CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA MỐI HÀN CHI TIẾT, CÁCH CHỌN PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA MỐI HÀN

Các phương pháp kiểm tra mối hàn giúp kiểm tra và phát hiện các khuyết tật hàn. Chúng được áp dụng để giúp xác định chất lượng sản phẩm- vật liệu hàn, trình độ và tay nghề của thợ hàn. Bài viết dưới đây xin giới thiệu đến bạn 10 phương pháp kiểm tra mối hàn thông dụng nhất hiện nay; tác dụng, ưu nhược điểm từng phương pháp để bạn tham khảo thực hiện.

Bạn đang xem: Các phương pháp kiểm tra mối hàn


1. Phương pháp kiểm tra mối hàn không phá hủy

*

Kiểm tra kết quả hàn phương pháp không phá hủy

Phương pháp không phá hủy (Non-destructive Testing) có thể hiểu là dùng phương pháp vật lý để kiểm tra (bề mặt và bên trong) vật kiểm mà không gây hại đến khả năng sử dụng chúng. Cùng tìm hiểu chi tiết về các phương pháp kiểm tra mối hàn không phá hủy nhé.

1.1. Kiểm tra bằng mắt thường

Đây là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện mà khá nhiều thợ hàn áp dụng. Dùng dụng cụ loại bỏ lớp gỉ hàn, làm sạch bề mặt mối hàn. Sau đó, dùng mắt thường để quan sát và xác định các khuyết tật trên mối hàn.

Việc kiểm tra bằng mắt thường được ứng dụng để:

+ Kiểm tra trước khi hàn

+ Kiểm tra trong khi hàn

+ Kiểm tra sau khi hàn.

Ưu điểm: Dễ thực hiện, đơn giản Nhược điểm: chỉ phát hiện được các khuyết tật lớn và trên bề mặt bên ngoài. Phụ thuộc vào khả năng quan sát của người quan sát.

1.2. Kiểm tra bằng cách sử dụng kính phóng đại

*

Sử dụng kính phóng đại để quan sát kết quả hàn

Đây là phương pháp sử dụng dụng cụ là kính phóng đại để quan sát và phát hiện các khuyết tật trên mối hàn.

Ưu điểm: Dụng cụ đơn giản, dễ thực hiện. Có thể phát hiện các khuyết tật nhỏ trên bề mặt mối hàn.Nhược điểm: Phát hiện bên ngoài bề mặt, dễ bỏ qua các khuyết tật bên trong.

1.3. Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp siêu âm

*

Phương pháp siêu âm được áp dụng khá phổ biến tại Việt Nam

Là phương pháp kiểm tra mối hàn bằng cách sử dụng chùm sóng siêu âm chiếu vào mối hàn. Sóng này được chiếu qua đầu phát. Sóng siêu âm đi qua môi trường đồng nhất rồi phản xạ trở lại. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng: đầu thu và thiết bị hiển thị. Thông qua các thông tin hiển thị về sóng phản xạ trở lại, chúng ta sẽ phát hiện được mối hàn có khuyết tật hay không.

Ưu điểm: Phương pháp dễ thực hiện, phát hiện được các khuyết tật mà mắt thường không nhìn được. 

Kiểm tra được các vết nứt, hàn không ngấu, rỗ khí, kẹt xỉ,…hay các thay đổi nhỏ ở vùng ảnh hưởng nhiệt của mối hàn.

1.4. Kiểm tra bằng chiếu xạ (Dùng tia X và Gamma)

Kiểm tra bằng chiếu xạ là phương pháp sử dụng bức xạ tia X hoặc tia Gamma đủ lớn để xuyên thấu qua toàn bộ chiều dày mẫu hàn cần kiểm tra.

Nguyên tắc

Một phần bức bị hấp thụ, phần cân bằng sẽ đi qua vật mẫu, chúng được xác định theo độ dày của vật mẫu. Chiều dày hấp thụ bức xạ sẽ bị giảm nếu gặp bất kỳ khuyết tật nào bên trong. Điều này sẽ phản ánh lê hình ảnh bóng (bóng bức xạ).

Phương pháp này có thể phát hiện ra các lỗi như: rỗ khí, nứt, bọc xỉ, cháy cạnh, lỗi không liên kết, hình dạng, bắn tóe hàn, hàn không thấu. 

