàng cho bé tập ăn dặm

Nguyên nhân và cách xử trí nôn trớ

Dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng kém hấp thu ở trẻ

Lượng sữa phù hợp với trẻ theo độ tuổi

 

*

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm vi sinh Bio-acimin Gold với công thức 3+1, bổ sung bào tử lợi khuẩn và nấm men, cùng vitamin, acid amin và các khoáng chất thiết yếu, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhờ vậy bụng trẻ sẽ khỏe mạnh để vững vàng đối phó với các vấn đề của rối loạn tiêu hóa. Bio-acimin Gold giúp trẻ ăn ngon tự nhiên, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bio-acimin Chew: Bên cạnh dạng cốm vi sinh đã rất phổ biến, thương hiệu Bio-acimin chính thức ra mắt thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew. Đây là thành quả của quả của quá trình nghiên cứu và phát triển tỉ mỉ suốt nhiều năm, với mong muốn đa dạng hóa sản phẩm tối ưu sự tiện dụng cho người dùng.

Có thể sử dụng trực tiếp mọi lúc mọi nơi, với hương vị Socola thơm ngon hấp dẫn, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew tự tin giúp trẻ thêm yêu thích việc bổ sung men vi sinh hàng ngày, tiết kiệm nhiều thời gian cho mẹ.

Xem thêm: Giá Quần Áo Gió Nam The North Face Giá Tốt Tháng 1, 2023, Áo Khoác The North Face

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nhai Bio-acimin Chew là sự kết hợp của hỗn hợp lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus, Bacillus coagulans, Bacillus clausii và nấm men Saccharomyces boulardii cùng các vi chất, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ trẻ ăn ngon và tăng cường hấp thu dưỡng chất.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc liên hệ mua hàng bằng cách gọi điện ngay đến số tổng đài 1900.6436 hoặc mua hàng online tại đây.

Ngoài ra khi mua online mẹ còn được hỗ trợ giao nhanh, thanh toán tại nhà. Nhanh tay liên hệ mua hàng bằng cách truy cập:

Hotline chuyên gia tư vấn miễn phí 19006436Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

* Hiệu quả có thể khác nhau tùy cơ địa từng người

Số GPQC: 00685/2018/ATTP-XNQC

Hotline: 1900 6436

Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM QD-MELIPHAR

Mục lục

Bảo quản sữa mẹ bằng gì sau khi vắt ra?
Trữ đông sữa mẹ đúng cách Cách rã đông sữa mẹ khoa học

Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, người chăm sóc trẻ nên tìm hiểu và tuân thủ việc bảo quản sữa mẹ khoa học và đúng cách để duy trì chất lượng của sữa mẹ sau khi vắt ra và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Bảo quản sữa mẹ bằng gì sau khi vắt ra?

Dụng cụ trữ sữa là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới các bảo quản sữa mẹ tốt nhất. Mẹ bỉm chỉ nên đựng sữa vào những dụng cụ trữ sữa dưới đây:

Bình trữ sữa

Để trữ sữa, mẹ có thể sử dụng bình nhựa hoặc bình thủy tinh. Trước khi sử dụng, nên vệ sinh bình sữa bằng nước ấm và để ráo. Khi cho sữa vào bình không nên đổ đầy mà hãy để lại một khoảng trống, không trữ sữa trong bình mẻ, nứt.

Túi trữ sữa

Các mẹ có thể mua túi trữ sữa chuyên dụng của các thương hiệu uy tín với dung tích khoảng 60 – 120ml để bảo quản sữa mẹ. Khi đổ sữa vào túi tránh đổ quá đầy, nên để lại không gian vì sữa là chất lỏng nên sẽ giãn nở khi đông lại.


*

Bảo quản sữa mẹ trong túi hoặc bình trữ sữa chuyên dụng


Thời gian bảo quản sữa mẹ

Cơ thể có cơ chế sản xuất sữa mẹ theo cách tự điều chỉnh hàm lượng bốn hormone estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin để sinh sữa. Sự kích thích từ hành động mút của trẻ khi bú mẹ sẽ giúp cơ thể mẹ giải phóng một lượng lớn hormone prolactin để sản xuất sữa nhiều hơn, nên mẹ luôn đủ sữa cho trẻ bú vào cữ bú tiếp theo. 

Nhằm giúp mẹ đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ, biện pháp được áp dụng thường là vắt sữa để kích sữa hoặc trữ sữa cho trẻ dùng dần. Trên thực tế, còn có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể bú mẹ trực tiếp được nên mẹ phải vắt sữa ra. Do đó, vấn đề bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, sữa mẹ vắt ra để ngoài được mấy tiếng? luôn là mối quan tâm của nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ

Có rất nhiều đường (cả đường đơn và đường đôi) và đạm (đa dạng các loại acid amin) trong thành phần sữa mẹ. Đường đạm đều giúp cho trẻ phát triển toàn diện, dễ hấp thu nhưng khi ở ngoài môi trường dễ lên men, nhanh biến chất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Khi trẻ uống vào sẽ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy. 

