Dự toán xây dựng công trình là gì? những điều cần biết các bước lập dự toán xây dựng công trình năm 2022

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Dự toán xây dựng công trình là gì ? (Mới nhất 2022). Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Dự toán xây dựng công trình là gì? những điều cần biết

*


1. Căn cứ pháp lý

Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành;Thông tư 02/2020/TT-BXD sửa đổi 04 Thông tư có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

2. Dự toán xây dựng công trình là gì ?

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình.

3. Dự toán xây dựng công trình được xác định như thế nào ?

Dự toán xây dựng công trình được xác định theo khối lượng tính toán từ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện, kế hoạch thực hiện của công trình, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, các quy định khác có liên quan được áp dụng phù hợp với điều kiện thực hiện cụ thể của công trình.

4. Cách xác định các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình ?

Các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình được xác định theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 sau đây:

1. Chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng, được xác định như sau:

a) Chi phí trực tiếp (gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết hoặc theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình.

Trường hợp chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết: khối lượng được xác định theo công việc, công tác xây dựng. Đơn giá xây dựng chi tiết của công trình được xác định trên cơ sở định mức xây dựng, giá vật tư, vật liệu, cấu kiện xây dựng, giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công và các yếu tố chi phí cần thiết khác phù hợp với mặt bằng giá thị trường khu vực xây dựng công trình tại thời điểm xác định và các quy định khác có liên quan hoặc theo đơn giá xây dựng công trình do ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.

Trường hợp chi phí trực tiếp xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình: khối lượng được xác định phù hợp với nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình; giá công tác, nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình được xác định trên cơ sở tổng hợp từ các đơn giá xây dựng chi tiết cho một đơn vị tính của nhóm công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình, theo giá được công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.

b) Chi phí gián tiếp gồm chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công và chi phí cho một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí gián tiếp được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định;

c) Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%);

d) Thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Bạn đang đọc bài viết Dự toán xây dựng công trình là gì ? Mời Quý độc giả tiếp tục theo dõi.

*
Dự toán xây dựng công trình là gì

2. Chi phí thiết bị được xác định như sau:

a) Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị từ thiết kế (công nghệ, xây dựng), danh mục thiết bị trong dự án được duyệt và giá mua thiết bị tương ứng;

b) Chi phí gia công, chế tạo thiết bị (nếu có) được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị cần gia công, chế tạo và đơn giá gia công, chế tạo tương ứng; theo hợp đồng gia công, chế tạo, báo giá của đơn vị sản xuất, cung ứng hoặc trên cơ sở giá gia công, chế tạo thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện;

c) Các chi phí còn lại thuộc chi phí thiết bị xác định bằng phương pháp lập dự toán hoặc trên cơ sở định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

5. Chi phí khác được xác định trên cơ sở định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc bằng phương pháp lập dự toán.

6. Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí quy định tại khoản 1,2, 3, 4, 5. Riêng tỷ lệ phần trăm (%) đối với chi phí dự phòng cho yểu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình theo kế hoạch thực hiện dự án, chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng và có,tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

5. Lưu ý đối với dự toán xây dựng

a. Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng:

Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng của dự án theo từng công trình. Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng của công trình; chi phí thiết bị của công trình; các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình; các chi phí khác liên quan đến công trình và chi phí dự phòng của công trình. Dự toán xây dựng của dự án (Tổng dự toán) gồm tổng các dự toán xây dựng công trình và chi phí quản lý dự án, các chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng có tính chất chung liên quan của dự án.

b. Đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng của dự án theo dự toán các gói thầu xây dựng thuộc danh mục các gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt. Khi đó dự toán xây dựng của dự án gồm các dự toán gói thầu xây dựng và chi phí quản lý dự án, các chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng có tính chất chung liên quan của dự án.

Dự toán gói thầu xây dựng gồm:

*
Dự toán xây dựng công trình là gì ?

