60 CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CƠ BẢN TIẾNG NHẬT CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Nhật chính là cầu nối gắn kết giữa chủ ngữ, vị ngữ, trợ từ, phó từ,... mang đến một câu văn hoàn chỉnh. Đối với mỗi một cấp độ JLPT thì số lượng và chất lượng cấu trúc ngữ pháp cũng có sự thay đổi. Điển hình, ta có ngữ pháp JLPT N5 là cơ bản nhất và trình độ JLPT N1 là phức tạp nhất. Dưới đây là 30 cấu trúc ngữ pháp cơ bản thường gặp trong chương trình N5 mà bạn đang quan tâm, đặc biệt các bạn đang có mục tiêu du học Nhật Bản.

Bạn đang xem: Ngữ pháp cơ bản tiếng nhật

1. Vài nét về những đặc tính cơ bản của ngữ pháp tiếng Nhật

Khi tìm hiểu về những cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Nhật, bạn sẽ bắt gặp những đặc tính cơ bản được đúc kết dưới đây:

Động từ trong tiếng Nhật (動詞 – Dōshi) không chia theo danh xưng (không chia theo ngôi)

Tiếng Nhật không có mạo từ

Hầu hết danh từ tiếng Nhật không có số nhiều

Trợ từ thường sẽ được đặt ở cuối chữ hay cuối câu để biểu thị sự quan hệ giữa các chữ trong câu hoặc bổ sung thêm nhiều nghĩa cho từ chính.

Chủ từ và túc từ thường được giản lược (bỏ bớt đi) nếu như đã hiểu chúng là gì trong câu. Mục tiêu chính của việc giản lược này là để rút gọn câu ngắn hơn.

Có hai thể loại văn trong tiếng Nhật là thể thông thường “ふつうけい” và thể lịch sự “てねいけい ” tùy ngữ cảnh giao tiếp mà người nói sử dụng đúng thể văn cho phù hợp.

Và về mặt cấu tạo ngữ pháp thì không giống những cấu trúc câu cơ bản của tiếng Việt, trật tự từ tiếng Nhật cơ bản trong câu có chút đảo ngược: Chủ ngữ – Tân ngữ – Động từ. Ví dụ một câu bình thường người Việt nam hay nói là: Tôi uống nước thì trong ngữ pháp tiếng Nhật sẽ được viết là: わたし は みず を のみます。 

2. 30 cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật thông dụng nhất (tiếng Nhật sơ cấp N5)

*

2.1 は : thì, là, ở (Trợ từ)

は dùng để phân cách chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

は đứng trước các thông tin cần truyền đạt

Đứng trước chủ đề muốn nói (Trước 1 mệnh đề)

Ví dụ:

私(わたし)は日本(にほん)の料理

(りょうり)が好(す)きです。

Tôi thích món ăn Nhật

山田(やまだ)さんは日本語(にほん

ご)が上手(じょうず)です。

Anh Yamada giỏi tiếng Nhật

この家(いえ)はドアが大(おお)きい

です

Căn nhà này có cửa lớn

Chú ý:

Khi người hỏi bắt đầu bằng は thì người trả lời cũng phải bắt đầu bằng は, với thông tin trả lời thay thế cho từ để hỏi

Ví dụ:

A: これは何ですか?

B: これは私の眼鏡(めがね)です。

A: Cái này là cái gì?

B: Cái này là mắt kính của tôi

2.2 も : cũng, đến mức, đến cả

Dùng để miêu tả sự vật / tính chất / hành động tương tự với một sự vật / tính chất / hành động đã nêu trước đó. (nhằm tránh lặp lại trợ từ は/ động từ nhiều lần)

Thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ về mức độ số lượng khá nhiều, lặp đi lặp lại của một sự vật, hành động,…nào đó.

Thể hiện mức độ không giống như bình thường. (cao hơn hoặc thấp hơn)

Ví dụ:

山田さんは本を読むことが好きです。

私も同じです

Anh yamada thích đọc sách. Tôi cũng vậy

あなたの家には犬が9もいるんですか?

Nhà bạn có tới 9 con chó luôn à!

昨日忙しくて寝る時間もありませんですた。

Ngày hôm qua bận quá, không có cả thời gian để ngủ.

Chú ý:

“も” cũng có chức năng tương tự như “は”,

“が” không đứng liền kề với “は”, “が”khi dùng cho một chủ từ.

