MẪU BIÊN BẢN XỬ LÝ CHÊNH LỆCH HÀNG TỒN KHO THEO THÔNG TƯ 133 VÀ THÔNG TƯ 200

Biên bản kiểm kê hàng tồn kho được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng, đây là mẫu văn bản được lập vào cuối kỳ hoặc khi doanh nghiệp có đợt kiểm kê.

Bạn đang xem: Biên bản xử lý chênh lệch hàng tồn kho

Vậy phương pháp ghi biên bản kiểm kê hàng tồn kho là gì? Mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho theo thông tư 133 và 200 như thế nào? Hãy cùng Atosa tìm hiểu qua bài viết dưới đây!


Biên bản kiểm kê hàng tồn kho là gì?

Biên bản kiểm kê hàng tồn kho

Biên bản kiểm kê hàng tồn kho là văn bản được lập ra bởi kế toán, thủ kho hoặc những người có liên quan với mục đích để xác định số lượng hàng hoá tồn kho, giá trị của các vật tư, các công cụ, vật dụng còn trong kho ở thời điểm kiểm kê.

Biên bản kiểm kê hàng tồn kho là chứng từ buộc phải được lập trong quá trình kiểm kê. Nó có vai trò xác định được lượng hàng tồn kho thực tế của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Biên bản kiểm kê này có vai trò quan trọng vì được dùng để đối chiếu với kế toán. Nếu có sự chênh lệch, cần phải tiến hành kiểm tra, xử lý, điều chỉnh.

*
*

Biên bản kiểm kê hàng tồn kho là gì?

Lợi ích của kiểm kê hàng tồn kho

Doanh nghiệp có thể biết được chính xác số lượng, chất lượng và tình trạng của các loại hàng hoá, tài sản ứ đọng, tồn kho để có phương pháp điều chỉnh xử lý kịp thời.

Giúp phát hiện được những sai lệch giữa thực tế và trong sổ sách. Từ đó, phòng ngừa các rủi ro sai sót và xử lý được hành vi gian lận trong quản lý kho.

Không chỉ vậy, kiểm kê hàng tồn kho giúp doanh nghiệp chốt sổ lượng tồn hàng hóa, vật tư, nguyên liệu tại thời điểm kiểm kê để có thể tính giá thành sản phẩm cũng như nắm được thực trạng nguồn lực của doanh nghiệp tại cuối kỳ kế toán.

Phương pháp và trách nhiệm ghi biên bản kiểm kê hàng tồn kho

Biên bản kiểm kê hàng tồn kho cần ghi rõ thời gian (cụ thể giờ/ngày/tháng/năm) thực hiện kiểm kê. Thông tin về Ban kiểm kê bao gồm Trưởng ban và các Uỷ viên và cách ghi các thông tin như sau:

Tại góc phía bên trái của biên bản: Ghi rõ tên đơn vị, bộ phận sử dụng

Mỗi kho được kiểm kê lập 1 biên bản kiểm kê riêng:

Cột A, B, C, D: cần điền đầy đủ số thứ tự, tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính của các hàng hóa được kiểm kê tại kho
Cột 1: điền đơn giá của từng loại hàng hóa (lưu ý đến đơn vị tính để ghi đơn giá cho phù hợp).Cột 2, 3: điền số lượng, số tiền của từng loại hàng hóa khớp theo sổ kế toán
Cột 4, 5: Ghi số lượng, số tiền của từng loại hàng hóa theo kết quả kiểm kê. Nếu thừa so với sổ kế toán (cột 2, 3) ghi vào cột 6, 7, nếu thiếu ghi vào cột 8, 9.

Xem thêm: Cách đo huyết áp bằng máy bơm tay đơn giản cho người dùng 2019

Số lượng vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa thực tế ghi trên biên bản kiểm kê sẽ được phân loại theo phẩm chất:

Tốt 100% ghi vào cột 10Kém phẩm chất ghi vào cột 11Mất phẩm chất ghi vào cột 12

Trong quá trình ghi biên bản kiểm kê, nếu có sự chênh lệch với thực tế phải trình lên cấp trên ý kiến và giải pháp giải quyết số chênh lệch này.