– Dự toán gói thầu xây dựng riêng biệt: dự toán gói thầu thi công xây dựng; dự toán gói thầu mua sắm thiết bị; dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị công trình; dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng; dự toán gói thầu thuộc khoản mục chi phí khác;

Kiến Thiết Việt xin chào bạn! Việc xây dựng một căn nhà phải trải qua nhiều bước khác nhau. Từ việc chuẩn bị tiền, chi phí xây dựng, đến việc lên ý tưởng, tìm nhà thầu xây dựng, công ty xây dựng…Việc lập bảng dự toán xây dựng nhà ở một cách khoa học, chặt chẽ, cụ thể, giúp bạn kiểm soát được chi phí xây dựng nhà một cách hiệu quả, tránh những lãng phí không cần thiết. Mời bạn cùng xem bảng mẫu dự toán xây dựng nhà ở đầy đủ và chi tiết dưới đây.


Nội dung bài viết

Bảng dự toán chi phí xây dựng nhà ở giúp gì cho bạn?
Những điều cần biết về các thông số trong bảng dự toán chi phí xây nhà
Những yếu tố ảnh hưởng đến dự toán chi phí xây dựng
Bảng dự toán xây dựng mẫu phần điện

Bảng dự toán chi phí xây dựng nhà ở giúp gì cho bạn?

*

Kiểm soát chi phí

Dự toán chi phí xây dựng sẽ giúp bạn biết trước các khoản cần phải chi từ đó lên kế hoạch cho việc xây dựng, chuẩn bị tài chính, tránh các trường hợp thâm hụt ngân sách.

Xem thêm: Trang Dự Báo Thời Tiết Hà Nội Hôm Nay, Ngày Mai Và 10 Ngày Tới

Sự minh bạch của nhà thầu

Các hạng mục chi phí đều được kê khai rõ ràng, minh bạch. CĐT dễ dàng kiểm tra sự hợp lý và chính xác của từng khoản chi. Nhờ đó không xảy ra tình trạng đội chi phí vô lý hay những phát sinh không đáng có.

Kịp thời cung ứng vật tư theo giai đoạn

Như một bảng checklist, theo từng giai đoạn tương ứng các hạng mục vật tư cần cung ứng. Nhà thầu dựa vào bản dự toán này để chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị thi công từ đó đảm bảo quá trình cung ứng vật tư kịp thời. CĐT cũng dễ dàng theo dõi tiến độ, kiểm soát quá trình cung ứng vật tư của nhà cung cấp. Hạn chế các trường hợp kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Cơ sở thống nhất các hạng mục công việc giữa CĐT và nhà thầu

Dự toán xây dựng còn được xem như cơ sở thống nhất các hạng mục công việc giữa CĐT và nhà thầu. Đảm bảo quá trình xây dựng đúng, đủ và không phát sinh. Trong trường hợp thay đổi vật tư, cách thức thi công,… CĐT cũng dễ dàng thay đổi đúng hạng mục đó trong bảng dự toán.

Những điều cần biết về các thông số trong bảng dự toán chi phí xây nhà

Số lượng hạng mục thi công và quy cách vật tư phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế

Để có một bảng dự toán chi phí chính xác cần phải dựa trên bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh. Từ đó việc bóc tách khối lượng công việc, hạng mục thi công, chủng loại kích thước vật tư,… được tiến hành chính xác.

*

Đơn giá có thể thay đổi theo thời gian, khu vực

Tùy theo từng thời điểm và khu vực xây dựng mà đơn giá sẽ thay đổi ảnh hưởng đến các thông số trong bảng dự toán chi phí xây dựng. Vì đơn giá vật tư, nhân công, đơn giá thiết kế không cố định. Đặc biệt ngành vật liệu xây dựng liên tục biến động dẫn đến chi phí vật tư lên xuống thường xuyên.

Những yếu tố ảnh hưởng đến dự toán chi phí xây dựng

Xin giấy phép xây dựng

Chi phí xin giấy phép xây dựng theo quy định là khoản chi phí cụ thể theo từng tỉnh/thành. Tuy nhiên nếu CĐT sử dụng dịch vụ của các công ty xây dựng hoặc công ty luật thì khoản này sẽ có mức chênh lệch so với phần chi phí được quy định.

Thiết kế kiến trúc + Kết cấu

Thiết kế kiến trúc, kết cấu quyết định tính thẩm mỹ, độ an toàn và bền vững của mọi công trình xây dựng. Do đó đây là một phần không kém phần quan trọng và không thể bỏ qua.

