Nghe tim thai bằng ống nghe, tìm hiểu về máy nghe tim thai cho bà bầu

Các chị em thường truyền tai nhau về các cách nghe tim thai không cần siêu âm tại nhà, giúp các mẹ bầu cảm nhận được sự sống của một “thiên thần” bé nhỏ ngay trong bụng mình mà không phải đến cơ sở y tế. Vậy khi nào thì có thể nghe tim thai tại nhà và phải làm thế nào mới nghe được tim thai? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết.

Bạn đang xem: Nghe tim thai bằng ống nghe


Tìm hiểu về tim thai

Trước khi đi sâu vào các phương pháp nghe tim thai không cần siêu âm chúng ta cùng tìm hiểu về thời điểm tim thai xuất hiện và cách nhận biết tim thai khỏe mạnh ở thai nhi nhé!

1. Khi nào xuất hiện tim thai?

Tim thai sẽ bắt đầu hình thành và đập rõ nhịp sau 22 ngày kể từ khi thụ thai. Thông thường, trước khi mẹ nhận ra mình đang mang thai thì tim thai đã bắt đầu đập. Hơn nữa, ngay trong khoảng thời gian này, chỉ cần đi siêu âm, mẹ đã có thể nghe tiếng tim của thai nhi đập một cách rõ ràng.

Tuy nhiên, thường thì tim thai sẽ bắt đầu ổn định vào tuần thứ 6 và thứ 7 của thai kỳ, nhưng vẫn có trường hợp đến tuần thứ 8 hoặc thứ 10, tim thai nhi mới đập ổn định. Bởi nó phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt và sự phát triển của phôi thai.

Thường thì trong giai đoạn này, tim của thai nhi sẽ ở dạng ống đơn giản, rồi mới xoắn và phân chia để tạo thành 4 buồng tim cũng như van tim.

Kể từ tuần thứ 20 của thai kỳ, nhịp tim của thai nhi sẽ trở nên rất mạnh mẽ và có thể nghe thấy bằng những phương pháp thông thường và không cần sử dụng siêu âm.

*
Tim thai xuất hiện vào ngày thứ 22 sau khi thụ tinh.

 2. Cách nhận biết bé khỏe mạnh thông qua tim thai

Thực tế thì nhịp tim thai nhi càng to, càng dễ dàng nghe thấy thì chứng tỏ tim thai càng khỏe mạnh và bé càng phát triển bình thường. Tuy nhiên, tùy vào tuần tuổi, nhịp tim của thai nhi sẽ khác nhau, mẹ có thể dựa trên số nhịp đập để đánh giá tình trạng của bé. Cụ thể như sau:

Thai 5 tuần tuổi: Nhịp tim khoảng 80 – 85 nhịp/phút.Thai 6 – 8 tuần tuổi: Nhịp tim khoảng 150 – 170 nhịp/phút, nhanh gấp đôi tim mẹ.Thai 9 – 10 tuần tuổi: Nhịp tim khoảng 170 – 200 nhịp/ phút.Thai 10 tuần tuổi trở đi: Nhịp tim bắt đầu ổn định khoảng 120 – 160 nhịp/ phút.

Thường thì nếu mẹ muốn nghe tim thai không cần siêu âm ngay tại nhà thì chỉ nên thực hiện với thai nhi trên 18 tuần tuổi, vì lúc này, nhịp tim của trẻ mới ổn định, mạnh mẽ và dễ nghe thấy hơn chỉ bằng những cách đơn giản. Còn nếu muốn nghe tim thai sớm hơn thì mẹ nên tiến hành siêu âm sớm tại các địa chỉ y tế uy tín.


*

Tìm Hiểu Thêm Về Siêu Âm Thai Nhi

Vậy mẹ có thể nghe tim thai không cần siêu âm không?

