Lộ Trình Tự Học Calligraphy Ở Sài Gòn, Nhập Môn Calligraphy

Huy Hoàng là người tiên phong của bộ môn nghệ thuật Calligraphy với những chữ viết mềm mại, đầy tinh tế.

Cơ duyên đến với nghệ thuật chữ viết Calligraphy

Đào Huy Hoàng-chàng trai sinh năm 1993, tốt nghiệp khoa Kinh tế – Quốc tế, trường Đại học Ngoại thương là một trong những người tiên phong về nghiên cứu môn nghệ thuật viết chữ calligraphy.

Bạn đang xem: Học calligraphy ở sài gòn

*

Chân dung chàng trai Đào Huy Hoàng.

Khi hỏi Huy Hoàng về cơ duyên để anh có được đam mê với một bộ môn nghệ thuật còn mới mẻ ở Việt Nam này, chàng trai chỉ trả lời đơn giản là bắt đầu từ một cuốn sổ ghi chép các bài thuốc gia truyền của cụ nội. Khi nhìn thấy chữ dòng chữ trong cuốn sổ của cụ nội với những nét chữ cẩn thận và tinh tế, Hoàng đã lấy làm cảm hứng và bắt đầu timg hiểu về nghệ thuật chữ viết calligraphy.

Hoàng chia sẻ: “Mình bắt đầu mua dụng cụ và tự tập luyện nhưng không đạt được kết quả. Năm 2013, mình may mắn được tham dự một lớp học viết chữ calligraphy tổ chức tại Hà Nội của cô Margaret đến từ Mỹ. Lớp học chủ yếu dành cho những nhà thiết kế và mình là thành viên duy nhất trong số 24 học viên không liên quan đến thiết kế tham dự lớp học thú vị này”.

*

Môn nghệ thuật Caliigraphy còn khá mới mẻ ở Việt Nam

Về sau, Huy Hoàng bắt đầu tự nghiên cứu và tự tập viết. Thời gian đầu anh gặp phải nhiều khó khăn vì không có người hướng dẫn nhưng “cần cù bù thông minh, anh luôn tìm cách tự học ở nhiều nguồn thông tin khác nhau. Hoàng cho biết: “Mình muốn am hiểu sâu hơn về lĩnh vực này nhưng ở Việt Nam rất ít người tường tận về calligraphy. Lúc đó, mình nghĩ đến câu châm ngôn: Nếu không được học từ bậc thầy thì phải trở thành bậc thầy. Từ đó, mình quyết định nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức về calligraphy”.

Sau một thời gian dài tự mày mò và học tập, chữ viết của Hoàng dần đẹp hơn, mềm mại và trở nên tinh tế khi tận tường cách viết và các dạng chữ của calligraphy. Đến năm 2014, khi đã trở nên thành thạo với bộ môn này, Hoàng chuyển qua đi dạy chữ callugraphy trong nước với học sinh là các thầy cô giáo hoặc các bạn trẻ yêu thích bộ môn nghệ thuật này.

*

Huy Hoàng là người tiên phong trong việc nghiên cứu bộ môn nghệ thuật này.

Được 3 tạp chí nước ngoài ca ngợi

Không những là người tiên phong trong lĩnh vực này, Huy Hoàng trở thành thầy dạy chữ calligraphy được nhiều người biết đến cả trong nước lẫn các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Hiện tại, Hoàng đã giảng dạy tại 5 quốc gia Đông Nam Á: Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia và Thái Lan. Mỗi lớp học của Hoàng có từ 10 đến 20 học viên, bao gồm sinh viên, người đã đi làm, người làm nội trợ và người cao tuổi.

