Mồ hôi ra nhiều ở mặt - 4 cách trị chứng ra nhiều mồ hôi

Rất nhiều người bị đổ mồ hôi đầu mặt, trán khi căng thẳng, khi ăn hoặc vào ban đêm khi ngủ mà không biết rằng đó là một tình trạng bệnh lý liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Vậy đó là những bệnh gì và cách điều trị ra sao? Thông tin đã có trong bài viết dưới đây.

Đổ mồ hôi đầu mặt, trán nhiều là bệnh gì?

Đổ mồ hôi đầu, mặt, trán nhiều là tình trạng mồ hôi tiết ra quá mức gây khó chịu. Nguyên nhân là do hệ thần kinh thực vật kiểm soát việc bài tiết mồ hôi bị rối loạn chức năng, y học gọi tên bệnh lý này là chứng tăng tiết mồ hôi.

Bạn đang xem: Mồ hôi ra nhiều ở mặt

Hệ thần kinh thực vật gồm có nhánh giao cảm và nhánh phó giao cảm, chính vì nhánh thần kinh giao cảm hưng phấn đã làm kích thích các tuyến mồ hôi ở đầu, mặt, trán hoặc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể bài tiết mạnh mặc dù không nóng.

*

Đổ mồ hôi đầu là bệnh gì?

Dấu hiệu của bệnh đổ mồ hôi đầu mặt, trán

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh đổ mồ hôi đầu mặt, trán là:

– Lo lắng, căng thẳng, nhất là khi đứng trước đám đông, thi cử… thì càng đổ mồ hôi đầu mặt nhiều hơn, người bệnh cũng hay cảm thấy tim đập nhanh, hồi hộp, bồn chồn.

– Toát mồ hôi đầu mặt nhiều mà không hề nóng hay làm gì nặng, một số người lại đổ mồ hôi đầu vào ban đêm khi ngủ hoặc khi ăn (chứng tăng tiết mồ hôi vị giác) khiến đầu tóc bết dính, ngứa ngáy, da mặt đỏ ửng.

– Thường có bố hoặc mẹ cũng mắc bệnh tăng tiết mồ hôi, tỷ lệ di truyền từ bố mẹ sang con cái là khoảng 28%.

– Ra mồ hôi nhiều ở đầu mặt trong một thời gian dài và không phải do mắc bệnh lý nào khác.

Đổ mồ hôi đầu mặt, trán nhiều có nguy hiểm không?

Người bệnh bị đổ mồ hôi đầu mặt lâu năm có thể bị rối loạn lo âu, dễ căng thẳng, tâm lý bất an, mất tự tin hoặc gặp các vấn đề như rối loạn nhịp tim nhanh, trống ngực, viêm loét dạ dày… Tình trạng đổ mồ hôi đầu mặt có thể trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều khi liên quan đến các bệnh khác như:

– Nhiễm trùng như lao phổi, viêm tủy xương, HIV/AIDS, viêm phổi.

– Bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim.

– Thiếu hụt vitamin như vitamin D, canxi, vitamin B12, đặc biệt là trẻ nhỏ thiếu canxi thường bị đổ mồ hôi trộm ở đầu, cổ, lưng khi ngủ.

– Ung như như u lympho, u tế bào ưa crom, bệnh bạch cầu.

– Parkinson, béo phì, rối loạn lo âu, bệnh gút.

– Bệnh nội tiết như cường giáp, hạ đường huyết, đái tháo đường, thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ…

*

Đổ mồ hôi đầu mặt, trán nhiều có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Cách điều trị đổ mồ hôi đầu mặt, trán nhiều

Bệnh đổ mồ hôi đầu mặt không thể điều trị khỏi được, nhưng bạn có thể tham khảo những cách chữa mồ hôi đầu mặt sau đây:

Sử dụng thuốc

Thuốc trị đổ mồ hôi đầu mặt có cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài, thành phần của mỗi loại như sau:

– Thuốc uống: là các thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm như thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta. Thuốc sẽ giảm mồ hôi toàn thân khoảng 30 phút từ khi uống và kéo dài 4 – 6 tiếng. Bí tiểu, táo bón, mắt mờ, tim đập chậm, chóng mặt, khô miệng… là tác dụng phụ dễ gặp của các thuốc này.