Lưu ý là biên bản kiểm kê hàng tồn kho được lập thành 2 bản:

1 bản được lưu ở phòng kế toán1 bản do thủ kho lưu

Sau khi lập xong biên bản kiểm kê hàng tồn kho, trưởng bộ phận kiểm kê và thủ kho, kế toán trưởng cùng ký(và ghi rõ họ tên) vào cuối biên bản.

Biên bản kiểm kê hàng tồn kho sau khi được lập xong cần được đối chiếu, so sánh lại với các thông tin trên sổ kế toán. Đặc biệt với những doanh nghiệp có danh mục hàng tồn kho lớn thì công đoạn đối chiếu này vô cùng mất công, do đó doanh nghiệp nên sử dụng những phần mềm kế toán có tích hợp cả tính năng quản lý kho và có thể thực hiện đối chiếu tự động.

Tổng hợp mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho

Mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho Excel Thông tư 200

Đơn vị:………………Mẫu số 05 – VT
Bộ phận:……………(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Thời điểm kiểm kê :………….. giờ…………… ngày………… .tháng……………. năm…………….

Ban kiểm kê gồm:

Ông/Bà:…………………….Chức vụ:………………………..Đại diện:…………………………Trưởng ban

Ông/ Bà:…………………….Chức vụ:………………………..Đại diện:…………………………Ủy viên

Ông/ Bà:…………………….Chức vụ:………………………..Đại diện:…………………………Ủy viên

Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây:

STTTên , nhãn hiệu, quy cách vật tư, dụng cụ…Mã sốĐơn vị tínhĐơn giáTheo sổ kế toánTheo kiểm kêChênh lệchPhẩm chất
ThừaThiếuCòn tốt 100%Kém phẩm chấtMất phẩm chất
Số lượngThành tiềnSố lượngThành tiềnSố lượngThành tiềnSố lượngThành tiền
ABCD123456789101112
Cộng

Ngày … tháng … năm …
Giám đốcKế toán trưởngThủ khoTrưởng ban kiểm kê
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)

– Thời điểm kiểm kê …..giờ …ngày …tháng …năm……

– Ban kiểm kê

Ông/Bà:…………………….Chức vụ:………………………..Đại diện:…………………………Trưởng ban

Ông/ Bà:…………………….Chức vụ:………………………..Đại diện:…………………………Ủy viên

Ông/ Bà:…………………….Chức vụ:………………………..Đại diện:…………………………Ủy viên

– Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây:

STTTên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, dụng cụ…Mã sốĐơn vị tínhĐơn giáTheo sổ kế toánTheo kiểm kêChênh lệchPhẩm chất
ThừaThiếuCòn tốt 100%Kém phẩm chấtMất phẩm chất
Số lượngThành tiềnSố lượngThành tiềnSố lượngThành tiềnSố lượngThành tiền
ABCD123456789101112
                
                
                
                
                
 Cộng              

 

  Ngày … tháng … năm …
Giám đốcKế toán trưởngThủ khoTrưởng ban kiểm kê
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch) (Ký, họ tên)(Ký, họ tên)(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)   

Tải mẫu Excel tại đây Tải mẫu file word tại đâyKết luận

Bài viết trên của Atosa đã cung cấp những thông tin hữu ích về biên bản kiểm kê hàng tồn kho cũng như các mẫu biên bản kiểm kê hàng tồn kho theo thông tư 133 và 200.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích bạn trong quá trình vận hành doanh nghiệp cũng như giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình ghi biên bản kiểm kê hàng tồn kho.

Cách hạch toán chênh lệch sau khi kiểm kê hàng tồn kho

Hạch toán chênh lệch kiểm kê hàng tồn kho là công việc có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Doanh nghiệp sẽ tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ định kì để phát hiện các chênh lệch giữa số liệu sổ sách và số liệu thực tế nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị của nguyên vật liệu có ở kho tại thời điểm kiểm kê, từ đó làm căn cứ để xác định trách nhiệm, bảo quản, xử lý nguyên vật liệu/công vụ dụng cụ thừa hay thiếu và ghi sổ kế toán. 