Ưu – nhược điểm

Ưu điểm:

Phương pháp thực hiện được với các loại vật liệu khác nhau Độ tin cậy cao, có khả năng lưu trữ hồ sơ và hình ảnh lâu dài

Nhược điểm:

Trong các phương pháp kiểm tra mối hàn không phá hủy, phương pháp kiểm tra này tương đối phức tạp.Thiết bị chuyên dụng hầu như lớn và nặng; chúng cần được cấp phép và chấp nhận sử dụng.Yêu cầu cao trong kỹ thuật, độ an toàn khi dùng tia phóng xạ.

1.5. Kiểm tra bằng phương pháp thẩm thấu

*

Dùng chất kiểm tra để phun lên bề mặt hàn

Nguyên tắc

Phương pháp thẩm thấu là phương pháp phun một chất lỏng kiểm tra lên bề mặt vật liệu cần kiểm tra. Chất lỏng này có khả năng thẩm thấu cao, màu sắc đặc trưng dễ phân biệt. 

Các chất thẩm thấu sẽ ngấm và đọng lại ở các khe nứt, sau khi có chất chỉ thị màu, chúng sẽ được nổi rõ lên.

Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp thẩm thấu có thể giúp bạn phát hiện các vết nứt với kích thước rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. 

Cách thực hiện

Bước 1: Làm sạch bề mặt mối hàn bằng chất làm sạch: mài nhẵn, lau sạch bề mặt

Bước 2: Phun chất thẩm thấu lên bề mặt mối hàn

Bước 3: Sau 5-10 phút, dùng khăn ẩm hoặc giấy hút ẩm lau sạch chất thẩm thấu trên bề mặt.

Bước 4: Tiếp tục cho dung dịch hiển thị màu phủ lên bề mặt mối hàn. Sau 5-10 phút sẽ thấy rõ hình dạng của khuyết tật. (Có thể làm sạch bề mặt để dễ dàng thấy kết quả hơn).

Ưu- nhược điểmƯu điểm: Dễ thực hiện và phát hiện được các khuyết tật, vết nứt rất nhỏ. Tiết kiệm thời gian và chi phí cho phương pháp kiểm tra này.Nhược điểm: Phải sử dụng hóa chất phù hợp. Khó khăn hoặc không thể phát hiện được những khuyết tật nằm bên trong của liên kết hàn.

Một số hóa chất thông dụng: Mega
Check Nabakem, SM-15 Nabakem, FM-25…

1.6. Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp từ tính (MT)

Phương pháp kiểm tra bằng từ tính (MT) là cách kiểm tra không phá hủy mối hàn bằng bột từ. Thực hiện bằng cách cho các vật liệu từ tính có thể phát hiện các khuyết tật hay rạn nứt bề mặt dù rất nhỏ.

*

Cách kiểm tra mối hàn bằng từ tính

Các khuyết tật mối hàn có thể phát hiện:

Rạn nứt bề mặt ở mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt,Sự nóng chảy không đủ,Các rạn nứt phía dưới bề mặt (có thể phát hiện độ rộng khe hở tối thiểu khoảng 1mm khi độ sâu tối thiểu là 10mm và chiều dài khe hở tối thiểu khoảng 0,2 – 1mm)Rỗ xốp lẫn xỉ và độ ngấm mối hàn không đầy đủ.Cách thực hiện

Quy trình thực hiện của phương pháp như sau:

Bước 1: làm sạch bề mặt kiểm tra.

Bước 2: Dùng gông từ để làm nhiễm từ vật liệu cần kiểm tra.

Bước 3: Phun bột từ lên bề mặt vật liệu cần kiểm tra.

Bước 4: Quan sát, kiểm tra các khuyết điểm trên bề mặt bằng mắt thường.

*

Làm nhiễm từ vật liệu trong phương pháp kiểm tra bằng từ tính

Ưu nhược điểm của phương pháp
Ưu điểmNhược điểm
– Cách kiểm tra mối hàn tương đối đơn giản, thời gian thực hiện nhanh

– Chi phí kiểm tra phù hợp

– Xác định được bất thường rõ ràng; tìm được lỗi hàn nằm sâu dưới bề mặt tới 1mm.