– Thuốc bôi ngoài: Buổi tối sau khi tắm, thoa hoặc xịt thuốc lên chân tóc và da mặt, để qua đêm không rửa lại. Hoạt chất chính của thuốc là muối nhôm sẽ đóng kín lỗ chân lông và giảm mồ hôi tại chỗ, nếu dùng nhiều có thể bị kích ứng da.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm hoa hồng xanh đẹp mắt, 8 tiếng 'trồng' ra hoa hồng xanh đẹp mắt

Chữa đổ mồ hôi đầu với thảo dược

Hệ thần kinh thực vật bị rối loạn hoạt động làm tăng tạo mồ hôi từ bên trong, trong khi ở bên ngoài sức bảo vệ của da yếu, lỗ chân lông mở đã tạo điều kiện cho mồ hôi thoát ra trên đầu mặt trán.

Vì vậy, nên sử dụng phối hợp những thảo dược có tác dụng ổn định hệ thần kinh thực vật, tăng sức khỏe của da, se lỗ chân lông như Thiên môn đông, Hoàng kỳ, Sơn thù du để tạo nên sức mạnh hiệp đồng cả trong lẫn ngoài, giải quyết nguyên nhân gây bệnh chính là cách chữa mồ hôi đầu mặt hiệu quả, toàn diện nhất.

Hiện các thảo dược này đã có mặt trong Hòa Hãn Linh – Sản phẩm viên uống hỗ trợ giảm tiết mồ hôi được khuyên dùng bởi các chuyên gia hàng đầu như GS.BS Hoàng Bảo Châu – Nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam…

Hòa Hãn Linh không chỉ giúp giảm mồ hôi hiệu quả mà còn điều hòa tuyến mồ hôi bài tiết ổn định trở lại, giảm cảm giác hồi hộp, lo âu, mệt mỏi, căng thẳng do rối loạn thần kinh gây ra.

Kết quả khảo sát người dùng về tác dụng của Hòa Hãn Linh cho thấy có tới 90% người bệnh đã cải thiện tình trạng ra nhiều mồ hôi một cách rõ rệt sau khi sử dụng sản phẩm. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của chị Cúc (Yên Bái) là một người bị đổ nhiều mồ hôi đầu, mặt, trán trong video sau:

Kinh nghiệm trị đổ mồ hôi đầu nhờ thảo dược

Điện di ion trị đổ mồ hôi đầu mặt

Vùng da đầu và mặt được cho tiếp xúc với dòng điện yếu tầm 10m
Ap thông qua một miếng đệm thấm ướt nước. Dòng điện sẽ phân ly nước tạo thành các ion và làm ức chế tuyến mồ hôi. Liệu trình điều trị cần lặp lại 3 – 4 buổi/tuần rồi có thể giảm xuống 1 – 2 buổi.

Tiêm botox

Chất botox (botulinum toxin) được bác sỹ tiêm vào những nơi đổ nhiều mồ hôi như da đầu, da mặt nhằm làm tê liệt tín hiệu thần kinh tại chỗ và mồ hôi sẽ tiết ra ít hơn. Các phản ứng thường gặp sau tiêm botox là đau đầu, đau sưng nơi tiêm, nhìn kém, sụp mí, yếu cơ…

Xây dựng lối sống lành mạnh

Quá trình bài tiết mồ hôi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chế độ ăn, tâm lý…, vì vậy để chữa đổ mồ hôi đầu mặt đạt hiệu quả cao thì bạn cũng cần lưu ý:

– Thư giãn tâm lý: Tham gia các bài tập như thiền, yoga, dưỡng sinh… mang lại tác động tích cực cho người bệnh mồ hôi nhiều, giúp tinh thần thư thái, thoải mái nên mồ hôi cũng sẽ cải thiện.