Vậy sữa mẹ để được mấy tiếng? WHO, UNICEF, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam đã đưa ra khuyến cáo để giải đáp thắc mắc sữa mẹ bảo quản bao lâu như sau:

Ở nhiệt độ phòng 25 độ C đến 35 độ C, sữa mẹ sau khi vắt giữ được từ 6 giờ đến 8 giờ.Ở nhiệt độ từ 4 độ C trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ để ngăn mát sẽ giữ được từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa mẹ tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng ngay trong 2-3 ngày. Ở ngăn đá tủ lạnh, sữa mẹ giữ được 3 tháng.Ở tủ đông chuyên biệt có nhiệt độ thấp hơn -18 độ C, trữ đông sữa mẹ sẽ dùng được tốt nhất trong 6 tháng.

Bảo quản sữa mẹ đúng cách sẽ giữ sữa mẹ được lâu, không gây hại cho sức khỏe của trẻ. 


*

Sau khi vắt sữa, mẹ cần lưu ý thời gian bảo quản và cho trẻ sử dụng kịp thời


Có thể mẹ quan tâm:


Trữ đông sữa mẹ đúng cách 

Hướng dẫn trữ đông sữa mẹ 

Sau khi vắt sữa, việc trữ đông sữa mẹ như thế nào vô cùng quan trọng nhằm duy trì chất lượng sữa mẹ và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. 

Để trữ sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, cần tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:

Cho ngay sữa mẹ vào túi đựng sữa chuyên dụng với dung tích từ 80 – 120ml sau khi vắt rồi dán nhãn ghi ngày, giờ vắt, ghi tên của trẻ (nếu trẻ đi trường mầm non) bên ngoài túi trữ sữa. Việc chia nhỏ các túi sữa giúp giảm thiểu thời gian làm lạnh, tránh lãng phí, rút ngắn thời gian rã đông sữa. Cho sữa đã vắt ngay vào tủ lạnh khi có thể, nếu chưa thể để vào tủ lạnh được thì hãy để sữa ở phòng có nhiệt độ khoảng 26 độ C trong tối thiểu 6 giờ, tránh nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời, nguồn nhiệt khác. Hoặc có thể làm lạnh nhanh sữa mẹ trong 30 phút và trữ đông sữa mẹ ngay sau đó. Sữa sẽ tinh khiết ở trạng thái đông, sữa mẹ trữ đông duy trì ở mức nhiệt thấp hơn -18 độ C sẽ sử dụng được tối thiểu 6 tháng..Trường hợp bị cúp điện kéo dài, hãy dùng thùng cách nhiệt có đá viên để trữ đông sữa mẹ. Sau đó lại chuyển sữa trở lại vào ngăn đá khi có điện. 
*

Sữa mẹ trữ đông ở nhiệt độ -18 độ C sẽ sử dụng được trong vòng 6 tháng


Giải đáp thắc mắc về sữa mẹ trữ đông

Sữa mẹ trữ đông có tốt không?

Có rất nhiều bà mẹ đang cho con bú lựa chọn phương pháp trữ đông sữa mẹ để góp phần kích thích tiết sữa nhiều hơn và thuận tiện cho trẻ bú khi mẹ không ở gần trẻ. 

Sữa mẹ trữ đông dù được vắt từ bầu vú của mẹ nhưng không tốt bằng sữa bú trực tiếp vì khi trữ đông sẽ làm mất đi men lipase để tiêu hóa chất béo, giảm đáng kể số lượng các thành phần khác có khả năng chống lại những bệnh lý nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, tùy theo tháng tuổi của trẻ mà thành phần sữa mẹ cũng sẽ thay đổi để phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ nên trẻ dùng sữa trữ đông vài tháng có thể không còn phù hợp với nhu cầu độ tuổi. 

Tuy nhiên việc sử dụng sữa mẹ trữ đông cho trẻ ăn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, điển hình là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nếu trữ đông sữa mẹ không đúng cách.

Sữa trữ đông có bị đổi màu không?

 Sữa trữ đông sẽ có màu hơi khác so với sữa tươi mới vắt, thông thường sữa mẹ trữ đông sẽ chuyển màu hơi xanh, vàng hoặc nâu khi bảo quản tủ lạnh. Nhưng mẹ hãy yên tâm vì đây không phải là điều xấu. Sữa mẹ để ngăn mát hay ngăn đông đều sẽ bị tách lớp, trước khi cho trẻ sử dụng, mẹ chỉ cần lắc nhẹ để trộn chúng lại với nhau. 

Có thể cho thêm sữa mẹ mới vắt vào trong sữa mẹ đã trữ đông không?

Hoàn toàn có thể thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa đã trữ đông hoặc sữa mẹ để ngăn mát. Nhưng trước khi thêm vào sữa cũ, cần làm lạnh sữa mới vắt trong tủ lạnh hoặc làm lạnh nhanh bằng đá ít nhất một tiếng đồng hồ. 