*

TH hạch toán chênh lệch kiểm kê hàng tồn kho bị thiếu

Trường hợp hạch toán chênh lệch kiểm kê hàng tồn kho bị thiếu là số lượng hàng có trong kho ở thời điểm kiểm kê nhỏ hơn số lượng hàng được theo dõi trên sổ sách kế toán. Số chênh lệch, kế toán phải điều chỉnh số liệu hàng hóa trên sổ sách để khớp đúng với số liệu thực tế khi kiểm kê.

Khi chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch kiểm kê hàng tồn kho

Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 152, 153: Nguyên liệu, vật liệu hoặc Công cụ, dụng cụ

Có TK 155: Thành phẩm

Có TK 156: Hàng hóa

Khi thiếu trong định mức cho phép

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 152 – Nguyên vật liệu

Khi thiếu ngoài định mức chưa xác định được nguyên nhân

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 152

Căn cứ vào biên bản xử lý về hàng tồn kho hao hụt, mất mát

Nợ TK 111, 334,… (Phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra được phản ánh vào giá vốn hàng bán)

Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.

Hàng thiếu do bên bán giao thiếu hàng, yêu cầu bên bán giao thêm số hàng còn thiếu, khi nhập hàng, dựa vào chứng từ bên bán giao hàng thêm

Nợ TK 152, TK 153, TK 155, TK 156

Có TK 1381

Nếu thiếu hàng tồn kho do lỗi của cá nhân quản lý hàng, quy trách nhiệm cá nhân bồi thường thiệt hại (trừ lương hoặc bồi thường bằng tiền)

Nợ TK 1388, TK 1111 (Nếu thu bằng tiền mặt), TK 334 (Nếu trừ lương)

Có TK 1381

Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền

Nợ TK 111,1388,334,632,811

Có TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

Khi xác định được nguyên nhân & người chịu trách nhiệm

Nợ TK 138,334.632

Có TK 621, 627

Có các TK 152, 153, 155, 156

Có các TK 111, 112

Không tìm được nguyên nhân dẫn đến thiếu hàng trong kho, kế toán dựa vào quyết định xử lý của Ban giám đốc để hạch toán vào chi phí khác

Nợ TK 811

Có TK 1381

TH hạch toán chênh lệch kiểm kê hàng tồn kho bị thừa

Trường hợp hạch toán chênh lệch kiểm kê hàng tồn kho bị thừa là số lượng hàng có trong kho tại thời điểm kiểm kê lớn hơn số lượng hàng đang được theo dõi trên sổ sách kế toán ở thời điểm đó. Số chênh lệch đó, kế toán phải điều chỉnh giảm số liệu hàng hóa trên sổ sách để bằng với số liệu thực tế khi kiểm kê. học khai báo thuế

Khi chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch kiểm kê hàng tồn kho

Nợ TK 152: Nếu thừa nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 155: Nếu thừa thành phẩm

Nợ TK 156: Nếu thừa hàng hóa

Có TK 3381: Tài sản thừa chờ xử lý chưa rõ nguyên nhân

Kiểm kê phát hiện thừa trong định mức

Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

Nếu phát hiện thừa trên định mức chưa xác định được nguyên nhân

Nợ TK 152 – Nguyên vật liệu

Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý

Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền

Nợ TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý

Có TK 411, 632, 3388, 642,711

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Dịch vụ kế toán

Dịch vụ cung cấp hóa dơn điện tử Cyberbill

Báo giá hóa đơn điện tử Meinvoice

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính 

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Long An

Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Bình Dương 

Công ty dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín

Công ty kiểm toán BCTC uy tín


Trụ sở thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng Hooc Môn

Văn Phòng Tỉnh Đăk Lăk

Văn Phòng Tỉnh Bình Dương

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x