– Bổ sung vitamin B: Bạn có thể bổ sung qua các thực phẩm giàu vitamin B như rau cải xanh, ngũ cốc nguyên cám, cá hồi, các loại hạt…

– Tránh thực phẩm kích thích: Những loại đồ uống, thức ăn có tính kích thích mạnh đối với hệ thần kinh như đồ ăn cay, trà đặc, cà phê, rượu, bia… sẽ làm cho mồ hôi càng ra nhiều hơn.

– Uống nhiều nước: Là điều cần thiết để ngăn đổ mồ hôi đầu mặt vì giúp mát cơ thể, lượng nước tối thiểu cần bổ sung là 1.5 – 2 lít/ngày.

Khi đã hiểu rõ nguyên nhân gây đổ mồ hôi đầu mặt, trán và cách điều trị, bạn hoàn toàn có thể đối phó được với bệnh lý này để không còn gặp trở ngại trong công việc và cuộc sống hằng ngày.

Tăng tiết mồ hôi là một bệnh khá thường gặp, có tỷ lệ mắc khoảng 3-5% dân số thế giới. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu, khiến người bệnh mặc cảm, mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.


*

Bàn tay đẫm mồ hôi gây khó khăn cho chủ nhân trong sinh hoạt hàng ngày


Tăng tiết mồ hôi là gì?

Bệnh tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều kể cả trong những tình huống bình thường. Những vùng trên cơ thể thường tiết nhiều mồ hôi là nách, bàn tay và bàn chân. Đôi lúc, mồ hôi tiết ra nhiều đến mức người bệnh luôn có cảm giác ẩm ướt khó chịu vùng bàn tay hay nách, khó khăn trong giao tiếp (ngại bắt tay với người khác). (1)

Thông thường, các tuyến mồ hôi chỉ hoạt động mạnh nếu nhiệt độ môi trường cao, hay khi bạn bị sốt, tham gia các hoạt động thể chất cường độ cao hoặc trong trạng thái lo lắng, căng thẳng. Ở điều kiện thời tiết và thể chất bình thường, các dây thần kinh báo hiệu đổ mồ hôi sẽ không phát tín hiệu. Nhưng đối với những người bị chứng tăng tiết mồ hôi, những dây thần kinh này hoạt động mạnh trong mọi hoàn cảnh. Kết quả là người bệnh bị đổ mồ hôi mọi lúc, kể cả khi đang ở trong môi trường mát mẻ hoặc lúc nghỉ ngơi, một số người thậm chí còn đổ mồ hôi trong khi bơi.

Nguyên nhân gây hội chứng tăng tiết mồ hôi

Y khoa chia hội chứng tiết mồ hôi nhiều thành 2 loại: (2)

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát còn được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi khu trú. Đây là tình trạng tự phát không có nguyên nhân thực thể. Trong nhóm này, người bệnh gặp tình trạng tiết ra quá nhiều mồ hôi do kích thích quá mức từ các dây thần kinh đến tuyến mồ hôi. Theo đó, mồ hôi thường tiết nhiều ở tay, nách, mặt hay bàn chân. Tình trạng này thường phát sinh từ khi còn nhỏ và đôi khi có tính chất di truyền.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát

Trong trường hợp này, người bệnh đổ quá nhiều mồ hôi do nguyên nhân bệnh lý hoặc thuốc. Khác với tình trạng nguyên phát, tăng tiết mồ hôi thứ phát có xu hướng xảy ra trên toàn bộ hoặc một vùng cơ thể thay vì chỉ ở bàn tay, nách, mặt hoặc bàn chân. Đặc biệt, hội chứng này có nhiều khả năng khiến người bệnh tiết nhiều mồ hôi trong lúc ngủ.