は/が も ~

Cả tôi và Mai đều muốn đi du lịch Nhật Bản năm nay

わたしはもマイさんはも今年日本に旅 行したい。

“も” cũng có thể đứng sau các trợ từ khác giống như “は”

で/ と/ へ/ など も~

休日ですが、どこへもい行けません。

Ngày nghỉ thế mà cũng chẳng đi đâu được.

2.3 で: tại, ở, vì, bằng, với ( khoảng thời gian)

Diễn tả nơi xảy ra hành động.

Diễn tả nơi xảy ra sự kiện.

Diễn tả phương pháp, phương thức, phương tiện.

Diễn tả sự vật được làm bằng chất liệu / vật liệu gì

Diễn tả một khoảng thời gian giới hạn.

Ví dụ:

Tôi mua báo ở nhà ga

駅で新聞を買います。

Tôi ăn bằng đũa

はしで食べます。

Tôi viết báo cáo bằng tiếng Nhật

日本でレポートを書きます。

Công việc này sáng mai xong được không?

この仕事は明日で終りますか?

2.4. に/ へ : chỉ hướng, địa điểm, thời điểm

Dùng để chỉ thời điểm

Dùng để chỉ địa điểm

Dùng để chỉ hướng đến ai

Ví dụ:

Ngày mai tôi sẽ đi du lịch

明日、旅行に/ へ行きます。

6h chiều tôi sẽ về

午後6時に帰ります。

Xin hãy trao món quà này tới chị Yumi

このプレゼントをゆみさんに/ へ

2.5. に : vào, vào lúc

Khi muốn nói về một thời điểm mà hành động nào đó xảy ra, chúng ta sẽ thêm trợ từ「に」 vào sau danh từ chỉ thời gian. Dùng「に」 đối với những hành động xảy ra trong khoảng thời gian ngắn. 「に」được dùng khi danh từ chỉ thời gian có con số đi kèm. Tuy nhiên, đối với trường hợp chỉ các thứ trong tuần thì có thể dùng hoặc không dùng 「に」

Ví dụ:

Chủ nhật tôi sẽ đi Nhật

日曜日「に」日本へ行きます。

Khi động từ chỉ sự di chuyển thì trợ từ <へ> được dùng sau danh từ chỉ phương hướng hoặc địa điểm.

Trợ từ < へ> khi phát âm kéo dài là <え」

2.6. を :chỉ đối tượng của hành động

Trợ từ 「を」được dùng biểu thị bổ ngữ trực tiếp của ngoại động từ

Ví dụ:

Tôi uống nước

水を飲みます。

Tôi học tiếng Nhật

日本語を勉強します。

Tôi nghe nhạc

音楽を聞きます.

Chú ý:

Phát âm của 「を」giống 「お」. Chữ「を」chỉ có thể được dùng làm trợ từ.

2.7. と : với

Trợ từ 「と」được dùng để biểu thị một đối tượng bất kỳ ( người hoặc động vật) đang cùng thực hiện một hành động nào đó.

Ví dụ:

Tôi đi dạo với người bạn

公園に友達と散歩します。

Tôi đi công tác ở Mỹ cùng đồng nghiệp

同僚 とアメリカへ出張 します。

Lưu ý:

Trong trường hợp thực hiện hành động một mình thì dùng 「ひとりで」. Trường hợp này không dùng trợ từ 「と」

Ví dụ:

Tôi đi siêu thị một mình

ひとりでスーパーへ行きます。

2.8. に : có 2 nghĩa cho ~, từ ~

Những động từ như「あげます」、「かします」、「おしえます」cần người làm đối tượng cho (để cho, cho mượn, dạy). Chúng ta đặt trợ từ <に> sau danh từ chỉ đối tượng này

Đối với những động từ như 「おくります」、「でんわをかけます」thì đối tượng không chỉ là người mà còn có thể là địa điểm ( danh từ). Trong trường hợp đó ngoài trợ từ <に> chúng ta còn có thể dùng trợ từ <へ>

Các động từ như「もらいます」、「かします」、「ならいます」 biểu thị hành động từ người tiếp nhận. Khi dùng những động từ này trong câu mà chủ ngữ là người tiếp nhận thì chúng ta thêm trợ từ <に> vào sau danh từ chỉ đối tác. Trong các mẫu câu sử dụng những động từ này, ta có thể dùng trợ từ 「から」thay cho trợ từ <に>.