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học hiện đại, các mẹ bầu có thể tự nghe tim thai ngay tại nhà mà không cần phải tiến hành siêu âm. Nên nếu mẹ muốn nghe tim thai của con yêu thường xuyên thì hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp nghe tim thai không cần siêu âm được các chị em truyền tai nhau rất nhiều như: Nghe tim thai bằng ống nghe bác sĩ, nghe tim thai bằng ống nghe chuyên dụng, nghe tim thai bằng máy đo tim thai hay sử dụng ứng dụng di động.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là phương pháp nghe tim thai tại nhà không thể thay thế siêu âm. Bởi việc siêu âm thai không chỉ giúp nghe nhịp tim thai nhi, mà thông qua hình ảnh trực quan cũng như nhịp đập của tim thai, bác sĩ sẽ đánh giá, đưa ra chẩn đoán cụ thể về tình trạng phát triển cũng như những bất thường trong quá trình tăng trưởng của thai nhi nếu có. Giúp đưa ra những biện pháp xử lý an toàn, tránh những vấn đề không mong muốn xảy ra với mẹ bầu và em bé. Do đó, bên cạnh việc nghe tim thai không cần siêu âm tại nhà, mẹ vẫn cần đi siêu âm định kỳ đúng theo chỉ định từ bác sĩ. Hơn nữa, nghe tim thai thông qua siêu âm tim thai sẽ rõ ràng hơn rất nhiều, nên mẹ đừng bỏ qua việc nghe tim thai thông qua siêu âm nhé!

*
Mẹ cần thường xuyên đi siêu âm để theo dõi và sớm phát hiện những bất thường ở tim thai.

Để có thể nghe tim thai ngay tại nhà, mẹ có thể thực hiện theo những phương pháp dưới đây, hãy cùng xem hướng dẫn và thực hiện theo nhé!

1. Cách nghe tim thai không cần siêu âm bằng ống nghe bác sĩ

Ống nghe của bác sĩ là dụng cụ y khoa có khả năng khuếch đại âm thanh, tức là nó sẽ giúp mẹ nghe được nhịp tim của thai nhi thông qua cách áp ống nghe lên bụng. Mẹ có thể tìm mua dụng cụ này tại các nhà thuốc.

Để nghe tim thai bằng ống nghe bác sĩ, mẹ bầu nên thực hiện theo từng bước như sau:

Đầu tiên hãy tìm một nơi yên tĩnh, càng yên tĩnh càng tốt.Tiếp theo hãy nằm xuống một cách thoải mái, có thể nằm trên giường hoặc nệm.Sau đó, cảm nhận vị trí của thai nhi rồi đặt ống nghe lên vùng bụng, sau đó lắng nghe nhịp tim thai nhi đập.

Phương pháp này rất an toàn và dễ thực hiện, có thể nghe rõ tim thai.

Tuy nhiên, mẹ phải xác định được vị trí thai nhi cũng như cần ở nơi thực sự yên tĩnh mới thể nghe rõ nhịp tim thai nhi.

*
Bạn có thể nghe tim thai không cần siêu âm bằng ống nghe bác sĩ.

2. Cách nghe tim thai bằng máy đo tim thai Doppler

Nếu không muốn dùng ống nghe bác sĩ, mẹ bầu có thể tìm mua máy đo tim thai Doppler để nghe tim thai không của thai nhi tại nhà. Máy đo tim thai Doppler được ví như một máy siêu âm mini với cấu tạo gồm có đầu dò và phần máy chủ. Đầu dò dùng để nghe tim thai, còn máy chủ sẽ hiển thị nhịp tim cụ thể.

Đối với phương pháp này, mẹ cần thực hiện như sau:

Đầu tiên, bôi một ít gel chuyên dụng dùng cho siêu âm lên bụng, rồi lấy tay xoa đều.Sau đó, dùng đầu dò dò quanh vùng bụng đến khi bắt được nhịp tim của thai nhi. Thường thì khi bắt được nhịp tim, phần máy chủ sẽ nhảy số.

Xem thêm: 100000+ Cây Cảnh & Hình Cây Cảnh Đẹp Nhất Thế Giới, Top 15 Cây Bonsai Đẹp Nhất Thế Giới

Ưu điểm của cách nghe tim thai này là nhanh chóng, có thể nghe tim thai chính xác, rõ ràng mà không nhất thiết phải biết cách xác định vị trí thai nhi.

Hạn chế của phương pháp này là chi phí mua máy đo tim thai Doppler thường khá mắc, không phù hợp với nhiều người.

*
Nghe tim thai bằng máy đo tim thai Doppler thường tốn kém chi phí.

3. Nghe tim thai không cần siêu âm bằng ống nghe tim thai chuyên dụng

Mẹ bầu cũng có thể nghe tim thai không cần siêu âm bằng cách sử dụng ống nghe tim thai chuyên dụng, được bán rất nhiều trên thị trường hay cơ sở chăm sóc y tế. Hiện nay, 2 loại ống nghe tim thai được sử dụng nhiều nhất đó là ống nghe Pinard và ống nghe tim thai Fetoscope.

Đối với cách nghe tim thai bằng ống nghe tim thai chuyên dụng, bạn cần thực hiện như sau:

Hãy tìm một không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn.Sau đó đặt đầu dò của ống nghe tim thai lên bụng, di chuyển để tìm vị trí thai nhi và nghe nhịp tim.

Ưu điểm của phương pháp này là có thể nghe rõ nhịp tim thai nhi.

Hạn chế là ống nghe Pinard không thể dùng cho mẹ bầu mà chỉ sử dụng cho thành viên khác, còn ống nghe tim thai Fetoscope thì phải là người có kinh nghiệm mới có thể sử dụng.

*
Ống nghe tìm thai Pinard được sử dụng rất nhiều trong việc nghe tim thai.

4. Nghe tim thai bằng ứng dụng điện thoại di động

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì mẹ hoàn toàn có thể nghe tim thai tại nhà thông qua ứng dụng di động. Với cách làm này, mẹ chỉ cần tải ứng dụng nghe tim thai trên app store và mua thêm dụng cụ, thiết bị theo dõi nhịp tim để sử dụng.

Ưu điểm của phương pháp này là ứng dụng đo tim thai thường sẽ miễn phí, tuy nhiên, hạn chế của nó là mẹ phải mua thêm thiết bị hỗ trợ theo dõi nhịp tim với giá đến vài triệu đồng.

*
Nghe tim thai bằng ứng dụng điện thoại là phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng.

Hướng dẫn cách chăm sóc giúp tim thai khỏe mạnh

Để giúp thai nhi có một quả tim khỏe mạnh, thì trong quá trình mang thai, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:


Mẹ không được hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích trong suốt quá trình mang thai.Nếu me mắc bệnh tiểu đường khi mang thai, phải kiểm soát tốt lượng đường trong suốt thai kỳ.Mẹ không được sử dụng thuốc trị mụn trong quá trinh mang thai.Trước khi có thai, mẹ có thể uống axit folic để ngăn ngừa tim bẩm sinh ở trẻ.Ngoài ra, trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần đi siêu âm đúng các mốc thời gian cần thiết để kiểm tra tim thai cũng như tầm soát thai nhi, để bác sĩ phát hiện những dị tật bất thường sớm và có biện pháp xử lý hiệu quả, an toàn.

NGHE TIM THAI BẰNG ỐNG NGHE SẢN KHOA

MỤC TIÊU 1. Thực hiện được các bước nghe tim thai theo đúng quy trình. 2. Nhận định và tư vấn được tình trạng tim thai cho thai phụ. 3. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghe tim thai. NỘI DUNG Nghe tim thai là một bước khám không thể thiếu được khi khám thai từ tuần lễ thứ 22 trở đi và trong chuyển dạ. Xác định tim thai bằng nhiều cách khác nhau (Ống nghe gỗ sản khoa, doppler, siêu âm, monitoring sản khoa). Ống nghe gỗ sản khoa là một phương tiện dễ sử dụng ở mọi tuyến y tế, kỹ năng đơn giản, rẻ tiền. Nghe tim thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi và tiên lượng cuộc đẻ. Khi nghe tim thai cần theo trình tự sau: 1. Chuẩn bị - Thầy thuốc: trang phục gọn gàng, đứng bên phải hoặc bên trái thai phụ (tốt nhất cùng bên với ổ tim thai); - Thai phụ: nằm ngửa trên giường hoặc bàn khám, bộc lộ toàn bộ vùng bụng, hai chân chống 450 so với mặt giường; - Dụng cụ: ống nghe tim thai (gỗ, nhựa hoặc kim loại), đồng hồ có kim giây. 2. Kỹ thuật nghe tim thai - Xác định vị trí ổ tim thai bằng cách sờ nắn xác định mỏm vai, phối hợp hỏi vị trí thai đạp để tìm vị trí nghe tim thai rõ nhất (cùng phía với đầu, cùng bên với lưng thai nhi).


*

Hình 4. Các vị trí nghe tim thai tương ứng với tuổi thai

Đặt ống nghe vuông góc với thành bụng của thai phụ, áp tai nghe, phân biệt nhịp tim thai với tiếng thổi của động mạch TC hoặc tiếng đập của động mạch chủ bụng bằng cách đồng thời bắt mạch quay của mẹ. Nhận định hai tiếng không trùng nhau nghĩa là xác định đúng ổ tim thai, nếu hai nhịp trùng nhau cần xác định lại vị trí ổ tim thai. Nếu trong chuyển dạ, nghe tim thai ngoài cơn co TC.

*
*

- Nhận định kết quả: Tần số tim thai/phút: là số nhịp tim thai có trong một phút, tần số tim thai bình thường 120 - 160 lần/phút; Cường độ tim thai: xác định tim thai rõ hay không rõ. Cường độ tim thai có thể thay đổi bởi tư thế thai nhi, số lượng nước ối, vị trí bám của bánh rau; Biên độ nhịp tim thai: đều hay không đều. 3. Thông báo kết quả: sau khi nghe tim thai cần thông báo cho thai phụ và giải thích những vấn đề cần thiết. 4. Ghi kết quả vào phiếu khám thai, biểu đồ chuyển dạ hoặc hồ sơ (nếu nghe tim thai trong chuyển dạ).

BẢNG KIỂM DẠY/HỌC NGHE TIM THAI BẰNG ỐNG NGHE SẢN KHOA


TT

Các bước thực hiện

Ý nghĩa

Yêu cầu phải đạt

CHUẨN BỊ

1

Dụng cụ: ống nghe tim thai bằng gỗ hoặc nhựa; Đồng hồ có kim giây.

Để thực hiện kỹ năng nghe tim thai.

Đầy đủ, chính xác.

2

Thai phụ nằm ngửa trên bàn khám hoặc trên giường và được giải thích đầy đủ.

An tâm và hợp tác.

Vùng bụng được bộc lộ rõ, thai phụ yên tâm hợp tác.

THỰC HIỆN

3

Sờ nắn để xác định các cực của thai, thế của thai, mỏm vai (vị trí nghe tim thai rõ nhất).

Nghe được tim thai.

Xác định được vị trí nghe tim thai rõ nhất.

4

Đặt đầu ống nghe vào vị trí xác định là ổ tim thai.

Để nghe tim thai rõ nhất.

Ống nghe vuông góc với thành bụng, tránh kênh.

5

Một tay giữ ống nghe đúng tư thế, ghé tai nghe đầu trên ống nghe, một tay bắt mạch quay. Nếu tiếng tim thai trùng mạch mẹ cần xác định lại vị trí ổ tim thai.

Nghe tim thai.

Nghe được nhịp đập tim thai, phân biệt với tiếng:

Tiếng thổi của động mạch TC; Tiếng đập của động mạch chủ bụng của mẹ.

6

Đếm nhịp tim thai trong 1 phút và nhận định nhịp tim thai (trong khi đếm tim thai không giữ ống nghe và không bắt mạch).

Biết tần số tim thai.

Đánh giá được tần số tim thai.

7

Đánh giá kết quả.

Liên quan đến tình trạng thai.

Nhận định đúng tình trạng tim thai.

8

Thông báo và trao đổi với thai phụ về tình trạng tim thai.

Rõ ràng, đầy đủ.


THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA

Bệnh án sản phụ khoa Chương 1. Chăm sóc trước sinh Khám thai Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ Một số tình huống đóng vai tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ Nghe tim thai bằng ống nghe sản khoa Sờ nắn ngoài xác định tư thế thai nhi đo chiều cao tử cung, vòng bụng Chương 2. Chăm sóc trong khi sinh Theo dõi chuyển dạ, ghi biểu đồ chuyển dạ Kỹ thuật bấm ối Đỡ đẻ thường ngôi chỏm Xử lý tích cực giai đoạn III của chuyển dạ Kiểm tra rau Cắt và khâu tầng sinh môn Tiêm oxytocin vào cơ tử cung và truyền nhỏ giọt tĩnh mạch Bóc rau nhân tạo - kiểm soát tử cung Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm Chương 3. Chăm sóc sau sinh Chăm sóc trẻ sơ sinh Hồi sức trẻ sơ sinh Theo dõi và chăm sóc sản phụ sau đẻ Theo dõi, chăm sóc sau mổ lấy thai Chương 4. Phụ khoa Khám phụ khoa Kỹ thuật lấy bệnh phẩm làm tế bào âm đạo và soi tươi dịch âm đạo Cách làm test acid acetic và test Schiller Chương 5. Kế hoạch hóa gia đình Kỹ thuật đặt dụng cụ tử cung - loại Tcu 380A Phá thai bằng bơm hút chân không Những tình huống thường gặp trong sản phụ khoa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.