TÍNH VÕ ĐOÁN CỦA NGÔN NGỮ HỌC

Bạn đang quan tâm đến ” Võ Đoán Là Gì ? Cho Một Vài Ví Dụ? Ngôn Ngữ Học phải không? Nào hãy cùng VCCIDATA đón xem bài viết này ngay sau đây nhé, vì nó vô cùng thú vị và hay đấy!

XEM VIDEO ” Võ Đoán Là Gì ? Cho Một Vài Ví Dụ? Ngôn Ngữ Học tại đây.

Bạn đang xem: Tính võ đoán của ngôn ngữ


• Các đặc điểm của tín hiệu: Võ đoán – Sóng đôi – Phân lập – Năng sản•Phân loại các kí hiệu ngôn ngữ : Triệu chứng – Phù hiệu – Các kí hiệu đích thực

1. Các đặc điểm của tín hiệu

Trong quan niệm của kí hiệu học hiện đại, ngôn ngữ được coi là một dạng điển hình của các loại kí hiệu mang màu sắc biểu trưng. Đó chính là một hệ thống các phù hiệu (symbols), bởi vì tương ứng với một cái biểu hiện cụ thể bao giờ cũng có một cái được biểu hiện đi kèm. Xét theo nguồn gốc và bản chất của ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng của hành vi con người thì ngôn ngữ mang tính cụ tượng, vì có thể tìm ra được các lí do khác nhau cho mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện trong một hệ thống ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu xét trong bình diện sử dụng thì người ta không quan tâm nhiều lắm đến bản chất có lí do của mối quan hệ này mà chỉ quan tâm đến các giá trị (giá trị xã hội) trong khi sử dụng của hệ thống kí hiệu này mà thôi. Trong diện đồng đại của vấn đề, người ta có thể trừu tượng hoá tính cụ tượng của ngôn ngữ và thay vào đó là tính biểu trưng hay tính phù hiệu của mỗi một yếu tố của hệ thống ngôn ngữ.Bạn đang xem: Võ đoán là gì

Quan điểm trên đây là của kí hiệu học hiện đại trong việc giải thích bản chất và cơ chế của ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống kí hiệu phục vụ cho hoạt động giao tiếp của cộng đồng. Theo quan điểm của Chomsky , ngôn ngữ được hiểu là một phương tiện bao gồm các đặc tính quan trọng sau đây:

– Ngôn ngữ là võ đoán– Ngôn ngữ là sóng đôi (duality)– Ngôn ngữ là mang tính phân lập– Ngôn ngữ là một phương tiện có chức năng năng sản (productivity)

1.1. Tính võ đoán

Tính võ đoán là sự tách rời thành một mối liên hệ trừu tượng và không được cụ thể hoá giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện.

Đang xem: Võ đoán là gì

Ví dụ: Giữa trường nghĩa (hệ thống ngữ nghĩa) của từ “NHÀ” với chính cấu trúc âm thanh của từ “NHÀ” (bao gồm phụ âm đầu ; âm chính và thanh huyền) hầu như không có một quan hệ có thể giải thích hay nói một cách khác là chúng không có liên hệ gì với nhau).

Vì hiện thực của đời sống là đa dạng và vô cùng phong phú nên mối liên hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện ở các từ và các yếu tố ngôn ngữ khác cần thiết phải được trừu tượng hoá đến mức là võ đoán. Chính nhờ tính võ đoán này mà các kí hiệu ngôn ngữ có thể được sắp xếp theo các trục dọc (hệ hình) khác nhau của hình thức để tạo nên tính hệ thống của ngôn ngữ. Cũng nhờ tính võ đoán mà ngôn ngữ có tính hình thức.

1.2. Tính sóng đôi (thể đôi)

Đây là một đặc trưng rất quan trọng của ngôn ngữ. Trong một hệ thống ngôn ngữ thường song hành hai cấp độ mà đơn vị của cấp độ cơ sở lại trở thành thành tố cho cấp độ bên trên nó. Sự chồng xếp liên tục của các thể đôi như vậy trong cấu trúc tạo nên cấu trúc riêng của ngôn ngữ so với các hệ thống kí hiệu phi ngôn ngữ.