Các tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý được xem là nguyên nhân kích thích tăng tiết mồ hôi thứ phát bao gồm:

Mang thai Mãn kinh Béo phì Bệnh Parkinson Lymphoma Bệnh lý nhiễm trùng Căng thẳng, lo lắng thái quá Lạm dụng rượu bia hoặc chất kích thích Một số bệnh ung thư

Trong khi đó, một số loại thuốc cũng là tác nhân gây đổ mồ hôi quá nhiều, như:

Thuốc chữa bệnh Alzheimer Thuốc chống trầm cảm Thuốc điều trị đái tháo đường: insulin và sulfonylureas Pilocarpine (thuốc chữa bệnh tăng nhãn áp)

Triệu chứng tăng tiết mồ hôi

Có nhiều dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng tăng tiết mồ hôi. Nếu có 2 trong số những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám sớm: (3)

Tiết mồ hôi ở đối xứng hai bên cơ thể; Mồ hôi tiết nhiều đến mức gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày; Tần suất ít nhất 1 lần/tuần; Xuất hiện triệu chứng trước 25 tuổi; Có tiền sử gia đình (cha mẹ hoặc anh chị em ruột) mắc bệnh; Mồ hôi đổ nhiều vào ban ngày, ban đêm không đổ mồ hôi hoặc mồ hôi tiết không đáng kể.

Cùng với các biểu hiện cho thấy bạn bị ra mồ hôi tay chân nhiều, bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số HDSS (Hyperhidrosis Disease Severity Scale – Thang đo độ nặng tăng tiết mồ hôi). Số điểm thu được sẽ giúp đánh giá tình trạng đổ mồ hôi nhiều ảnh hưởng đến cảm xúc và hoạt động của bạn như thế nào, từ đó xây dựng phác đồ điều trị hợp lý:

1 điểm: Tiết mồ hôi mà không đáng lo ngại và người bệnh không gặp trở ngại trong các hoạt động thường ngày; 2 điểm: Đổ mồ hôi có thể chấp nhận được nhưng đôi khi gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày; 3 điểm: Đổ mồ hôi gây khó chịu và thường xuyên gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày; 4 điểm: Đổ mồ hôi không thể chịu đựng được, luôn cản trở các hoạt động thường ngày.

Điểm 1 và 2 được xem là nhẹ, điểm 3 hoặc 4 được coi là nghiêm trọng và cần can thiệp đúng cách.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đổ mồ hôi quá nhiều có thể là một triệu chứng của các tình trạng rất nghiêm trọng khác. Vì thế, nếu bạn gặp phải một trong các triệu chứng dưới đây, hãy đi khám để tìm nguyên nhân và can thiệp kịp thời:

Đổ mồ hôi kèm theo sụt cân không chủ đích Đổ mồ hôi chủ yếu xảy ra trong lúc ngủ Đổ mồ hôi kèm theo sốt, đau ngực, tức ngực, khó thở và tim đập nhanh Đổ mồ hôi kéo dài không rõ nguyên nhân

Tác hại của bệnh

Tăng tiết mồ hôi quá mức có thể gây những tác hại như:

Ngại giao tiếp: Đổ mồ hôi quá nhiều khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp với người xung quanh, đôi lúc, đánh mất cơ hội nghề nghiệp cũng như né tránh mở rộng các mối quan hệ xã hội chỉ vì mặc cảm với đôi bàn tay đẫm nước. Nhiễm trùng da: da ẩm ướt là “vùng” lý tưởng để các loại vi khuẩn, vi trùng, mụn cóc sinh sôi, đặc biệt ở những vùng da kín như bàn chân, nách, bẹn. Nếu chẳng may bị vết thương hở, bệnh nhân càng đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao. Nhiễm nấm: thường gặp ở vùng da bẹn. Bệnh nấm da chân: Đây là một bệnh nhiễm trùng do nấm phát triển ở bàn chân trong điều kiện ẩm ướt. Bệnh thường bắt đầu ở khe ngón chân, sau đó lan ra các vùng da khác. Mùi hôi: Bản thân mồ hôi không tạo ra mùi khó chịu. Mùi này có nguồn gốc từ những chất mà vi khuẩn trên da tạo ra khi chúng tiếp xúc với mồ hôi. Mồ hôi ở vùng nách và bộ phận sinh dục dễ tạo mùi cơ thể nhất. Bên cạnh đó, những bệnh nhân mang giày cả ngày cũng dễ toát ra mùi khó chịu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.