Đặc biệt khi đối tác không phải là một người mà là một tổ chức nào đó (ví dụ: công ty hoặc trường học) thì không dùng <に> mà dùng「から」

Ví dụ:

山田さんは木村さんに花をあげました。

Anh Yamada tặng hoc cho chị Kimura

マイさんに本を貸しました。

Tôi cho Mai mượn sách

みみちゃんに英語を教えます。

Tôi dạy bé Mimi tiếng Anh

会社に電話をかけます。

Tôi gọi điện thoại đến công ty

木村さんは山田さんに花をもらいました。

Chị Kimura nhận hoa từ anh Yamada.

マイさんにざっしを借りました。

Tôi mượn cuốn tạp chí từ Mai.

チンさんに中国語を習います。

Tôi học tiếng Trung Quốc từ anh Chin

木村さんは山田さんから花をもらいました。

2.9. と: và

Được sử dụng khi nối 2 danh từ với nhau 

Ví dụ:

野菜と肉を食べます。

Tôi ăn rau và thịt

Ngày nghỉ là ngày thứ bảy và chủ nhật

休みは日土曜日と日曜日です。

2.10. が: nhưng

「が」Là một trợ từ nối tiếp và có nghĩa là “nhưng”. Khi dùng 「が」để nối hai câu (mệnh đề) thì chúng ta được một câu. Khi muốn miêu tả một hiện tượng tự nhiên thì dùng 「が」trước chủ đề đó.

Ví dụ:

Món Thái ngon nhưng cay.

タイ料理はおいしいですが、辛いです。

Trời đang mưa

雨が降っています

休みの日土曜日と日曜日です。

Chú ý:

「が」 Dùng trong 「しつれですが」hoặc「すみませんが」để mở đầu một câu nói vì vậy không còn mang ý nghĩa để nối hai câu, mà chỉ còn mang ý nghĩa nối tiếp ý.

Xin lỗi, bạn tên gì?

しつれですが、お名前は?

Xin lỗi, bạn có thể giúp tôi không?

すみませんが、手伝ってもらえませんか?

2.11. から : từ … đến ...

「から」biểu thị điểm bắt đầu của thời gian tại 1 địa điểm, còn 「まで」biểu thị điểm kết thúc và thời gian tại 1 địa điểm. 「から」và 「まで」không nhất thiết đi kèm với nhau, mà còn có thể được dùng riêng biệt. Có thể dùng <です」với 「から」、「まで」và 「~から~まで」

Ví dụ:

Tôi làm việc từ 8h đến 5h chiều.

9時から午後5時まで働きます。

Đi từ Tokyo đến Osaka mất 3 tiếng.

大阪から東京まで3 時間かかります。

Tôi làm việc từ 8h

8時から働きます。

Ngân hàng mở cửa từ 7h30 đến 4h30 chiều

銀行は7時30から4時30までです。

Giờ nghỉ trưa bắt đầu từ 11h30

昼休みは11時30からです。

2.12. あまり~ない : không ~ lắm

「あまり」là phó từ biểu thị mức độ. Khi làm chức năng bổ nghĩa cho tính từ thì 「あまり」 được đặt trước tính từ.

「あまり」là phó từ biểu thị mức độ. Khi làm chức năng bổ nghĩa cho động từ thì 「あまり」 được đặt trước động từ

Ví dụ:

今はあまり喉が乾いていないので、水は要りません。

Bây giờ không đói bụng lắm nên không cần bánh ngọt.

私は英語があまり上手じゃない

Sáng nay tôi không ăn cơm nhiều lắm.

2.13. 全然~ません : hoàn toàn ~ không.

全然~ません đóng vai trò là phó từ biểu thị mức độ, khi làm chức năng bổ nghĩa cho động từ thì được đặt trước động từ. Còn nếu mang ý nghĩa hoàn toàn…không, thì luôn được đặt trong ngữ cảnh câu phủ định.

Ví dụ:

Tôi không có tiền.

お金が全然ありません。

Tôi hoàn toàn không hiểu.

全然分かりません

Chú ý:

「全然」Còn có thể đóng vai trò bổ nghĩa cho tính từ

Cuốn sách này không hay một chút nào

この本は全然面白くないです。

2.14. なかなか~ない: mãi mà, mãi rồi

なかなか~ない là phó từ biểu thị mức độ, khi làm chức năng biểu thị nghĩa cho động từ thì sẽ được đặt trước động từ.

Diễn tả ý để thực hiện một điều gì đó khá mất thời gian, sức lực và rất khó thực hiện

Ví dụ:

Mãi mà không ngủ được.

なかなか寝ません。

Vấn đề này không thể giải quyết ngay được.

この問題はなかなか解けない。

2.15. ませんか :Anh/ chị ….cùng với tôi( làm hộ tôi) được không?

Mẫu câu dạng này dùng để mời hoặc đề nghị người nghe cùng với mình làm một việc gì đó.

Xem thêm: Loài Cá Piranha Ăn Thịt Người, Cá Piranha Ăn Thịt Người Có Nguy Hiểm Như Lời Đồn

Ví dụ:

Anh/ chị đi ăn cùng tôi không?

いっしょに食べませんか?

Anh/ chị đi du lịch cùng tôi không?

いっしょに旅行へ行きませんか?

Anh/ chị lấy muối dùm tôi được không?

塩を作ってくれませんか?

Chúng ta cùng đi hát karaoke nha

いっしょにカラオケへ行きませんか

2.16. があります: Có

Mẫu câu này dùng để nói về nơi ở, sự hiện hữu của đồ vật. Những vật ở đây sẽ làm chủ ngữ trong câu, và được biểu thị bằng trợ từ「が」

「があります」dùng cho đối tượng cố định, không chuyển động được như đồ đạc, cây cối

Ví dụ:

Có cái máy vi tính trên bàn

テーブルの上にコンピュータがあります

Đi khoảng 1km thì sẽ có siêu thị

1キロくらい行くと、スーパーがあります。

Có tiền

お金があります。

Có sự khác nhau giữa ý kiến của bạn và cô ấy không?

あなたと彼女の意見には違いがありますか?

2.17. がいます:Có

Mẫu câu này dùng để nói về nơi ở, sự hiện hữu của người, động vật. Người, động vật ở đây sẽ làm chủ ngữ trong câu, và được biểu thị bằng trợ từ「が」

「がいます」Được dùng cho đối tượng có thể chuyển động được như người, động vật

Ví dụ:

Có cô gái

女の子がいます。

Có 5 con chó

五匹犬がいます。

Có người muốn gặp bạn

あなたに会いたいという人がいます。

Lớp học này có 25 người

このクラスには25人がいます。

Ở Việt Nam có động vật quý hiếm

ベトナムには珍しい動物がいます。

2.18. 動詞+ 数量 : Tương ứng với động từ chỉ số lượng

Thông thường thì ~ 動詞+ 数量 ~ được đặt trước động từ mà nó bổ nghĩa, trừ trường hợp của lượng từ chỉ thời gian.

Ví dụ:

Tôi ( đã)mua 4 quả cam

みかんを4つ買いました。

Có 2 nhân viên nước ngoài

外国人の社員がいます。

Tôi đã ăn hết 2 quả táo

りんごを4つ食べました。

2.19. に~回: Làm ~ lần trong khoảng thời gian nhất định.

Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật này dùng để diễn tả tần suất làm việc gì đó trong một khoảng thời gian.

Ví dụ:

Tôi xem phim 2 lần 1 tháng

私は 一月に2回映画を見ます。

Tôi học tiếng nhật 4 ngày 1 tuần

私は 一週間に4回日本語を勉強します

2.20. ましょう: chúng ta hãy cùng ...

Diễn tả sự thôi thúc cùng nhau làm việc gì đó.

Ví dụ:

Cùng nghỉ một chút nhé

ちょっと、休みましょう。

Chúng ta kết thúc thôi

では、終わりましょう。

Chú ý:

Nằm trong mẫu câu thường dùng để rủ rê người nghe cùng làm việc gì đó

A: Hãy cùng đi ăn trưa nhé

B: Vâng, hãy cùng đi

A: いっしょに 昼ごはん を食べませんか?

B: ええ、食べましょう。

2.21. ましょうか?:Tôi ~(làm gì) giúp cho bạn nhé

Diễn tả sự xin phép làm một hành động gì đó để giúp đỡ người khác

Ví dụ:

Nặng nhỉ, để tôi mang giúp cho bạn nhé

重いですね。待ちましょうか?

Mệt quá,nghĩ một chút được không?

疲れました、ちょっと休みましょうか?

Chú ý:

~ ましょうか?~ Thường được dùng trong mẫu câu rủ rê, yêu cầu, thuyết phục người đối diện cùng làm việc gì đó.

2.22. がほしい: Muốn

Mẫu câu này biểu thị mong muốn sở hữu một vật hoặc muốn kết nối, làm quen với một người nào đó của người nói. Nó cũng được dùng để hỏi về sự mong muốn của người nghe. Đối tượng mà người mong muốn hướng tới được biểu thị bằng trợ từ <が> <ほしい> là tính từ đuôi <い>

Vì là tính từ đuôi い , nên phủ định của 「ほしい」là 「ほしくない」có nghĩa là không muốn.

犬がほしいですか。(Bạn muốn có nuôi chó không ? )

いいえ、ほしくないです。(Không , tôi không muốn)

2. 23. たい: Muốn

Động từ thể「ます」 gắn với 「たい」là cách nói của sự “muốn làm” một cái gì đó. Cách nói này dùng để biểu thị ý muốn của bản thân người nói, và để hỏi về ý kiến của người nghe. Ngoài 「を」thì không có trợ từ nào dùng thay thế「が」. Động từ thể「たい」cách chia tương tự như tính từ đuôi「い」

Ví dụ:

カナダへ行いきたいです。

Năm sau tôi muốn đi Canada.

わたしはいい小説しょうせつを書かきたいです。

Tôi muốn viết một tiểu thuyết hay.

2. 24. へ~を~に行来ます・来ます: Đi đến….(địa điểm nào đó) để làm gì

Động từ ở thể <ます> hoặc danh từ đặt trước trợ từ <に> biểu thị mục đích của「いきます」 . Danh từ đặt trước <に> phải là danh từ chỉ hành động.

Ví dụ:

Tôi đi đến Nhật để học văn hóa.

日本へ文化の勉強に来ました。

Tôi đi siêu thị để mua sắm.

スーパーへ買い物に行きます

Tôi đi nhà hàng để ăn tối.

レストランーヘ晩御飯を食べに行きます

Chú ý:

Có thể đặt trước<に> các danh từ chỉ sự việc được tổ chức ra như lễ hội, buổi hòa nhạc. Trong trường hợp này thì mục đích của người nói là xem lễ hội, nghe nhạc….

Ngày mai tôi đi Tokyo để xem lễ hội

明日東京のお祭りに行きます。

2. 25. てください~: Hãy

Mẫu câu này được dùng khi người nói muốn nhờ vả, sai khiến hoặc khuyên nhủ người nghe. Khi nói với người vai vế cao hơn thì không nên dùng mẫu này với ý sai khiến.

Ví dụ:

すみませんが、この漢字かんじの読よみ方かたを教おしえてください。

Xin lỗi, hãy chỉ cho tôi cách đọc chữ kanji này.

ここに住所じゅうしょと名前なまえを書かいてください。

Xin hãy viết địa chỉ và tên vào chỗ này.

Chú ý:

Khi đề nghị ai làm việc gì,すみませんがluôn đặt trước – てください như trong VD1, như vậy sẽ lịch sự hơn trường hợp chỉ dùng – てください

2.26. ないてください: ( xin ) đừng / không

Mẫu câu này được dùng khi muốn yêu cầu ai đó đừng làm một việc gì đó.

Ví dụ:

Vì tôi khỏe nên đừng lo cho tôi

私は元気ですから、心配しないでください

Xin đừng chụp ảnh ở đây

ここで写真を撮らないでください。

Xin đừng hút thuốc trong bệnh viện

2.27. てもいいです~: Làm ~ được:

Mẫu câu này dùng để biểu thị sự được phép làm một điều gì đó. Nếu đổi mẫu câu này thành câu nghi vấn thì chúng ta sẽ được một câu xin phép.

Khi trả lời thì chú ý cách trả lời tế nhị khi có ý từ chối.

Ví dụ:

を読よんでもいいです。

Được phép đọc sách ( ở đây ).

タバコ を吸すってもいいですか。

⇒ すみません。ここは禁煙きんえんです。

Tôi hút thuốc có được không?

Xin lỗi anh, ở đây cấm hút thuốc.

2. 28. ~ てはいけません~: Không được làm ~

Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa “cấm” hay “không được” làm một việc gì đó. Dùng để trả lời cho câu hỏi < Động từ thể てもいいですか?>

Ví dụ:

Không được đậu xe ở đây. Vì đây là khu vực cấm đậu xe.

ここで車に止めてはいけません。駐車禁止ですから。

Tôi hút thuốc ở đây có được không?

ここでタバコを吸ってはいけませんか?

Không, không được hút

いいえ。吸ってはいけません。

Chú ý:

Đối với câu hỏi < Động từ thể てもいいですか?>, khi muốn nhấn mạnh câu trả lời là không, từ chối thì có thể lược bỏ < Động từ thểては> mà chỉ trả lời là < いいえ, いけません」Cách trả lời này không dùng với người có vai vế hoặc vị trí cao hơn mình

Thưa cô, chúng em nói chuyện ở đây có được không?

先生、ここで話してもいいですか?

Không, không được

いいえ、いけません。

2. 29. なくちゃいけない~: Không thể không (phải)

Động từ thể ない bỏ い thay bằng なくちゃいけない Có nghĩa cần thiết làm gì đó.

Ví dụ:

Tôi phải ăn

食べなくちゃいけない。

Tôi phải ngủ trước 10h

10時前に寝なくちゃいけない。

Tôi phải học bài mỗi ngày

毎日勉強しなくちゃいけない。

Chú ý:

Mẫu câu này tương đương mẫu câu なくてはいけない。

Tuy nhiên người ta sử dụng mẫu câu なくちゃいけない để biểu đạt trong văn nói

2. 30. なければなりません: Phải

Mẫu câu này biểu thị rằng một đối tượng nào đó phải làm một việc gì đó mà không phụ thuộc vào ý muốn của đối tượng thực hiện hành động. Lưu ý là mẫu câu này không mang ý nghĩa phủ định

Ví dụ:

Tôi phải uống thuốc

薬を飲まなければなりません。

Mỗi ngày tôi phải học tiếng Nhật 1 tiếng

毎日一時間日本語を勉強しなければなりません。

Thầy giáo không biết tiếng Việt, nên phải nói tiếng Nhật

先生はベトナム語が分かりません、日本語が話さなければなりません。

3. Kinh nghiệm học và ghi nhớ cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật nhanh

*

Muốn học giỏi tiếng Nhật bạn cần chinh phục được các cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật bởi ngữ pháp là bộ phận kết nối các từ vựng làm cho câu tiếng Nhật có ý nghĩa. Khi mới bắt đầu học tiếng Nhật, bạn sẽ thấy trật tự các thành phần trong câu tiếng Nhật và tiếng Việt có sự khác nhau. 

Ví dụ: Câu tiếng Việt hình thành theo cấu trúc : Chủ ngữ + Động từ + Tân ngữ nhưng trong tiếng Nhật thì lại là Chủ ngữ + Bổ ngữ + Động từ. Ngoài ra, những cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật còn có rất nhiều mẫu ngữ pháp và các mẫu dễ trùng lặp nghĩa với nhau. Vậy làm thế nào để có thể học, ghi nhớ và phân biệt được các mẫu ngữ pháp một cách hiệu quả nhất? 

3.1. Tập đặt câu với mỗi cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật được học

Cũng giống với khi học và ghi nhớ từ vựng, bạn cũng nên đặt câu, lấy ví dụ để ôn lại những cấu trúc ngữ pháp đã được học. Với cách học này, bạn có thể nhớ từ vựng và cách sử dụng đúng mẫu ngữ pháp. Hơn nữa, nếu đặt được ví dụ cho mẫu ngữ pháp bạn học nghĩa là bạn đã hiểu được cách dùng của nó, sau này có gặp mẫu tương tự bạn cũng có thể phân biệt được, một lần đặt ví dụ là một để lại ấn tượng của mẫu ngữ pháp đó vào não bộ rồi. Để kiểm chứng xem những câu mình viết đã đúng hay chưa bạn có thể nhờ bạn bè thầy cô tiếng Nhật check giúp nhé!