*

Huy Hoàng từng được 3 tạp chí nổi tiếng của nước ngoài ca ngợi

Bên cạnh việc giảng dạy về calligraphy, Hoàng còn thực hiện các tác phẩm cho khách hàng cá nhân cũng như các tổ chức. Anh đã thực hiện nhiều dự án thú vị cho các nhà hàng quốc tế, viết thiệp mời cho nhãn hiệu thời trang lớn Gucci, tham gia nhóm thiết kế bìa sách của Barnes & Noble,…

*

Chàng trai 9X hiện tại rất thành công ở môn nghệ thuật này.

Trong chuỗi ngày cuối cùng giảng dạy tại Bangkok vừa qua, Hoàng vinh dự được gặp và trò chuyện với một nữ Nhà báo nổi tiếng Thái Lan chuyên viết và kí họa chân dung nhân vật. Hoàng cho biết: “Chị Koi muốn khắc họa chân dung mình trên 2 tạp chí “Văn hóa và Đời sống” để chia sẻ tới cộng đồng người Thái. Những bài báo sẽ xuất bản vào số sắp tới của tháng 10. Điều mình ấn tượng nhất chính là chị Koi vẽ màu nước làm ảnh minh hoạ cho mình thay vì chụp ảnh”.

Trước đó, tạp chí Pen World của Mỹ từng đã ngỏ lời phỏng vấn khắc họa chân dung Hoàng. Câu chuyện anh đến với calligraphy đã được đăng tải trên tạp chí Pen World từ tháng 8/2015.

Sáng tạo cả cách làm bút để viết

Với bộ môn caliigraphy, những tác phẩm được thực hiện phải thật có “hồn” nhưng muốn thể hiện được cái “hồn” đó thì việc đầu tiên phải có một cây bút thật tốt, đủ độ “sắc sảo” để hoàn thành một tác phẩm hoàn hảo. Tuy nhiên, những cây bút đó thường được Huy Hoàng đặt mua ở nước ngoài chuyển về vì Việt Nam không có những loại bút như vậy. Sau một thời gian tìm tòi và trăn trở Hoàng quyết định tự làm thử một chiếc bút bằng máy tiện. Hơn nữa, anh còn sáng tạo thêm những loại bút khác như bút bằng thân gỗ, mạ vàng… và thêm vào những hình ảnh đặc trưng của Châu Á để có thêm nhiều người biết đến.

*

Những cây bút do Hoàng học hỏi và sáng tạo ra

Hoàng tâm sự: “Cây bút không chỉ là một dụng cụ để viết, bản thân nó đã là một kiệt tác thiết kế kinh điển hàng nghìn năm tuổi. Để làm ra được cây bút, những nghệ nhân phải thấu hiểu và trân trọng nó. Mình chịu ảnh hưởng lớn từ nghệ thuật truyền thống và lấy cảm hứng từ châu Á. Vì vậy mình chọn sơn mài làm đại diện cho hình ảnh cây bút của mình”.

Design | Nhập môn Calligraphy - Hướng dẫn học Calligraphy Phần 1 Nhập môn Calligraphy – Hướng dẫn học Calligraphy Phần 1
*

Image source: Colin Tierney

Học thư pháp như thế nào ? Bước đầu tiên chắc chắn là phải có được trang thiết bị phù hợp rồi, cùng khởi đầu với một cây bút viết Thư pháp nhé. Muốn viết được Thư pháp sử dụng đầu bút nhọn thì ắt hẳn bạn sẽ phải học cách dùng Dip pen (bút chấm mực truyền thống – loại bút không có ống mực nên người viết phải chấm mực liên tục để sử dụng – người dịch), một số cây có đầu bút, ngòi bút (nib) được làm bằng kim loại và được gắn với một cán bút (nib holder) đặc biệt.

Tại sao lại chọn những loại bút này ? Vì chúng không chứa mực bên trong nên hầu như chúng không gây ra bất cứ thiệt hại nào cả – thay vào đó, bạn sẽ nhúng bút vào một bình mực đặc biệt trong lúc viết, và bạn có thể tha hồ trải nghiệm tính linh hoạt và đa dạng trong từng nét bút. Bằng cách này, bút của bạn sẽ không bao giờ bị rỉ sét hay nghẽn mực. Mặc cho bạn có phải sử dụng bao nhiêu loại mực khác nhau để hoàn thành dự án đi nữa.