– Cần thực hiện với trang bị và điều kiện tiến hành nhất định– Không thể chứng minh được các lỗi hàn với sâu hơn 1mm trong thể tích của chi tiết.
Điều kiện trước khi sử dụng phương pháp từ tínhVật kiểm tra phải có khả năng dẫn từ (tính chất từ tính; độ từ thẩm m
R > 300).Bề mặt phải làm sạch: không dầu, mỡ, gỉ, các lớp sơn dày hay các lớp cắt cháy…Nhiệt độ kiểm tra trong các điều kiện đặc biệt tới 300°C.Các lớp phủ không được dày quá 150mm.Đối tượng kiểm tra phải được từ hóa.

1.7. Kiểm tra độ kín của liên kết hàn

a, Kiểm tra độ kín bằng áp lực khí
*

Dùng áp lực khí để kiểm tra chất lượng mối hàn

Phương pháp kiểm tra này được thực hiện như sau:

Bịt kín trước khi kiểm tra
Bơm khí vào (không khí hoặc khí trơ) đến lúc đạt một áp suất nhất định.Bôi nước xà phòng lên mặt ngoài của mối hàn (Tỷ lệ thông thường: 100g xà phòng/ 1 lít nước)Quan sát: chỗ bị rò rỉ sẽ xuất hiện bong bóng xà phòng nổi lên.b, kiểm tra bằng áp lực nướcBơm nước vào kết cấu cần cần kiểm tra, tạo một áp suất dư cao hơn áp suất làm việc (1.5-2 lần) và giữ áp suất đó trong vòng 5-6 phút.Hạ áp đến áp suất làm việc rồi gõ nhẹ xung quanh mối hàn (rộng khoảng 15-20 mm). Quan sát bằng mắt xem có hiện tượng rò rỉ nước không?
Lưu ý: với các kết cấu hở như thùng, bồn chứa,.. chỉ cần bơm nước vào và quan sát trong 2-24h xem có bị rò rỉ nước không.

Xem thêm: Khách Sạn Ở Tp Hcm - Đặt Khách Sạn Hồ Chí Minh Giá Rẻ Tiết Kiệm 49%

c, Kiểm tra bằng phương pháp tạo chân không

*

Bơm hút chân không được sử dụng cho việc kiểm tra mối hàn

Dụng cụ cần thiết: 

Một máy bơm hút chân không
Hộp chân không
Đường ống dẫn khí Nước xà phòng.

Quy trình thực hiện:

Phủ nước xà phòng lên bề mặt cần kiểm tra
Đặt hộp chân không lên (đảm bảo độ kín ở các viền xung quanh buồng)Sử dụng bơm hút chân không để hút chân không trong buồng kín này.Do sự chênh lệch về áp suất, không khí sẽ cui qua các khuyết tật vào buồng thiết kế.Quan sát trong hộp chân không và chú ý vị trí khuyết tật theo sự xuất hiện của các bọt khí nổi lên từ lớp bọt xà phòng.

2. Phương pháp kiểm tra mối hàn phá hủy

Phương pháp phá hủy là phương pháp tác động cơ học hay hóa học để xác định tính chất cơ học, độ bền, xác định khuyết tật mối hàn. 

2.1. Kiểm tra cơ tính của mối hàn

Kiểm tra cơ tính của mối hàn là phương pháp so sánh cơ tính của mối hàn với cơ tính của kim loại cơ bản.

Căn cứ vào các thông tin về yêu cầu kỹ thuật, quy trình hàn áp dụng, khả năng kiểm tra của thiết bị, mà tiến hành thử các tác động cơ học như: 

Kiểm tra kéo
Kiểm tra uốn
Thử độ dai
Kiểm tra va đập… 

Để thử kéo, thử uốn hoặc các phương pháp thử độ dai va đập… các mẫu được cắt ra từ phần kim loại đắp của liên kết hàn và được gia công cơ khí để đạt được hình dạng và kích thước theo các tiêu chuẩn được áp dụng… Các mẫu thử kiểm tra với tác dụng của tải trọng tĩnh hoặc tải trọng động.

2.2. Kiểm tra cấu trúc của mối hàn

*

Đánh giá cấu trúc mối hàn để kiểm tra chất lượng mối hàn

Có 2 phương pháp kiểm tra cấu trúc là: kiểm tra thô và kiểm tra cấu trúc tế vi.

Kiểm tra thô: Sử dụng các mẫu thử được cắt ra từ mối hàn, mài bóng và tẩy sạch với dịch dịch Axit nitric 25. Dùng kính lúp hoặc quan sát bằng mắt thường để xác định các khuyết tật của mối hàn.Phương pháp kiểm tra cấu trúc tế vi: Tiến hành quan sát mẫu thử dưới loại kính lúp có độ phóng đại lớn (100 – 500 lần). Từ đó có thể xác định một cách dễ dàng và chính xác chất lượng kim loại của liên kết hàn.