3.2. Ghi lại và tổng hợp những cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật thường xuyên.

Khi kết thúc 1 tuần học, bạn nên tổng kết lại những mẫu ngữ pháp mình đã học, về cấu trúc, dấu hiệu nhận biết và cách sử dụng và giành khoảng thời gian để ôn lại. Kết hợp vừa học vừa tổng kết ngữ pháp theo tuần, theo tháng cho đến khi kết thúc chương trình. Bạn cũng có thể tổng hợp các mẫu ngữ pháp vào quyển sổ tay và có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào.

Việc tổng hợp sẽ giúp bạn một lần nữa ghi nhớ và không bị lẫn lộn giữa các loại cấu trúc ngữ pháp bởi trong tiếng Nhật có nhiều cấu trúc hao hao nhau.

3.3. Học các ngữ pháp tiếng Nhật có liên quan.

Để diễn tả 1 hành động nào đó trong tiếng Nhật, người học có thể sử dụng nhiều mẫu ngữ pháp khác nhau, tuy nhiên dưới hình thức nào thì chúng cũng đồng nghĩa. Hoặc đôi khi cùng mang ý nghĩa đó nhưng cách dùng và sắc thái lại khác nhau hoàn toàn. Chính điều này đã làm cho tiếng Nhật thêm phần phong phú và đa dạng hơn.

Nhưng cũng chính vì điều này lại gây ra nhiều khó khăn cho người học tiếng Nhật trong việc phân biệt nên dùng chúng khi nào . Có một số mẫu ngữ pháp không thể hiểu nếu dùng cách suy nghĩ của người Việt, bạn phải nghĩ theo cách nghĩ của người Nhật.

Do đó, bạn nên luyện đọc và hiểu các ngữ cảnh sử dụng những cấu trúc ngữ pháp đó trong quá trình học, lấy ví dụ và tổng hợp ở các bước bên trên.

3.4. Làm thật nhiều bài tập về ngữ pháp tiếng Nhật.

“ Học đi đôi với hành”, cách nhanh nhất để nhớ ngữ pháp tiếng Nhật là làm thật nhiều và thường xuyên, khi làm bài tập, bạn sẽ gặp lại các dạng cấu trúc giúp bạn nhớ lâu hơn. Khi làm sai, bạn sẽ xem lại mẫu ngữ pháp đó 1 lần nữa sẽ giúp bản thân ghi nhớ và sửa lỗi.

Nếu cảm thấy làm bài tập với một tờ giấy chán quá bạn cũng có thể tìm đến các trang web tiếng Nhật online để làm thử những bài test có vừa đủ kiến thức để bạn ôn luyện bất cứ lúc nào. Hoặc có thể thử cọ xát với các bài thi ngữ pháp trong kì thi JLPT thử nhé.

3.5. Học mới và ôn luyện đều đặn hàng ngày:

Chỉ từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày nhưng là tập trung ôn luyện, học nội dung mới đều đặn là bạn đều có thể tiếp thu rất nhanh, đạt mục tiêu đúng kế hoạch. HỌc ngoại ngữ dù cho bạn có thông minh đến mấy mà không có sự ôn bài và luyện tập thì những gì bạn học được cũng sẽ nhanh chóng bị lãng quên mà thôi.

3.6. Học theo những tài liệu đáng tin cậy 

Có quá nhiều phương pháp và giáo trình chất lượng nhưng bạn không biết phải chọn lựa chúng thế nào. Bạn có thể tham khảo những người đã học trước hoặc trên internet để chọn ra tài liệu phù hợp với việc học ngữ pháp nói chung và các kỹ năng khác nói riêng trong tiếng Nhật.

Trên đây là 30 cấu trúc ngữ pháp tiếng nhật thường gặp cùng những nguyên tắc vàng để có thể ghi nhớ và nâng cao kỹ năng tiếng Nhật mỗi ngày. Học ngoại ngữ không đòi hỏi bạn phải quá thông minh nhưng lại rất cần sự kiên trì và chăm chỉ. Nếu hiểu được điều này cùng với một phương pháp học phù hợp tin chắc các bạn sẽ thành công. Để hiểu sâu hơn về ngữ pháp của các trình độ tiếng Nhật JLPT N5, N4, N3,... bạn có thể đăng ký ngay khóa học tiếng Nhật online hoàn toàn miễn phí của Thanh Giang dưới đây nhé!

Link đăng ký: https://khoahocmienphi.thanhgiang.com.vn/

 

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x