Sử dụng viết như thế nào ? Dưới đây là một vài công cụ mà bạn cần chuẩn bị :

Ngòi bút

Cán bút

Loại giấy phù hợp cho các loại bút máy

Mực

 

Ngòi bút

*
Image source: Mike I Creative Mints

Chúng tôi khuyên các bạn mới nhập môn Thư pháp nên bắt đầu với ngòi Nikko G-Nib, loại ngòi này viết khá chắc tay, tạo ra những nét viết đẹp và có độ linh hoạt như mong muốn.

Cán bút

Có 2 loại cán bút : thẳng và xiên. Loại thẳng sẽ giúp bạn viết Thư pháp phong cách thẳng đứng tốt hơn, trong khi đó loại xiên thường được dùng khi phối hợp một số phong cách khác nhau.

Chúng tôi xin phép gợi ý một vài lựa chọn cao cấp với giá phải chăng như : Speedball Oblique Pen Nib Holder, Tachikawa Comic Pen Nib Holder – Model 25 (đây là một lựa chọn khá ôn cho phong cách Thư pháp thẳng, nó giúp giữ cho ngòi bút chắc tay hơn những lựa chọn tương tự)

Ngoài ra, có một số nhà thiết kế sử dụng một loại cán bút cho tất cả các cây bút của mình. Nhưng chúng tôi khuyên rằng nếu bạn là người mới bắt đầu, hãy thử sử dụng nhiều loại cán bút khác nhau cho tới khi bạn tìm được loại thích hợp nhất cho mình.

Giấy

*
Image source: Matt Vergotis

Sự thô ráp của giấy thông thường sẽ khiến bạn không thể sử dụng nó cho mục đích thư pháp. Bạn sẽ gặp nhiều vấn đề khác nhau chẳng hạn như tình trạng loang mực cực kì khó chịu khi bạn vừa ngòi bút xuống.

Hơn hết, loại giấy in thường thường có nhiều sợi li ti để hấp thụ mực và trải mực ra trên bề mặt giấy, điều này sẽ dẫn việc người viết rất khó tạo ra được những đường nét uyển chuyển và mượt mà như mong muốn.

Để làm cho việc viết Thu pháp hiệu quả và thú vị hơn, hãy mua giấy có thể sử dụng được với bút bi bút bi và bút chấm mực truyền thống (Dip pen), ví dụ như thương hiệu Rhodia rất mịn màng và rất “hạp” mực. Có khá nhiều mẫu khác nhau như: giấy trơn, giấy kẻ, hoặc giấy kẻ ô ly.

Mực

*
Image source: Matt Vergotis

Có khá nhiều loại mực dành cho việc viết Thư pháp, nhưng người mới học nên bắt đầu với loại mực đen chất lượng, đơn cử như Speedball Super Black India. Loại mực này mang màu khá đậm, không thấm nước, và trên hết là giá cả rất hợp lý.

Xem thêm: Tổng hợp những hình xăm chữ tiếng anh ý nghĩa để xăm chữ tiếng anh

Một vài mẹo khởi đầu

Giống như bất cứ một công việc sáng tạo nào, viết Thư pháp sẽ đạt hiệu quả cao nhất ở một nơi làm việc thoải mái.

Một bàn làm việc thuận tiện và gọn gàng, nơi bạn có thể đặt tất cả các dụng cụ của mình, và cảm thấy thoải mái, phấn khởi là nơi tốt nhất để bắt đầu viết Thư pháp.

Chọn nơi làm việc phù hợp

*
Image source: Eddie Lobanovskiy

Để có được năng suất tối đa trong công việc, hãy chọn một thoải mái và thư giãn để bắt đầu, nơi bạn có thể thoải mái duỗi chân ở mọi tư thế chẳng hạn. Sắp xếp các dụng cụ của bạn một cách hợp lý và luôn giữ cho bàn làm việc gọn gàng đủ để bạn có thể đặt tay một cách dễ dàng nhất.

Giấy viết phải được đặt trên một bảng viết đặc biệt, hoặc ít nhất là 5-6 tờ giấy nháp. Bằng cách này, bạn sẽ có một bề mặt mềm mại cho phép bạn viết một cách tự nhiên hơn, và giấy viết của bạn sẽ không bị xê dịch khi sử dụng.

Chuẩn bị dụng cụ

*
Image source: Jason Carne

Hãy luôn chắc chắn rằng trên bàn bạn có một chiếc khăn thấm mực, một cốc nước để bạn có thể làm sạch ngòi bút bất cứ khi nào cần thiết. Bạn cũng có thể sử dụng khăn giấy, nhưng cần để ý tới các sợi xơ trong khăn giấy, nó có thể dính lên ngòi bút và gây ra các viết loang mực khi viết.

Mực của bạn nên được đặt trong một lọ mực miệng rộng hoặc là một cái bình để tránh va chạm vào thành bình, và đặt ở nơi bạn sẽ không vô tình làm đổ. Về cơ bản, công cụ làm việc của bạn phải nằm trong tầm tay của bạn, nhưng vẫn ở một khoảng cách an toàn. Chẳng hạn, chúng tôi đặt chúng vào trong lõi cuộn băng keo, hoặc thậm chí đóng nắp bình mực lại để tránh rủi ro.

Như đã đề cập, bạn nên đặt ngòi bút vào bên trong cán bút. Cách dễ nhất là cầm vòng ngoài của ngòi bút và đẩy một cách nhẹ nhàng ngòi vào cán bút.

Hãy đảm bảo rằng bạn không cầm vào đầu ngòi bút, bạn có thể làm ngòi bút bị cong. Bạn có thể xem một vài đoạn hướng dẫn trên Youtube và thực hành theo.

Những nét cơ bản trong thư pháp

*
Image source: Paul von Excite

Khối Thư pháp bao gồm các nét xuống dày và các nét đi lên mỏng. Để tạo nét mỏng thì khá dễ, bạn cầm bút hơi lỏng và di chuyển đầu bút lên trên.

Những nét dày, mặt khác, cần nhiều lực hơn do nét bút đang di chyển xuống. Dĩ nhiên, bạn nên cân bằng và kết hợp cả hai nét để có thể đạt được sự biến đổi nét viết tự nhiên nhất có thể.

Trước khi bắt đầu, nhúng ngòi vào sâu trong bình mực, đảm bảo rằng lỗ thở trên lưng ngòi bút được che phủ hoàn toàn. Lược bỏ mực thừa ở hai bên và bạn có thể bắt đầu viết rồi đấy.

Bạn nên tuân thủ một vài quy tắc sau:

*
Image source: Jeroen van Eerden

Luôn viết nét hướng xuống trước. Khi bắt đầu, đừng sử dụng lực quá mạnh, điều này sẽ giúp bạn quan sát sự thay đổi độ dày của nét. Bằng cách này, ngòi bút của bạn cũng sẽ được bảo vệ an toàn.

Thử nghiệm với các nét vòng khác nhau và kết hợp với các nét lên xuống. Các nét vòng liên tục sẽ giúp bạn kết nối mọi thứ lại và tạo ra một sự kết hợp hoàn hảo.

Bước kế tiếp là xử lý lực nhấn một cách phù hợp. Những nét xuống dày, và nhả bút từ từ khi bạn di bút về phía dưới.

Thay đổi thứ tự. Bạn có thể viết các nét cong kết nối với các nét bút đi xuống.

Kế đến là các nét bầu dục. Sử dụng lực mạnh ở bên trái và nhẹ hơn ở bên phải.

Thỉnh thoảng, có trường hợp ngòi bút mới sẽ vẽ ra hai nét song song thay vì một, hay các thư pháp gia hay sử dụng từ “đường sắt” để miêu tả tình trạng này. Lý do là bạn có thể đè quá mạnh tay hoặc không đủ mực để viết tiếp.

Các dụng cụ và lời khuyên cho các dân chuyên

Đối với những bạn đã xong bước làm quen và cảm thấy tự tin để viết một cách chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ giúp bạn thêm vào một chút lôi cuốn và hấp dẫn trong nét bút của mình.

Điều chỉnh các con chữ

*
Image source: Paul von Excite

Không giống như thư pháp cổ điển, các nhà thiết kế ngày nay được tự do lựa chọn bất cứ phong cách nào họ thích, hoặc thậm chí chuyên nghiệp hóa vài phong cách đặc biệt để hoàn thành các dự án khác nhau. Như đã thảo luận trước đây, kiến thức về phong cách thư pháp rất có ích trong việc truyền tải tính cách của người viết, truyền đạt một số thông điệp quan trọng hoặc đơn giản là bổ sung thêm cho phong cách chính thống. Dưới đây là một số ý tưởng có thể truyền cảm hứng cho bạn:

Những nét điểm xuyết trang trọng

Image source: Eddie Lobanovskiy

Nếu tác phẩm theo phong cách cổ điển và hoài niệm, điều đó không có nghĩa là nhìn tác phẩm không có nét hiện đại. Sự kết hợp giữa nhiều phong cách sẽ làm mọi người ấn tượng với tác phẩm của bạn, từ những người bạn của bạn cho tới Nữ hoàng Anh!

Phong cách Thư pháp tao nhã:

Image source: Joshua Bullock

Các tác phẩm có thể vừa rất vui nhộn mà cũng vừa phức tạp, và phong cách thư pháp tao nhã có thể chứng minh được điều đó. Phối hợp phong cách cổ điển cùng với những nét điểm xuyết năng độngsẽ là một lựa chọn không tồi cho mẫu thiết kế sử dụng trong các tiệc cưới hay các dịp đặc biệt khác.

Phong cách lãng mạng và nghệ thuật:

Image source: Matt Vergotis

Bạn có nghĩ rằng những nét chữ mảnh mai sẽ gợi lên cho bạn sự lãng mạn không?

Những nét viết mỏng như sơi tơ hòa quyện với nhau và được tô điểm một vài nét chấm phá ở góc cao (như hình). Phong cách này sẽ rất phù hợp trong việc viết thư hoặc gửi các lời mời, đảm bảo khách hàng hoặc khách mời của bạn sẽ cảm thấy rất ấn tượng.

Độc đáo

Image source: Paul von Excite

Những tác phẩm mang phong cách độc đáo thường cho người xem cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, và thường đem lại cảm hứng cho chúng ta về một xứ sở cổ tích, về một sự thoát ly khỏi hiện tại. Đó là do những đường nét cơ bản thường manh tính chất dễ thay đổi và những góc chữ thay đổi một cách linh hoạt giúp cho phong cách này nắm bắt được tâm trạng của người xem, cho người xem cái cảm giác như muốn buông bỏ hết mọi thứ và lên đường phiêu lưu vậy.

Những chữ cái biết nhảy

Image source: Eddie Lobanovskiy

Bất kể bạn bao nhiêu tuổi đi chăng nữa, bạn vẫn sẽ luôn bị thu hút bởi những lời mời hấp dẫn, những nhà thiết kế thường sử dụng phong cách tươi vui này và kết quả thu được rất khả quan. Một ví dụ điển hình cho phong cách này là một tác phẩm có phong cách vui nhộn, những đường nét cơ bản thường khá linh hoạt, những con chữ được bo tròn để thiết lập được một chủ thể hoàn chỉnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.