Ví dụ:

+ Sóng đôiHình thái học:ba– cấu trúc thành tố: hình vị “ba”
Âm vị học:– đơn vị
→ Tiết vịPhụ âm đầu:
Vần:
+ Sóng đôiTừ:“bà ba”– Thành tố
Hình vị: {ba}– Đơn vị: hình vị (tiết vị)
→ “bà ba”Thành tố 1:
Thành tố 2:ba
+ Sóng đôiÁo bà ba rách rồi– Thành tố cú pháp
CâuVá áo bà ba rách
Từ/ngữ:“bà ba”, “áo”, “rách”– Đơn vị: từ (ngữ)

Thành tố thuộc đơn vị ngôn bản
=> Ngữ pháp họcCú pháp họcThành tố thuộc đơn vị cú pháp học ↑
Hình thái họcThành tố thuộc đơn vị hình thái học ↑
Âm vị họcĐơn vị ↑

1.3. Tính phân lập

Một đặc trưng nữa của ngôn ngữ là tính phân lập về biểu hiện, khác với tiếng kêu của loài vật, thông điệp của con người vừa là tiếng nói của cảm xúc, vừa là các thông tin trí tuệ. Bản thân các thông tin trí tuệ đòi hỏi phải có sự phân lập thành các mảng khác nhau của thế giới khách quan. Những mảng này cần các từ riêng rẽ, cách biệt hẳn nhau để kí hiệu chúng. Từng mảng rời của ngôn ngữ như vậy được chắp lại theo một nguyên tắc nhất định tạo nên các thông điệp mà chúng ta gọi là các phát ngôn. Mỗi một phát ngôn bao giờ cũng có một số lượng hữu hạn (về mặt hình thức) các thành tố cấu tạo nên phát ngôn. Ví dụ như các thành tố tạo nên chủ ngữ, vị ngữ hoặc phần đề, phần thuyết. Ranh giới giữa các thành tố này bao giờ cũng được biểu hiện rõ ràng trong ngữ lưu. Ví dụ: Chỗ ngừng, trọng âm câu, chỗ lên và xuống của ngữ điệu hoặc bằng hư từ “thì” trong tiếng Việt.

Đến lượt nó, các thành tố của phát ngôn lại sử dụng tính phân lập để chia thành các khối từ, ngữ khác nhau mà chúng ta quen gọi là các thành tố của ngữ đoạn. Ví dụ: các thành tố của danh ngữ, động ngữ…

Cứ như vậy, tính phân lập tiếp tục ảnh hưởng đến tận cấp độ âm vị. Ví dụ: âm tiết “NHÀ” bao gồm các âm vị: phụ âm (đầu) /-/, nguyên âm (âm chính) /-a-/…

Như vậy, phân lập như là một đặc trưng của ngôn ngữ có tác dụng một cách triệt để, từ các ngôn bản cho đến tận âm vị, nhằm tách rời các thành tố cấu trúc để người tiếp nhận dễ nhận rathông điệp.

1.4. Tính năng sản

Để ngôn ngữ như là một phương tiện của cộng đồng tính theo chiều dài của lịch sử và theo hoàn cảnh không gian, các kí hiệu ngôn ngữ cần phải tuân theo nguyên tắc hồi quy (hoặc đệ quy). Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ra theo thuộc tính sau đây: Các kí hiệu ngôn ngữ, sau khi đã được thể hiện trong một thông điệp cụ thể (để đáp ứng một nhu cầu giao tiếp cụ thể) thì không tiêu biến đi như những giá trị hàng hoá khác mà lại được trở về, hoàn nguyên trong mã giao tiếp của mỗi người. Do nguyên tắc hồi quy này mà các thành viên trong cộng đồng dù ở những thời đại khác nhau, ở những miền đất khác nhau vẫn có thể tri nhận được các thông điệp của nhau. Mặt khác, mỗi kí hiệu ngôn ngữ có giá trị ngang nhau về mặt thông điệp ở bất kì khoảng cách phát ngôn nào. Chính vì vậy, chúng ta không phải đổi mã liên tục. Điều này làm nên tính vĩnh hằng của ngôn ngữ như là một phương tiện giao tiếp vạn năng và không gì thay thế được của bất kì một cộng đồng nào trên Trái đất. Ngôn ngữ học đại cương gọi tính hồi quy này là tính năng sản.


Sơ đồ nguyên lí hồi quy của ngôn ngữ

2. Phân loại các kí hiệu ngôn ngữ

Sự tổng hợp các nguyên tắc của tính cụ tượng và tính phù hiệu tạo nên tính đa dạng của các loại kí hiệu mà xã hội con người đang sử dụng. Về nguyên tắc, có thể chia thành 3 loại kí hiệu sau đây:

– triệu chứng– phù hiệu (biểu trưng)– các kí hiệu đích thực

2.1. Triệu chứng

Trong thế giới tự nhiên có một mối liên hệ giữa nội dung và hình thức của mỗi sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ này thể hiện rõ nhất trong quan hệ nhân quả: một nguyên nhân dẫn tới một kết quả hay nhiều kết quả; một kết quả tất yếu sẽ có một nguyên nhân cụ thể nào đó gây ra. Khi một nguyên nhân có thể suy ra một kết quả duy nhất và ngược lại, từ một kết quả có thể suy ngược lên một nguyên nhân duy nhất đã gây ra nó, thì người ta gọi mối quan hệ nhân quả này là quan hệ đồng nhất và nhân tố để phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả đôi khi mang tính ngẫu nhiên.

Trong ngôn ngữ học, đối với một sự kiện ngôn ngữ, thông thường người ta lấy nhân tố thời gian để làm tiêu chuẩn phân ra yếu tố nguyên nhân và yếu tố kết quả: Cái gì xuất hiện trước lànguyên nhân của yếu tố có sau. Đó là một mặc định khi ngôn ngữ mang thuộc tính hình tuyến.

Trong kí hiệu học, khi chúng ta tìm được một mối quan hệ như đã trình bày ở trên, chúng ta gọi đó là các biểu hiện loại triệu chứng.

Ví dụ:1, đám mây đen – trời mưa2, trán nóng – trong người có sự viêm nhiễm3, từ láy loại 1 – các phạm trù chia cắt thế giới mờ nhạt, không rõ ràng…

Các loại kí hiệu này, bằng kinh nghiệm thực tế hàng triệu năm, con người đã quan sát và có những nhận định về chúng để từ đó có những câu tục ngữ, ca dao về hiện tượng tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm xã hội… Ngày nay, các nhà khoa học (nhất là khoa học tự nhiên) vẫn sử dụng sự phân tích và quan sát kí hiệu này để tìm ra bản chất của thế giới xung quanh chúng ta.

2.2. Phù hiệu – Biểu trưng

Loại kí hiệu thứ hai mang tính nhân văn hơn, đó là các biểu tượng. Bằng các đặc điểm tâm lí và văn hoá, những mốt thời thượng, những ý nguyện và những mưu đồ chính trị… con người đã tạo nên sự vật và hiện tượng nhân tạo, để từ đó có được các hình ảnh biểu trưng mang nội dung thông điệp không còn đơn giản nữa. Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh nhân tạo thể hiện những khát vọng, ý chí, những đặc điểm dân tộc tính hoặc những hình ảnh cá thể được xã hội thừa nhận.


Vì đặc điểm của các kí hiệu biểu trưng là phụ thuộc vào quy định của một nhóm người hay của cộng đồng người nên các cấu trúc về hình thức của biểu trưng thường phức tạp và đa diện hơn so với các kí hiệu triệu chứng.

Giá trị của các biểu trưng cũng phải thông qua những quy ước của cộng đồng hoặc của nhóm xã hội để thực hiện chức năng thông báo trong cộng đồng hoặc trong nhóm xã hội.

Do đặc điểm cấu trúc của các biểu trưng là phụ thuộc vào các điều kiện vật chất và tâm linh của một cộng đồng hoặc một nhóm xã hội nên mặt biểu hiện của biểu trưng bao giờ cũng mang tính nhất quán và cụ thể, được hình tượng hoá theo tâm lí.

Mặt được biểu hiện của biểu trưng thường mang đặc điểm tâm lí của nhóm xã hội hoặc cộng đồng hay một thông điệp chính trị, hay các thông điệp của mặt đời thường mà trong thời điểm đó cộng đồng thường ưa nói về nó, hoặc được thịnh hành trong một thời điểm cụ thể.

Nói tóm lại, mặt được biểu hiện của biểu trưng khác mặt được biểu hiện của triệu chứng do nó thường mang tính khái quát và trừu tượng hơn.

Xem thêm: 8 Cách Làm Da Mặt Sần Sùi Trúng Cá Ch Khắc Phục, Da Mặt Nổi Mụn Sần Sùi Điều Trị Thế Nào

Ví dụ:– rào rấp trước ngõ → cấm vào– cờ đỏ sao vàng → giành độc lập bằng chiến đấu…– các từ láy có “om, ôm, ong…” → chỉ về các sự vật có dáng tròn, cong; hoặc chỉ trạng thái luẩn quẩn…

2.3. Các kí hiệu đích thực

Được gọi là các kí hiệu chính danh là bởi vì các thông điệp do kí hiệu này tạo nên không còn là những thông điệp mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, cũng không còn là những biểu trưng về mặt tâm lí và khát vọng cộng đồng đơn thuần, mà là những nội dung thông điệp thuần lí, bao quát được toàn bộ đời sống của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Về mặt cấu trúc:

– Thứ nhất, cái biểu hiện của các kí hiệu này có thể là màu sắc, mùi vị hoặc âm thanh… nghĩa là tất cả những thuộc tính vật thể (physical) mà con người có thể tri nhận được qua giác quan.– Thứ hai, cái được biểu hiện của nó là những thông điệp ngắn gọn và đơn nhất về lượng thông tin.– Điểm quan trọng thứ ba là giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện không có một mối liên hệ có lí do nào để ảnh hưởng tới nội dung thuần lí (chức năng biểu diễn) của thông điệp.Ví dụ:


Vậy là đến đây bài viết về ” Võ Đoán Là Gì ? Cho Một Vài Ví Dụ? Ngôn Ngữ Học đã dừng lại rồi. Hy vọng bạn luôn theo dõi và đọc những bài viết hay của chúng tôi trên website VCCIDATA.COM.VN

Với mình, những môn học này tuy vẫn có đôi lúc hơi nhàm chán nhưng nhìn chung mình đều rất thích. Mình cũng học được một vài điều rất...


*

*
Với mình, những môn học này tuy vẫn có đôi lúc hơi nhàm chán nhưng nhìn chung mình đều rất thích. Mình cũng học được một vài điều rất thú vị về ngôn ngữ từ những môn này vì vậy mình muốn chia sẻ với mọi người. Nào cùng bắt đầu nhé!
Ngôn ngữ không chỉ là hệ thống dùng để liên lạc hay giao tiếp của con người với nhau, mà còn là nhân tố giúp hình thành suy nghĩ của con người, là công cụ để chúng ta tri nhận thế giới. Ngay trước cả khi nói ra một từ, trong đầu chúng ta cũng đã nghĩ đến điều mà từ đó biểu thị. Nhờ ngôn ngữ, chúng ta có thể phân biệt, gọi tên các sự vật ở xung quanh như “nhà” , “Mặt Trời”, “nước”,.. hay ngay cả những khái niệm trừu tượng như “cảm xúc”, “lý trí”, “suy nghĩ”. Chúng ta có thể tượng tưởng ra những điều không được chứng kiến, những điều còn chưa xảy ra, thậm chí không thể xảy ra như việc một chú chim cánh cụt nằm thư thái đọc sách trên một tảng băng. Dù điều đó thật ngớ ngẩn nhưng mình chắc hình ảnh chú chim cánh cụt đó vừa tự động hiện ra trong đầu bạn.
*

Và cũng nhờ ngôn ngữ, mình phần nào hiểu mình muốn gì, cần gì qua lời nói, suy nghĩ, chữ viết. Với riêng mình, mỗi khi phải đi ra quyết định gì khó khăn, mình thường sẽ viết ra hết cảm xúc, suy nghĩ của mình, vì qua những dòng chữ ấy mình hiểu chính bản thân mình hơn. Viết ra giúp mình suy nghĩ mạch lạc hơn và cũng là có thể đưa ra lựa chọn quyết đoán hơn. Thế nhưng mình chưa từng nghĩ tới tác dụng của ngôn ngữ lại lớn lao đến vậy, có lẽ ngày ngày sử dụng đã khiến mình coi nó như một lẽ đương nhiên và có phần xem nhẹ vai trò của nó.
Nếu như tiếng Anh và tiếng Trung chỉ có hai đại từ chung không phân biệt tuổi tác, giới tính khi giao tiếp như "I" và "you", “wǒ” và “nǐ” thì tiếng Việt lại có hệ thống đại từ nhân xưng rất phong phú như tớ, cậu, tôi, tao, hắn ta, chúng nó, bọn họ,… Mỗi đại từ mang một sắc thái và thể hiện mối quan hệ khác nhau giữa người giao tiếp.
Khi mình còn học cấp 3, mới bắt đầu vào học và làm quen những người bạn mới thì mình chọn đại từ xưng hô là “cậu – tớ”, khi đã quen nhau rồi thì sẽ là “mày – tao”. Sau này không ít đứa bạn từng bảo mình là không tin được trước tao với mày lại xưng là cậu-tớ, nghe giả tạo chết đi được, cũng như không ít người bảo “Eo bọn này vẫn xưng cậu- tớ cơ á”. Trong trường hợp này đại từ nhân xưng thể hiện mối quan hệ.
Một ví dụ về ý nghĩa sắc thái của đại từ nhân xưng trong tiếng Việt là ở trong các tác phẩm dịch, chỉ riêng từ “hắn” thay vì “he” trong nguyên tác đã khiến người đọc có cảm nhận tiêu cực về nhân vật này khi so với tính chất trung tính của nguyên tác. Việc này khiến dịch giả Việt rất đâu đầu khi phải lựa chọn đại từ nhân xưng sao cho truyền tải đúng nội dung tác phẩm. <1>
Đã có nhiều bài viết đặt vấn đề rằng đại từ nhân xưng của tiếng Việt là nguyên nhân tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội cũng như trong cách tư duy bởi vì mối quan hệ của người Việt được đặt trong hệ quy chiếu của quan hệ xã hội. Ví dụ chúng ta gọi một người là “bác” vì người đó hơn tuổi bố mẹ chúng ta chứ không đặt trong mối quan hệ giữa người được gọi và chính chúng ta. <2> Hay chúng ta phải gọi một người nhỏ tuổi hơn là “anh/chị” bởi vì mối quan hệ họ hàng.
Mình thì không đủ kiến thức để bàn luận về chủ đề này, bạn có thể tìm đọc một vài bài mình thấy rất đáng đọc ở link cuối bài nhé!!
*
Crain"s illustration
Đặt trong mối quan hệ giữa các ngôn ngữ, Lera Boroditsky – nữ giáo sư nghiên cứu về mối liên hệ giữa ngôn ngữ và nhận thức của con người – có một bài diễn thuyết Ted Talks rất hay với tựa đề “How language shapes the way we think". Trong bài diễn thuyết, cô đã đưa ra một ví dụ về giống danh từ trong ngữ pháp của tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha. Trong tiếng Đức, từ “cầu” mang giống cái vì vậy thường được người Đức kết hợp cùng các tính từ miêu tả giống cái như “đẹp đẽ”, “trang nhã”. Trong khi trong tiếng Tây Ban Nha, từ “cầu” lại mang giống đực và thường được miêu tả kèm các từ “chắc chắn”, “dài”, là những từ nam tính. Mọi người xem video mình đã đính link ở trên để tìm hiểu rõ hơn về tác động của ngôn ngữ lên chúng ta nhé!
*
Illustrator: Sam Peet
Tóm lại, ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng có khả năng ảnh hưởng và tạo ra thiên kiến trong cách chúng ta tư duy. Thế nhưng, ngôn ngữ không phải nhà tù giam cầm và ràng buộc chúng ta phải suy nghĩ theo một hướng duy nhất về thế giới. Bởi vì chúng ta vẫn có thể hiểu những từ vựng thuộc ngôn ngữ khác mà ngôn ngữ chúng ta không có nhờ vào ngữ cảnh hoặc dựa vào miêu tả định nghĩa của chúng. Chúng ta luôn có cách nhìn nhận về mọi sự việc, chỉ là đôi lúc có sự khác biệt trong cách tư duy bởi ngôn ngữ chúng ta sử dụng mà thôi. <4>
Hồi còn bé, mình vẫn luôn tự hỏi tại sao cái nhà lại được gọi là cái nhà, lá cây tại sao lại được gọi là lá cây,.. rất nhiều những câu hỏi như vậy mà mình không thể giải thích nổi. Những câu hỏi này đến lúc lớn hơn thì mình không còn thắc mắc nhiều nữa nhưng vẫn có nhiều lúc lại nhớ về.
Thực ra đến bây giờ mình vẫn không giải đáp nổi, mà có lẽ cũng khó ai có thể giải thích trọn vẹn nổi. Chỉ là lúc đầu người ta quy ước và gọi nó là “ngôi nhà” thì về sau nó là ngôi nhà thôi.
*

Khi được học Dẫn luận ngôn ngữ mình mới biết đây được gọi là tính võ đoán của ngôn ngữ (linguistic arbitrariness), nghĩa là giữa hình thức ngữ âm và khái niệm mà nó biểu thị không có mối quan hệ bên trong.
Tính võ đoán là tính chất cơ bản và đặc trưng của mọi ngôn ngữ trên thế giới. Khi số lượng từ vựng tăng lên thì tính võ đoán là cần thiết để sáng tạo ra các từ mới <5>. Mỗi tộc người thời xưa có cách gọi các sự vật khác nhau, có quy ước khác nhau nên có hệ thống từ vựng khác nhau. Vậy nên từ để chỉ ” ngôi nhà” trong tiếng Việt không giống từ được dùng để chỉ cùng sự vật trong tiếng Anh là “house”.
“sự hiện diện rộng khắp của tính võ đoán trong ngôn ngữ là lý do chính khiến chúng ta mất rất nhiều thời gian để học từ vựng của một ngôn ngữ nước ngoài.” <6>
Tính võ đoán là lí do mà chúng ta không thể đoán được nghĩa của từ chỉ dựa vào phiên âm của từ đó, và chúng ta phải học lại hệ thống từ vựng từ đầu.
À thì hồi xưa mình cũng hay thắc mắc tại sao tiếng Việt và tiếng Trung có cấu trúc câu tương đối giống nhau, còn tiếng Anh thì lại khác hoàn toàn. Và kết quả hóa ra là tiếng Việt và tiếng Hán thuộc cùng một loại hình ngôn ngữ, còn tiếng Anh thì thuộc loại hình khác.
Các ngôn ngữ trên thế giới được chia thành 2 loại hình chính, đơn lập và không đơn lập, dựa trên so sánh đối chiếu theo hình thái học, cú pháp học và ngữ âm học.
(Phần này mình tham khảonội dung trên wikivà sửa lại cho gọn một vài phần vì trang này tổng hợp rất chi tiết và giống như mình học nên mình không gõ lại nữa, với cả mình cũng không mang vở ghi về :(( )
Tiếng Hán, tiếng Thái và các tiếng trong nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer (tiếng Việt cũng thuộc nhóm tiếng này) là những ví dụ tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập. Các đặc điểm chính của loại hình này là:
Từ không biến đổi hình thái. Hình thái của từ không chỉ ra quan hệ giữa các từ trong câu.Hư từ và vị trí, trật tự từ đóng vai trò làm rõquan hệ ngữ phápcũng nhưý nghĩa ngữ phápcủa từ và của câu.VD: Thêm hư từ “sẽ” hay “đang” trước từ “ăn” sẽ làm thay đổi ý nghĩa thời gian của hành động (đang ăn/sẽ ăn). Hoặc đảo vị trí các từ cũng làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp (ví dụ: “chân bàn” và “bàn chân”).Tính hình tiết; hạt nhân cơ bản của từ vựng là các từ đơn tiết. Vì thế mà ranh giới giữa âm tiết, hình vị và từ không rõ ràng (ví dụ: trong tiếng Việt, “nhà” vừa là một hình vị, mà cũng vừa là một từ). Cũng vì vậy mà từ ghép và cụm từ cũng khó phân biệt.Khái niệm “các từ loại” là rất mơ hồ. VD như “cưa” vừa là dụng cụ để xẻ gỗ, vừa chỉ hành động cắt xẻ gỗ. Nguyên nhân do cấu trúc của những từ có ý nghĩa đối tượng, tính chất, hành động,…không tách biệt nhau.

2. Ngôn ngữ không đơn lập (synthetic language)


Được chia thành 3 loại hình nhỏ: Ngôn ngữ hòa kết (Fusional Language), ngôn ngữ chắp dính (Agguluntinative Language) và ngôn ngữ hỗn nhập (đa tổng hợp – Polysynthetic Language)
a. Ngôn ngữ hòa kết (chuyển dạng): Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp…Từ biến đổi hình thái để diễn tả quan hệ ngữ pháp (eat – ate, cook – cooked). Đặc biệt có sự biến đổi nguyên âm và phụ âm trong hình vị, vì vậy sự biến đổi này được gọi là “biến tố bên trong”. Ví dụ trong tiếng Anh, từ “foot” nghĩa là “bàn chân” còn “feet” là “những bàn chân”.Các hình vị trong từ ở ngôn ngữ hoà kết liên kết với nhau rất chặt chẽ. Chính tố không thể đứng một mình. Ví dụ trong tiếng Anh, chính tố (biểu hiện ý nghĩa từ vựng) “work” không thể đứng một mình mà phải đi kèm phụ tố (biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp) “-еr"” trong từ “worker”.Mỗi phụ tố có thể đồng thời mang nhiều ý nghĩa, và ngược lại, một ý nghĩa có thể được biểu thị bằng nhiều phụ tố. Ví dụ để diễn tả ý nghĩa, tính chất đối lập, trong tiếng Anh có các phụ tố như “dis-“, “un-” hay “im-” (“unhappy” và happy, “nonfiction”, “disagree”, “impossible”,… )Một điểm đặc biệt của ngôn ngữ hoà kết là: ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp được dung hợp trong từ nhưng không thể tách bạch được. Có thể thấy như trong tiếng Anh, rất khó để phân biệt ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp trong từ “feet” (số nhiều của “foot” = bàn chân). Chính bởi đặc điểm này mà người ta gọi là “ngôn ngữ hoà kết”.
b. Ngôn ngữ chắp dính: Tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ…Đặc điểm của ngôn ngữ chắp dính là từ gốc không biến đổi tuy nhiên từ phái sinh của nó được cấu thành bằng cách gắn thêm phụ tố.– Ví dụ trong tiếng Hàn “사람” nghĩa là người, thêm phụ tố “-들” chỉ số nhiều thành “사람들” là nhiều người.– Ví dụ với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ:adam(người đàn ông)-adamlar(những người đàn ông)kadin(người phụ nữ)-kadinlar(những người phụ nữ)Các phụ tố được sử dụng rộng rãi để cấu tạo từ và biểu thị những mối quan hệ khác nhau. Thế nhưng mỗi phụ tố lại chỉ biểu thị một ý nghĩa ngữ pháp, và ngược lại cũng vậy (điểm khác biệt chính với ngôn ngữ hòa kết). Do vậy từ có độ dài rất lớn.c. Ngôn ngữ hỗn nhập (đa tổng hợp): ngôn ngữ của một số thổ dân châu Mỹ
Đặc điểm chính là từ không tách riêng với câu hay có hiện tượng 1 từ mà mang nghĩa của cả 1 câu.– Ví dụ với tiếng tiếng Chinuk:“i-n-i-a-l-u-d-am” có nghĩa “tôi đã đến mang cho cô ấy cái này”Tuy nhiên, ngôn ngữ này vẫn có những từ tách rời, từ đơn. Ngôn ngữ hỗn nhập mang đặc điểm của cả hai loại hình hòa kết và chắp dính.
Thực ra mình không biết mấy kiến thức này bạn có thấy thú vị hay có ích gì không nhưng mình thấy rất hay vì mình hiểu hơn về các ngôn ngữ mình đang dùng và đang học. Mong rằng các bạn sẽ tìm thấy điều gì hữu ích trong bài viết này và chúng mình tiếp tục cố gắng trên hành trình chinh phục ngôn ngữ :D
<1> Mấy vấn đề về văn hóa trong cách xưng hô của người Việt – