CHỨC NĂNG CỦA LƯỠI NHƯ THẾ NÀO LÀ BÌNH THƯỜNG GẶP NHƯNG NGUY HIỂM

Mỗi khi đánh răng, bạn nên lưu ý vệ sinh lưỡi nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, đồng thời phát hiện sớm những triệu chứng của bệnh về lưỡi.

Bạn đang xem: Lưỡi như thế nào là bình thường


Lưỡi được đánh giá là cơ bắp “chắc khỏe” nhất trên cơ thể, là cơ quan được cấu tạo từ các nhóm cơ chịu trách nhiệm giúp chúng ta nhận biết mùi vị thức ăn, nhai nuốt và trò chuyện. Lưỡi bình thường trông như thế nào? Câu trả lời là nếu lưỡi có màu hồng và có nhiều nhú xung quanh, được phủ 1 lớp trắng mỏng là biểu hiện của lưỡi khỏe mạnh và không bị bệnh về lưỡi.

Tuy nhiên, nếu lưỡi bị đổi màu hoặc đau nhói, sưng tấy thì có thể là dấu hiệu của các bệnh về lưỡi. Sau đây Hello Bacsi xin giới thiệu 4 biểu hiện trên lưỡi cho thấy bạn đang bị bệnh ở lưỡi: lưỡi có màu trắng, lưỡi có màu đỏ, lưỡi có lông và viêm loét lưỡi. Đây là những bệnh ở lưỡi mà các bạn cần quan tâm.

Lưỡi có màu trắng

*

Lưỡi người bình thường mọc long là do đâu, có nguy hiểm không? Câu trả lời là có thể bạn đang mắc một trong các bệnh về lưỡi thường gặp là lưỡi mọc lông.


Mặc dù tình trạng lưỡi mọc lông khiến bạn e ngại về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên vấn đề thường không nghiêm trọng. Bạn sẽ nhận thấy các đốm nhỏ trên bề mặt lưỡi – hay còn gọi là nhú lưỡi – xuất hiện những mảng đen hay nâu dày trông giống như lưỡi mọc lông. Thực tế, lưỡi không hề mọc lông mà là do những nhú dạng chỉ của lưỡi mọc dài quá mức và có sắc đen bất thường.

Đối với một số người, nhú dạng chỉ có thể phát triển dài quá mức và khó bị mài mòn do các hoạt động ăn uống, nhai nuốt hoặc trò chuyện hằng ngày. Và điều này cũng khiến cho lưỡi dễ dàng tích tụ vi khuẩn và keratin. Khi các vi khuẩn, keratin này tích tụ quá nhiều, chúng sẽ có màu đen hoặc sẫm, đồng thời sự phát triển quá mức của các nhú dạng chỉ trông giống như lưỡi đang mọc lông.


Bệnh lưỡi mọc lông thường không phổ biến, tuy nhiên bệnh về lưỡi này thường xuất hiện ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém. Ngoài ra, những người đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc tiếp nhận hóa trị liệu, mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ cao mắc bệnh lưỡi mọc lông.

Viêm loét lưỡi

Một trong các về lưỡi không thể không kể đến là bệnh viêm loét lưỡi. Đây cũng là một trong các bệnh về lưỡi ở người lớn và cả trẻ em. Một số tình trạng sức khỏe như viêm loét miệng hay đái tháo đường cùng các tác nhân như tổn thương lưỡi và hút thuốc lá đều có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét ở lưỡi.

Tổn thương: Việc vô ý cắn phải lưỡi hoặc bị bỏng do ăn đồ quá nóng có thể gây tình trạng loét lưỡi tạm thời, tuy nhiên, vết thương sẽ tự lành lại theo thời gian. Ngoài ra, thói quen nghiến răng cũng có thể gây kích ứng đến hai bên lưỡi và dẫn đến đau nhói. Hút thuốc lá: Hút thuốc lá quá thường xuyên có thể gây kích ứng lưỡi và khiến lưỡi bị loét. Viêm loét miệng: Rất nhiều người bị viêm loét miệng có thể biểu hiện triệu chứng loét cả trên bề mặt lưỡi. Nguyên nhân hiện vẫn chưa định xác định, tuy nhiên bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bạn bị quá căng thẳng. Yếu tố dinh dưỡng và tinh thần đều có ảnh hưởng đến việc tăng nặng tình trạng này. Một số tình trạng bệnh lý: Một số tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh đái tháo đường và thiếu máu, có thể biểu hiện triệu chứng viêm loét ở lưỡi.

Như vậy bạn đã biết lưỡi bình thường và lưỡi bị bệnh khác nhau thế nào. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc nghi ngờ mình đang mắc bất cứ bệnh về lưỡi nào, tốt nhất bạn nên nhanh chóng đi khám để được điều trị bệnh về lưỡi kịp thời nhé!

Lưỡi nằm trong ổ miệng và có thể dễ dàng di động. Các chức năng của lưỡi bao gồm nhai, nuốt, nếm thức ăn, rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Đồng thời, lưỡi cũng phát ra âm thanh giúp con người có thể giao tiếp với nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng cũng như một số bệnh về lưỡi phổ biến.

1. Cấu tạo và chức năng của lưỡi

1.1. Cấu tạo của lưỡi

- Vị trí của lưỡi là nằm trong khoang miệng và được phủ một lớp niêm mạc, chính là những mô ẩm màu hồng. Về cấu tạo, lưỡi có thể chia thành 2 phần là phần trước và sau. Trong đó, phần trước lưỡi là phần chiếm khoảng 2/3 chiều dài của lưỡi, cũng chính là phần mà chúng ta quan sát được. Phần sau lưỡi là phần còn lại của lưỡi và gần với họng nhất. Hai bên trái và phải của lưỡi cũng được ngăn cách bởi một mô sợi dọc. Vì thế, bạn có thể nhận thấy một rãnh giữa trên bề mặt lưỡi.

*

Lưỡi nằm trong khoang miệng và có nhiều chức năng quan trọng

- Lưỡi gồm có 2 nhóm cơ, bao gồm 4 cơ bên trong và 4 cơ bên ngoài. Trong đó:

+ 4 cơ bên trong không gắn liền với xương, có tác dụng làm thay đổi hình dạng của lười.

+ 4 cơ bên ngoài: Được gắn với xương và được ghép nối thay đổi vị trí của lưỡi.

- Lưỡi dài khoảng 10 cm. Trọng lượng lưỡi người trưởng thành là khoảng 70g ở nam và 60g ở nữ.

- Nguồn cung cấp máu chính cho lưỡi là động mạch lưỡi hoặc có thể từ nhánh amidan của động mạch hầu họng đi lên.

- Những nốt gai nhú nhỏ (có tên gọi là papillae) chính là bộ phận giúp tạo ra kết cấu thô ráp cho lưỡi. Hàng nghìn chồi vị giác phủ lên bề mặt của nhú gai. Đây chính là những tế bào thần kinh, có thể kết nối với dây thần kinh và truyền tín hiệu đến não. Trung bình, người trưởng thành sẽ có khoảng 5000 hạt gai vị giác. Tuy nhiên, ở trẻ em và người già thì số hạt gai đặc biệt này sẽ ít hơn rất nhiều. Chồi vị giác cũng giống như những tế bào da, được thay thế liên tục và giảm dần.

1.2. Chức năng của lưỡi

- Chức năng của lưỡi là nhai và nuốt thức ăn, đồng thời lưỡi có thể phát ra âm thanh giúp con người có thể nói chuyện, giao tiếp với nhau. Nhờ có sự phối hợp rất linh hoạt giữa các cơ ngang và dọc trong lưỡi, cổ và hàm nên đầu lưỡi có khả năng chuyển động rất linh hoạt. Khi chúng ta không ăn, không nói chuyện, lưỡi sẽ nằm bình thường trong miệng và phần đầu lưỡi sẽ tựa vào răng trước.

Xem thêm: Miếng Dán Sàn Giả Gỗ Giá Rẻ Tphcm, Miếng Dán Sàn Nhựa Giả Gỗ Giá Tốt T05/2023

- Lưỡi có thể nếm được 4 vị phổ biến đó là chua, ngọt, mặn, đắng. Ngoài ra khi nếm glutamate trong bột ngọt, chúng ta có thể cảm nhận vị umami – đây chính là hương vị thứ 5 mà con người có thể nếm được.

*

Lưỡi có thể nếm được 4 loại vị giác

- Lưu ý, cay và chát không phải là một vị. Khi ăn một loại thực phẩm quá cay, bạn có thể bị sặc hay chảy nước mắt là do capsaicin và chủ yếu do mũi cảm nhận được nhiều hơn là do lưỡi nếm. Còn chát chỉ là cảm giác khi niêm mạc bị săn và tình trạng se nước bọt ở lưỡi.

- Lưỡi cũng có nhiều dây thần kinh nên có thể phát hiện cũng như truyền tín hiệu đến não. Gần như tất cả các phần của lưỡi đều có thể cảm nhận được 4 vị phổ biến nên một số thông tin về “bản đồ vị giác” có thể chưa chính xác.

- Khi bạn bị cảm, sốt hoặc gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa, những hạt gai vị giác ở trên lưỡi đã bị bao phủ bởi chất độc và không thể kích hoạt. Lúc này, lưỡi sẽ không thể cảm nhận được đúng hương vị cũng như độ nóng của món ăn. Chính vì thế, người bị ốm thường chán ăn, ăn không có cảm giác ngon miệng.

- Không chỉ tiếp nhận vị giác mà dây thần kinh ở lưỡi còn có chứa các nhánh cảm nhận xúc giác, nhiệt độ và một số cơ vận động.

2. Một số bệnh về lưỡi

- Bệnh tưa miệng: Bệnh do nấm Candida gây ra. Những trường hợp dễ mắc bệnh là trẻ em, người cao tuổi, người dùng steroid hoặc các bệnh nhân bị ức chế hệ thống miễn dịch.

- Ung thư lưỡi: Là căn bệnh nguy hiểm với một số biểu hiện như vết loét không lành hay có các mảng màu đỏ hoặc xen kẽ trắng xuất hiện trong miệng, trên lưỡi phát triển ngày càng nhiều. Ngoài ra, có các dấu hiệu như : đau ở lưỡi, cảm giác nuốt vướng, hạn chế cử động ở hàm hoặc lưỡi,....ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ăn uống của người bệnh. Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những đối tượng khác.

- Lưỡi to hay lưỡi phì đại: Bệnh có thể do dị tật bẩm sinh nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như chấn thương, viêm nhiễm, ung thư hoặc rối loạn chuyển hóa,…

*

Lưỡi bản đồ là bệnh phổ biến và lành tính

- Lưỡi bản đồ: Là tình trạng trên lưỡi có xuất hiện những đốm to, đậm màu và có những rìa ranh giới khá rõ ràng. Lúc này, lưỡi của người bệnh nhìn giống như một bản đồ địa lý.

- Hội chứng rát miệng lưỡi: Là tình trạng lưỡi cảm thấy có mùi vị lạ, bị bỏng rát,… có thể do vấn đề về thần kinh gây ra. Tuy nhiên, bệnh không nghiêm trọng.

- Viêm teo lưỡi: Lưỡi sẽ mịn màng hơn do mất đi những nốt gai nhú nhỏ trên lưỡi. Một số trường hợp viêm teo lưỡi là do thiếu vitamin B và thiếu máu gây ra.

- Loét miệng, nhiệt miệng: Trên lưỡi có thể xuất hiện những vết loét nhỏ và khiến người bệnh rất đau đớn. Có thể xuất hiện định kỳ và không gây lây nhiễm cho người khác.

Để chẩn đoán chính xác những vấn đề về lưỡi, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng và chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như sinh thiết, thử nghiệm phân biệt hương vị,…

*

Vệ sinh lưỡi mỗi ngày để phòng ngừa bệnh

Tùy từng trường hợp mà phương pháp điều trị cũng khác nhau. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại gel để chữa lành các vết loét, thuốc giảm đau, thuốc chống nấm,… Một số phương pháp khác như cạo lưỡi, phẫu thuật trong trường hợp cần thiết, bổ sung dưỡng chất giúp lưỡi sớm phục hồi.

Để phòng tránh các bệnh về lưỡi, bạn nên vệ sinh sạch sẽ lưỡi mỗi ngày, áp dụng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khám sức khỏe định kỳ. Nếu mắc phải các bệnh về lưỡi thì nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa canthiepsomtw.edu.vn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.