3. Ưu – nhược điểm của các phương pháp kiểm tra không phá hủy và phương pháp phá hủy

Các phương pháp kiểm tra mối hàn phá hủy hay không phá hủy đều có những đặc trưng riêng (đã phân tích ở trên). Dưới đây là bảng tổng hợp chung nhất về sự khác biệt của phương pháp phá hủy và không phá hủy:

Phương pháp kiểm tra không phá hủyPhương pháp kiểm tra phá hủy
Các kết quả gián tiếp (thông qua so sánh với mẫu chuẩn)Kết quả trực tiếp, chính xác về cơ tính, chất lượng liên kết
Kiểm tra không phá hủy không làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của vật kiểm sau này.Cần sử dụng mẫu thử từ vật kiểm. Một vài trường hợp ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của vật kiểm.
Sử dụng thông dụng, phù hợp với sản phẩm ít và hiếm.

Sử dụng để đánh giá độ toàn vẹn của các sản phẩm, công trình công nghiệp đang hoạt động.

Mất thời gian nếu số lượng sản phẩm lớn.

Phù hợp với chế tạo các sản phẩm hàng loạt, lớn và hạn chế với sản phẩm ít và hiếm.
Đa số các phương pháp dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí.Phương pháp thực hiện phức tạp hơn, đòi hỏi dụng cụ và chi phí phức tạp.

Trên đây là tổng hợp các phương pháp kiểm tra mối hàn thông dụng nhất hiện nay. Hy vọng các thông tin trên hữu ích cho bạn trong việc xác định khuyết tật mối hàn, cải thiện chất lượng của mối hàn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi!

Các phương pháp kiểm tra mối hàn phổ biến hiện nay

Các mối hàn ở một số chi tiết có tầm quan trọng và cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình làm việc như: mối hàn ở các lò hơi, lò nhiệt, mối hàn ở các đường ống dẫn khí, đường ống dẫn dầu…

Mục đích của phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn là để xác định khả năng đáp ứng các điều kiện làm việc của liên kết hàn, cụ thể xác định các tính chất cơ học, hóa học, kim loại học và xác định các khuyết tật. Ngoài ra việc kiểm tra chất lượng mối hàn còn được dùng để phân loại các quy trình hàn và trình độ tay nghề thợ hàn.

Các phương pháp kiểm tra được chia thành hai phương pháp chính :

Kiểm tra phá hủy.Kiểm tra không phá hủy.
*
Kiểm tra mối hàn nhằm phát hiện bất thường

1. Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp phá hủy

Đây là phương pháp sử dụng tác động cơ học hoặc hóa học để kiểm tra độ bền độ bền, tính chất cơ học của mối hàn. Cần phải lấy các mẫu thử cắt ra từ mối hàn sau đó kiểm tra theo các bước như trong thực tế.

Kiểm tra phá hủy là tên gọi chung của các phương pháp cơ bản sau:

Kiểm tra hóa học.Kiểm tra ăn mòn.Kiểm tra kim loại học.Thử độ kéo, uốn, độ dai va đập, độ cứng,…

Mục đích của việc kiểm tra phá hủy này là xác định được đặc tính cơ học của liên kết hàn để so sánh cơ tính của kim loại cơ bản. Từ đó, cũng là cơ sở để đánh giá trình độ tay nghề của người thợ hàn một cách chính xác nhất.

Căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật và khả năng thiết bị kiểm tra, quy trình hàn được áp dụng để tiến hành kiểm tra thử uốn, thử kéo, thử độ cứng và độ dai, va đập của các liên kết dưới tác dụng của tải trọng tĩnh hoặc tải trọng động.

2. Kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá hủy

Đây là phương pháp kiểm tra mà sản phẩm mối hàn không bị phá hủy hoặc ảnh hưởng đến kết cấu nên có thể trực tiếp áp dụng lên sản phẩm hàn. Có nhiều phương pháp kiểm tra không phá hủy, tùy từng trường hợp và yêu cầu cụ thể mà lựa chọn áp dụng phương pháp thích hợp.