Tuyệt đối không được cho sữa mới vắt còn ấm vào sữa đông lạnh vì sẽ làm sữa trữ đông tan ra và hãy để sữa từng ngày riêng biệt. 

Sữa trữ đông có mùi do đâu?

Quá trình enzyme lipase ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại sẽ dẫn đến các phản ứng phân hủy chất béo và giải phóng axit béo đôi khi làm biến đổi mùi hương của sữa mẹ, khiến sữa trữ đông có mùi khác lạ. Nhưng mẹ yên tâm vì trẻ vẫn có thể sử dụng được bình thường sữa trữ đông có mùi mà không gây hại nếu mẹ trữ đông sữa đúng cách. 


*

Chia sữa thành từng túi nhỏ ghi rõ ngày vắt sữa


Cách rã đông sữa mẹ khoa học

Rã đông sữa mẹ đối với sữa mẹ để ngăn mát

Trước khi cho trẻ sử dụng, mẹ hãy lấy sữa từ ngăn mát tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm 40 độ cho tới khi đạt nhiệt độ phù hợp để trẻ ăn. Không được sử dụng nước quá nóng để ngâm sữa vì sẽ làm mất vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ.Không nên cấp đông lại sữa mẹ đã lấy ra khỏi tủ lạnh nên mẹ chỉ lấy đúng lượng sữa đủ dùng cho trẻ ở mỗi cữ bú.

Rã đông sữa mẹ đối với sữa trữ đông

Mẹ nên cho sữa trữ đông xuống ngăn mát trước khi sử dụng 1 ngày để rã đông sữa mẹ nhưng vẫn giữ nhiệt độ lạnh. Hoặc mẹ sử dụng một chậu nước đá lạnh để rã đông sữa đã được trữ đông.Khi sữa đã chuyển từ dạng cứng sang dạng lỏng, chảy mềm hoàn toàn thì mẹ nhẹ nhàng lắc sữa để hòa trộn phần lớp váng sữa nhiều chất béo và phần nước sữa lại với nhau. Sau đó mới tiếp tục thay nước ấm nóng để ngâm sữa cho đến nhiệt độ thích hợp cho trẻ ăn.

Sau khi rã đông sữa mẹ bằng cách chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát, nếu thấy có hiện tượng kết tủa đám mây trắng đục thì sữa đã hỏng không dùng được. Còn nếu xuất hiện một lớp váng mỏng nổi trên mặt bình thì sữa vẫn sử dụng được, lớp váng mỏng này là chất béo cần thiết trong sữa mẹ, mẹ chỉ cần lắc nhẹ lớp màng đó sẽ hòa tan đều trong sữa trước khi cho trẻ ăn. 


*

Cho sữa mẹ trữ đông xuống ngăn mát tủ lạnh trước 1 ngày để làm tan sữa từ từ


Lưu ý khi rã đông sữa mẹ

Không làm tan sữa mẹ trữ đông ở nhiệt độ phòng

Vi khuẩn có thể xâm nhập nếu làm tan sữa mẹ ở nhiệt động phòng, chỉ nên rã đông sữa ở ngăn mát tủ lạnh.

Không rã đông sữa mẹ bằng cách đun sữa hoặc sử dụng lò vi sóng

Nhiệt độ cao, sống microwave, sóng điện từ sẽ phá hủy vitamin và kháng thể thiết yếu, làm sữa mẹ mất một phần chất đạm và các dinh dưỡng quý khác.

Không lắc mạnh bình sữa rã đông hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột

Sữa mẹ sẽ mất đi tính năng của kháng thể, protein bảo vệ cơ thể bé, mất đi một phần dinh dưỡng trong sữa nếu bị lắc mạnh hoặc bị thay đổi nhiệt độ đột ngột. 

Chỉ để sữa mẹ sau khi rã đông tối đa 4 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 24 giờ ở trong tủ lạnh. Nếu trẻ không sử dụng hết sữa rã đông trong 24h, mẹ có thể vứt bỏ sữa thừa. 

Bảo quản sữa mẹ đúng cách tưởng đơn giản nhưng nếu mẹ không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ phạm sai lầm gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mỗi mẹ bỉm cần trang bị kiến thức đúng về các bảo quản sữa để đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào và an toàn nhất cho trẻ.

** Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là một trong những bệnh viện tiên phong tại miền Bắc áp dụng triệt để phương pháp da kề da sau sinh và khuyến khích sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ngay từ khi trẻ chào đời. 100% ca sinh tại Hồng Ngọc bao gồm cả sinh thường và sinh mổ sẽ được thực hiện da kề da theo đúng quy trình chuẩn của Bộ Y tế và khuyến cáo của WHO, đảm bảo an toàn và khoa học. Việc được da kề da ngay sau sinh đúng cách cũng góp phần “gọi sữa về” nhanh hơn, để trẻ sớm được đón nhận những giọt sữa non quý giá của mẹ.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/Benhvien
Hong
Ngoc/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.