Chi phí thiết kế tại Kiến Thiết Việt

*

Thi công phần thô + nhân công hoàn thiện

Là một phần không thể thiếu trong quá trình xây nhà, chi phí thi công phần thô và nhân công hoàn thiện chiếm một phần không nhỏ trong bảng dự toán chi phí xây dựng.Hiện nay, Kiến Thiết Việt đang áp dụng đơn giá thi công phần thô + nhân công hoàn thiện từ 3,4 triệu/m2.

Thiết kế thi công nội thất hoàn thiện

Nội thất là một phần không thể thiếu để có một ngôi nhà hoàn chỉnh. Và được dự toán dựa trên bản vẽ thiết kế nội thất. CĐT có thể linh hoạt chọn lựa các sản phẩm nội thất theo nhu cầu và khả năng tài chính. Nhưng cần tham khảo tư vấn của KTS để đảm bảo nhất quán trong phong cách và mang tính thẩm mỹ như thiết kế.

Bảng mẫu dự toán xây dựng nhà cấp 4 70m2

*

Trên đây là bảng mẫu dự toán xây dựng nhà cấp 4 có diện tích sàn khoảng 70m2 cộng với một vài m2 xây dựng khu vực ban công, sân…Tổng chi phí xây dựng là khoảng 380.000.000đ đến 400.000.000đ. Bảng dự toán xây dựng mẫu này đang là bảng tổng quát, chúng ta cùng đi vào phần dự toán cụ thể từng phần.

Bảng dự toán mẫu hạng mục xây dựng phần thô và nhân công hoàn thiện

Ở bảng mẫu dự toán này, chúng ta sẽ đi vào lập dự toán phần thô và chi phí nhân công hoàn thiện, cộng thêm với một số vật dụng nội thất thiết yếu. Từ phần móng nhà, phần công trình ngầm……

*
*
*
*
*
*
*

 Trên đây là bảng dự toán xây nhà mẫu về phần thô và nhân công hoàn thiện, kèm theo các hạng mục cụ thể. Việc bóc tách khối lượng công trình cần người có kinh nghiệm để có thể đưa ra bảng dự toán xây dựng một cách chính xác nhất.

Bảng dự toán mẫu hạng mục hoàn thiện và nội thất thiết yếu

*
*
*

Trên đây là bảng mẫu dự toán hạng mục hoàn thiện và thiết bị nội thất cơ bản, bạn có thể tham khảo chi tiết các hạng mục cần chuẩn bị. Tuy nhiên, việc áp dụng những hạng mục thi công trên vào việc xây nhà của bạn cần phải xem xét các yếu tố khác để cho thật phù hợp. Nếu gặp khó khăn trong quá trình lập dự toán xây nhà, hãy để lại câu hỏi cho Kiến Thiết Việt, chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Lập dự toán ống nước và các phụ kiện cấp nước

Việc lập dự toán xây dựng nhà ở một cách tỉ mỉ, cẩn thận và kỹ càng giúp bạn nắm được tổng quát các hạng mục thi công và chủ động hơn trong việc kiểm soát chi phí xây nhà, giúp tiết kiệm chi phí xây nhà.

*
*
*
*

Bảng dự toán xây dựng mẫu phần điện

Một hạng mục không thể bỏ qua trong việc lập dự toán xây nhà là phần điện dân dụng. Việc lập dự toán xây dựng phần điện một cách chi tiết sẽ giúp bảng dự toán của bạn chi tiết, đầy đủ và chính xác hơn.

*
*
*
*
*

Dự toán xây dựng phần điện nhẹ

*
*
*

Lời kết về lập dự toán xây dựng nhà

Từ bảng mẫu dự toán xây dựng nhà của Kiến Thiết Việt, bạn có thể tham khảo các hạng mục và dựa vào đó để tự lập dự toán xây nhà cho mình.

Việc lập dự toán trước khi bắt đầu khởi công xây dựng nhà có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để có thể đưa ra được bảng dự toán chính xác. Lời khuyên của Kiến Thiết Việt là nếu bạn không quá am hiểu về lĩnh vực xây dựng, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp từ những người thông thạo hoặc liên hệ với Kiến Thiết Việt, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp các thắc mắc, giúp bạn có được một bản dự toán chi phí xây nhà trọn gói một cách chính xác và trong thời gian nhanh nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.