*
Kiểm định viên canthiepsomtw.edu.vn thực hiện công việc NDT

Kiểm tra không phá hủy bao gồm các phương pháp sau:

Kiểm tra bằng cách quan sát: Cách kiểm tra này đòi hỏi người thợ hàn phải có tay nghề cao và kinh nghiệm làm việc làm năm, có thể nhận biết chất lượng mối hàn bằng mắt thường hoặc sự trợ giúp của kính phóng đại.Kiểm tra bằng mắt thường: Thực hiện sau khi dùng dụng cụ loại bỏ lớp xỉ hàn, dùng mắt quan sát và phát hiện các khuyết tật lớn xuất hiện trên mối hàn.Kiểm tra bằng cách sử dụng kính phóng đại: Đối với các khuyết tật nhỏ hơn khó có thể phát hiện bằng mắt thường thì có thể sử dụng kính phóng đại để kiểm tra.Kiểm tra bằng dưỡng: Dùng các dưỡng (mẫu) đã chế tạo sẵn theo các tiêu chuẩn để ướm vào mối hàn. Phương pháp này chỉ có thể kiểm tra được chiều rộng và chiều cao của mối hàn.Kiểm tra bằng phương pháp chiếu xạ: Dùng các tia X, tia Gamma để xuyên qua mối hàn, sau đó phát hiện các khuyết tật nhờ các vết sẫm xuất hiện trên tấm phim ở phía sau.Kiểm tra bằng phương pháp thẩm thấu: Đây là phương pháp sử dụng các chất lỏng có khả năng thẩm thấu vào mối hàn nhờ tác động của lực mao dẫn lên các mối hàn chứa khuyết tật. Để kiểm tra cần có chất liệu màu (thường áp dụng màu trắng) để phết lên một phía của đường hàn. Chất lỏng thẩm thấu sẽ có màu khác (thường là màu đỏ) được phết lên phía còn lại của đường hàn. Sau một thời gian đợi thẩm thấu, nếu vệt màu trắng xuất hiện các dấu màu đỏ chứng tỏ mối hàn có khuyết tật.

3. Tại sao nên chọn phương pháp kiểm tra không phá hủy?

NDT không làm ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của vật kiểm sau này.NDT có thể kiểm tra 100% vật kiểm và đảm bảo 100% sản phẩm xuất xưởng đạt chất lượng.NDT có thể dễ dàng phát hiện những khuyết tật từ khâu chế tạo, từ đó có thể loại bỏ các bán sản phẩm, tiết kiệm chi phí, sửa chữa khắc phục sai sót.Kiểm tra không phá hủy cũng được sử dụng rộng rãi để đánh giá độ toàn vẹn của các sản phẩm, công trình công nghiệp đang hoạt động. Nhờ sớm phát hiện được các hỏng hóc, kịp thời thay thế khắc phục, nên ta có tiết kiệm được chi phí sửa chữa, tránh được các thảm họa có thể xảy ra.NDT còn là công cụ quan trọng trong nghiên cứu chế tạo vật liệu mới, tối ưu hóa các quy trình sản xuất, quy trình hàn thông qua các thử nghiệm, phát hiện các sai sót trong thiết kế, vật liệu, sản phẩm.

4. Đơn vị nào được thực hiện kiểm tra không phá hủy?

Để thực hiện kiểm tra mối hàn bằng phương pháp không phá hủy đòi hỏi kỹ thuật viên phải có trình độ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm cũng như được đào tạo bài bản. Cùng với đó là các trang thiết bị hỗ trợ công việc phải hiện đại, phù hợp với yêu cầu công việc. Công ty cổ phần canthiepsomtw.edu.vn là một trong số ít các đơn vị thực hiện hoạt động kiểm tra không phá hủy đã được Cục Đăng kiểm – Bộ GTVT cấp giấy chứng nhận có đủ năng lực thực hiện dịch vụ. 

Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ của canthiepsomtw.edu.vn, bởi chúng tôi luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Bên cạnh đó, canthiepsomtw.edu.vn không ngừng học hỏi, tiếp thu cái mới nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ giá thành quá trình thực hiện. 

Hiện nay tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người ta lựa chọn kiểm tra mối hàn bằng phương pháp phá hủy hay không phá hủy. Quý khách hàng có nhu cầu kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp không phá hủy hay muốn được tư vấn về các phương pháp kiểm tra mối hàn hãy liên hệ tới chúng tôi theo thông tin như sau:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.