Thần Tiễn Hoa Vinh Lương Sơn Bạc, Hội Yêu Thích 108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc

Tự cổ chí kim, những anh hùng có tài bắn cung đều nhận được rất nhiều sự ưu ái trong văn học dân gian, cũng như các loại hình nghệ thuật liên quan. Nhưng hoàn hảo hơn cả, văn võ song toàn, ngoại hình đẹp đẽ, nhân cách cao quý thì có lẽ không ai vượt được qua Tiểu Lý quảng Hoa Vinh trong Thủy Hử truyện của Thi Nại Am.
Tam Quốc diễn nghĩa có Hoàng Trung và “Chiến thần” Lã Bố là những mãnh tướng có tài nghệ bắn tên tuyệt luân. Trong “Anh hùng xạ điêu” của Kim Dung, Quánh Tĩnh và thầy Triết Biệt (đây là nhân vật có thật trong lịch sử - đại tướng dưới trướng Thành Cát Tư Hãn) là những cung thủ danh chấn thiên hạ. Và tất nhiên, không thể thiếu TIểu Lý quảng Hoa Vinh trong “Thủy Hử” của Thi Nại Am.

Bạn đang xem: Hoa vinh lương sơn bạc

Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh, cung thủ đệ nhất xưa nay.

Tiểu Lý Quảng vượt xa nguyên mẫu có thật

Hoa Vinh là đầu lĩnh thứ 9 trong 108 đầu lĩnh Lương Sơn Bạc, được sao Thiên Anh Tinh chiếu mệnh. Vì giỏi bắn cung nên Hoa Vinh có biệt hiệu là "Tiểu Lý Quảng". Lý Quảng là một danh tướng có thật thời Hán, sở hữu tài nghệ bắn cung tuyệt đỉnh, tham gia nhiều trận đánh giặc Hung Nô, phục vụ 3 đời vua Hán Cảnh Đế - Vũ Đế - Văn Đế. Sử gia Tư Mã Thiên đánh giá rất cao tư cách và tài năng của Lý Quảng, coi ông là biểu tượng của lòng dũng cảm, sự liêm chính.

Cuối phần Liệt truyện về Lý Quảng trong Sử ký, Tư Mã Thiên đã nhân xét như thế này: “Sách dạy rằng: "Thân mình mà chính, không ra lệnh người ta cũng làm. Thân mình mà không chính, dù ra lệnh cũng không ai theo!". Đó phải chăng là chuyện Lý tướng quân! Lý tướng quân chất phác như người nhà quê, miệng nói chẳng nên lời. Đến khi chết trong thiên hạ quen hay không quen, đều hết sức thương xót. Đó là vì lòng trung thực của ông làm cho tướng sĩ tin yêu”.

Thi Nại Am khi xây dựng nhân vật Hoa Vinh, ít nhiều đã mượn hình ảnh của Lý Quảng. Nhưng thực ra chỉ mượn một phần (tài bắn cung tuyệt luân, lòng dùng cảm và tính thanh liêm), còn lại Hoa Vinh được mô tả hoàn toàn khác với nguyên mẫu.

Hoa Vinh được Thi Nại Am xây dựng dựa trên nguyên mẫu danh tướng nhà Hán Lý Quảng.

Nếu Lý Quảng là kẻ ngoại hình to lớn thô kệch, tay dài bất thường thì Hoa Vinh, lần đầu xuất hiện trong Thủy Hử ở hồi 33 được mô tả là trang tu mi nam tử “môi đỏ thắm, răng trắng đẹp, khuôn mặt khôi ngô trẻ trung, cao khoảng 6 thước, ngực nở vai rộng nhưng dáng người cân đối, bước chân thanh thoát, khoan thai”.

Nếu Lý Quảng hệt như một anh nông dân, chất phác, khi đánh trận thì thường cậy tài sức chứ ít dùng mưu thì Hoa Vinh lại là người văn nhã, tài hoa, lại điềm đạm, biết tùy cơ ứng biết, là một tướng trí dũng song toàn, lại là người rất biết lo cho đại cục.

Còn nhớ khi Tống Giang lừa để Mộ Dung tri phủ giết cả nhà Tần Minh, ép Tần lên núi. Sau khi biết dược chuyện này, “Tần Minh nghe nói như xé đứt ruột gan, toan đứng tên đánh nhau với bọn Tống Giang cho hả dạ”. Khi đó Hoa Vinh khẳng khái hứa đem em gái gả cho Tần để chu toàn đại cục.

Xem thêm: Yý tưởng này là của chúng mình : huỳnh vĩnh sơn, ý tưởng này là của chúng mình

Nhưng Hoa Vinh trong Thủy Hử truyện vượt xa Lý Quảng từ dung mạo đến trí tuệ.

Cung thủ đệ nhất thiên hạ

Còn tài bắn cung của Hoa Vinh thì kể cả ngày không hết bởi chàng có lẽ là nhân vật mà Thi Nại Am (và La Quán trung trong Hậu Thủy hử) tâm đắc nhất và dành cho nhiều đất diễn nhất. Là Hoa Vinh bắt 1 tên tách được ngũ kích; Là Hoa Vinh bắn đứt đôi lá liễu ở khoảng cách xa 100 thước; Là Hoa Vinh bắn xuyên mắt chim nhạn bay trên trời; Là Hoa Vinh trong đêm tối bắn liên tiếp những mũi tên vừa làm rơi được lồng đèn, lại vừa giữ được lồng đèn cố định trên cột gỗ; Là Hoa Vinh có thể dùng cả chân để giương dây cung bắn tên hạ định: Là Hoa vinh với một cung và vài chục mũi tên, tự mình phá tan trận đồ Bát Quái. Đúng là không hổ danh “Nhất tiễn định càn khôn” vậy!

Tích lịch hỏa Tần Minh là người đầu tiên được “nếm trải” tài nghệ bắn cung siêu hạng của Hoa Vinh, khi hai người giao chiến ở Hồi 33 Thủy Hử. Cụ thể như sau: “Đôi bên cự địch với nhau, có tới bốn năm mươi hiệp, chưa quyết được thua, Hoa Vinh lừa miếng phá đĩnh, rồi quay ngựa ra lối đường nhỏ ở dưới núi mà chạy. Tần Minh cả giận phóng ngựa đuổi theo Hoa Vinh, Hoa Vinh cắp giáo vào nách, tay tả cầm cung, tay hữu tút một mũi tên đặt lên trên cung, rồi dừng ngựa giương cung mà quay mình lại bắn một phát trúng ngay vào mũ Tần Minh. Tần Minh giật mình kinh sợ, không dám đuổi theo”

Hay như trong trận Lương Sơn đánh Tăng Đầu Thị ở hồi 67, đỉnh cao của cung thủ Hoa Vinh cũng được mô tả qua một đoạn viết rất chi tiết như thế này:

Hoa Vinh một cung và một túi tên phá tan trận đồ Bát Quái.

“Tiểu Ôn Hầu Lã Phương vác Thiên Phương Hoạ Kích vỗ ngựa ra đánh Tăng Đồ, đánh chừng cỡ ba mươi hiệp thì Lã Phương có phần hơi núng không địch nổi. Quách Thịnh thấy vậy liền vỗ ngựa xông ra cũng múa Thiên Phương Hoạ Kích để cùng đánh Tăng Đồ. Ba người ba ngựa quần nhau ở trước trận bỗng đâu ba thứ quân khí bị mắc cả vào nhau không dằng ra được. Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh đứng trong trận thấy vậy bèn sấn ngựa ra tay, tả co dây cung, tay hữu đặt tên nhằm ngay giữa Tăng Đồ để bắn , khi đó Tăng Đồ đã rút được cây thương ra mà hai cây kích của Lã Phương , Quách Thịnh còn soắn sít lấy nhau chưa gỡ ra được , Tăng Đồ thấy thế vừa giơ thương lên đánh thì hay mũi tên của Hoa Vinh đã tới bắn trúng ngay vai của Tăng Đồ, khiến hắn ngã lăn xuống ngựa . Lã Phương , Quách Thịnh thấy Tăng Đồ ngã chém ngay một nhát chết ở giữa trận”

Ở trận chiến đánh Phương Lạp, Hoa Vinh cũng khiếp đảm quần hùng nhờ tài cung tiễn bách phát bách trúng của mình: “Bốn viên tướng tổng quản thuỷ quân của Phương Lạp cùng lúc lên bờ, hội với bọn Vương Tích, Tiểu Trung từ trên đèo đánh xuống. Hoa Vinh vội ra chặn đánh phía sau. Giao chiến với Vương
Tích chưa được vài hiệp, Hoa Vinh quay ngựa bỏ chạy. Vương Tích, Tiểu Trung thừa thắng đuổi theo. Hoa Vinh nâng tay thả hai mũi tên liên châu trúng đích, hất nhào hai tướng xuống ngựa. Quân sĩ hoảng sợ la hét chạy dạt về phía sau. Bốn viên tổng quản thuỷ quân thấy một lúc cả Vương Tích, và Tiểu Trung đều chết thì không dám tiến”.

Tri kỷ số 1 của Tống Giang

Thống kê cho thấy, Hoa Vinh trong cuộc đời binh nghiệp của mình đã hạ tổng cộng 12 tướng địch nhờ tài nghệ bắn cung của chàng. Trong số này, bại tướng mạnh nhất của Hoa Vinh chính là Đặng Nguyên Giáp – nguyên soái của Phương Lạp, người có sức khỏe lạ thường, đến ngay cả hai đầu lĩnh bộ binh bậc nhất Lương Sơn, Lỗ Trí Thâm và Võ Tòng, hợp sức liên thủ cũng không hạ nổi.

Tài nghệ xạ tiễn bách phát bách trúng của Hoa Vinh được mô tả dày đặc trong Thủy Hử và Hậu thủy Hử.

“Đặng Nguyên Giác dẫn 5.000 tinh binh xuống Ô Long vây lấy Tần Minh. Tần Minh dẫn quân chạy ra, theo kế Hoa Vinh cố ý chọc tức Nguyên Giác, Giác thấy vậy tức giận vỗ ngựa đuổi theo. Hoa Vinh mai phục đợi sẵn ở bìa rừng rồi giương cung bắn tên, Giác bị tên trúng trán mà chết, quân Phương Lạp đại bại” (Tóm lược từ Hồi 117 – Hậu Thủy Hử). Đặng Nguyên Giáp cũng là “nạn nhân” cuối cùng thiệt mạng bởi tài xạ tiễn của Hoa Vinh.

Trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, huynh đệ thân thiết với Tống Giang nhất, hiểu “Cập thời vũ” nhất chính Hoa Vinh. Họ có thể nói là một đôi tri kỉ. Hoa Vinh, khác với nhiều đầu lĩnh từng làm quan cùng đường mà lên Lương Sơn, chàng đơn giản gia nhập “Bến nước” vì Tống Giang. Làm giặc cỏ cũng được, làm quan cũng xong, miễn là được chung đường với huynh trưởng họ Tống.

Đệ nhất tri kỉ của Tống Giang, còn ai hơn được người toàn vẹn như Hoa Vinh?

Là người nhân nghĩa anh hùng, quan hệ rộng khắp và có uy tín, nên Hoa Vinh cũng giúp Lương Sơn thu phục được nhiều anh hùng gia nhập Nghĩa quân, cùng đứng chung dưới là cờ “Thế thiên hành đạo”. Sống sót trở về sau chiến dịch Phương Lạp, Hoa Vinh được bổ nhiệm chức Đô thống chế phủ Thương Châu quận Hoành Hải. Được tin Tống Giang và Lý Quỳ bị gian thần hãm hại, Hoa Vinh đến nơi và gặp Ngô Dụng cũng ở đó. Hai người, sau khi mai táng chu toàn cho huynh đệ tại đầm Lục Nhi, cùng treo cổ tự vẫn.

TPO - Ai là kẻ phóng độc tiễn hại chết Tiều Cái? Sát thủ ẩn mặt nằm trong số hai mươi viên tướng mà vị trại chủ Lương Sơn này dẫn theo trong trận đánh Tăng Đầu thị.

Có nhiều nghi vấn cho rằng đằng sau mũi tên độc hại chết trại chủ Lương Sơn Tiều Cái là một âm mưu đổ tội cho kẻ khác, một đại án huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt trong nội bộ Lương Sơn. Vậy ai là chính chủ của mũi độc tiễn này?

Nói tới sát thủ ra tay, thứ nhất là hẳn phải có mâu thuẫn với Tiều Cái, thứ nhì là phải thân thiết tới mức sẵn sàng bán mạng cho Tống Giang. Mẫu thuẫn với Tiều Cái thì cũng có một vài người, mà sẵn sàng bán mạng cho Tống Giang thì nhiều lắm vì Cập thời vũ ra tay với anh em rất hào sảng. Chúng ta hãy cùng điểm qua một vài vị hảo hán khả nghi.

Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh ?


“Họ Tống đi đâu thì Hoa Vinh theo đó, làm cướp cũng được, làm quan cũng xong.” Người đầu tiên bị xếp vào diện nghi vấn hẳn là Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh. Anh chàng có tài bắn tên tuyệt luân, từng bắn tách ngù kích ở Đối Ảnh Sơn, bắn xuyên mắt nhạn ở vụng Lương Sơn... lại là anh em cực kỳ thân thiết với Tống Giang. Trong Hậu Thủy Hử, khi Tống Giang chết, Hoa Vinh trở về bên mộ và thắt cổ tự tử, đại để thương nhau đến thế là cùng.
Thủy Hử xây dựng Hoa Vinh là một viên tướng văn nhã, ít khi thấy anh chàng cáu giận, dẫu có đánh nhau cũng chỉ dăm ba hợp là giả thua bỏ chạy rồi quay mình thả tiễn, phập... xong một mạng người. Nhưng quan trọng hơn hết, Hoa Vinh là con người hiểu đại cục. Còn nhớ khi Tống Giang lừa để Mộ Dung tri phủ giết cả nhà Tần Minh, ép Tần lên núi. Sau khi biết Tống Giang hại mình, “Tần Minh nghe nói như xé đứt ruột gan, toan đứng tên đánh nhau với bọn Tống Giang cho hả dạ” (Hồi 33-Thủy Hử), khi đó Hoa Vinh khẳng khái đem em gái gả cho họ Tần để dàn xếp các mối mâu thuẫn, nhờ đó mà thu về cho Tống Giang một viên đại tướng.
*
Cơ hội để Hoa Vinh làm sát thủ lại bằng số không tròn trĩnh.
Ngoài ra, Hoa Vinh không phải hoàn toàn bị ép phản triều đình, mà chàng chủ động làm phản vì Tống Giang. Họ Tống đi đâu thì chàng theo đó, làm cướp cũng được, làm quan cũng xong. Chính vì thế động cơ để Hoa Vinh giết Tiều Cái để mong chiêu an là không quá lớn.
Hơn nữa, nếu Hoa Vinh ra tay bắn Tiều Cái thì chàng không cần thiết phải xài độc tiễn. Hễ buông tên là mạng vong, thì đâu cần phải xài độc cho mất công. Đến đây hẳn độc giả sẽ vặn lại rằng Hoa Vinh cố tình chọn dùng độc tiễn để tung hỏa mù khiến không ai nghi ngờ mình. Vậy thì xin mời mọi người đi tiếp tới một chứng cứ khác: cơ hội để Hoa Vinh ra tay hoàn toàn bằng không.
Tại sao? Bởi kế hoạch cướp trại của Tiều Cái diễn ra trong chớp nhoáng, ban ngày hai vị sư tới hiến kế thì tối hôm đó đã lập tức cướp trại, không cách nào chuyển tin tức tới kịp Lương Sơn, rồi lại để Hoa Vinh chạy từ sơn trại tới Tăng Đầu thị. Ta cần nhớ rằng địa thế Tăng Đầu thị cực kỳ phức tạp, con đường Tiều Cái đi hoàn toàn mới mẻ với người Lương Sơn do hai nhà sư vừa mới đem hiến (và khi rút quân, Tiều Cái "cũng theo đường cũ trở về”).
Một điểm đáng lưu tâm nữa là các đầu lĩnh từ đại trại muốn xuống núi đều phải dùng thuyền và đi qua cửa Chu Quý. Bản thân Chu Quý lại là người phe Tiều Cái chứ không phải phe Tống Giang. Do vậy nếu hôm Tiều Cái trúng ám tiễn mà tình cờ Hoa Vinh hạ sơn thì làm sao man thiên quá hải (giấu trời vượt biển), qua mắt được người trong thiên hạ.
Như vậy, không những ta loại bỏ một Hoa Vinh khỏi diện tình nghi, mà còn trực tiếp loại luôn tất cả các viên tướng không tham gia lần đánh Tăng Đầu thị này.
Sát thủ ẩn mặt phóng độc tiễn hại Tiều Cái chỉ còn nằm trong số hai mươi viên tướng mà vị trại chủ Lương Sơn này dẫn theo trong trận chiến Tăng Đầu thị. Đới Tung được giao nhiệm vụ qua lại giữa sơn trại và Tăng Đầu thị để liên lạc giữa Tống Giang và vị đầu lĩnh đó. Và sát thủ này đáng tin cậy tới mức được trao toàn quyền hành động, nghĩa là hễ chớp được cơ hội liền ra tay chứ không chờ xin lệnh.
*
Hình ảnh Tiểu Lý Quảng Hoa Vinh trong phiên bản phim truyền hình Thủy Hử.
Điểm qua hai mươi viên đầu lĩnh theo trại chủ Lương Sơn đánh Tăng Đầu thị gồm: Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Từ Ninh, Mục Hoằng, Trương Thuận, Dương Hùng, Thạch Tú, Tôn Lập, Hoàng Tín, Yến Thuận, Đặng Phi, Âu Bằng, Dương Lâm, Lưu Đường, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất, Bạch Thắng, Đỗ Thiên, Tống Vạn.
Trong số hai mươi viên đầu lĩnh này, ta có thể loại tiếp mười người theo Tiều Cái cướp trại. Hiển nhiên khi rút chạy thì Tiều Cái phải thuộc nhóm đi đầu và các tướng có nhiệm vụ vây quanh bảo vệ đại ca. Việc tách nhóm giữa đám loạn quân để chạy tới trước, rồi mai phục đón lõng là khó khả thi. Đây sẽ không phải là kế hoạch được tính toán kỹ của sát thủ, bởi quá nhiều bất trắc có thể làm hỏng kế hoạch đó. Một sát thủ muốn ra tay thì không thể thiếu thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Nhân hòa là khả năng bắn tên của sát thủ. Thiên thời là cơ hội đã được bày ra khi lừa được Tiều Cái vào tròng. Còn lại yếu tố địa lợi, đó chính là vị trí mai phục.
*
Lâm Xung và...
*
... Từ Ninhlà một trong số 20 đầu lĩnh theo Tiều Cái đánh Tăng Đầu thị
Nếu sát thủ là một trong mười vị tướng theo Tiều Cái cướp trại, anh ta không có thời gian để thiết lập nơi mai phục, và cũng rất khó để một mình bí mật tách khỏi đám tàn binh bại tướng mà chạy đến địa điểm thích hợp chọn trước. Đó là một kế hoạch mang đầy tính rủi ro.
Như vậy chỉ còn lại mười viên tướng trong đạo quân thứ hai, bao gồm: Lâm Xung, Từ Ninh, Mục Hoằng, Trương Thuận, Dương Hùng, Thạch Tú, Tôn Lập, Hoàng Tín, Đặng Phi, Dương Lâm.
Trong số mười người này, có Mục Hoằng và Trương Thuận là thân thiết với Tống Giang; Dương Hùng, Thạch Tú có mâu thuẫn với Tiều Cái (bị từ chối nhập bọn, thậm chí bị thét lôi ra chém). Ta cũng nên nhớ sát thủ phải biết dùng cung tên. Vậy ai trong số họ có thể là sát thủ?
*

Khoa học

Những bí mật về tuổi thọ cực cao có thể học được từ nữ tu và sứa bất tử

Khoa học

Những thảm họa khí hậu khủng khiếp do con người tạo ra

Khoa học

Tỷ phú Mỹ Elon Musk tiết lộ điều ông biết về sự tồn tại của người ngoài hành tinh

Khoa học

Khai quật được một nghĩa địa cổ đại cách ga tàu Paris nhộn nhịp chỉ vài bước chân

Khoa học

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.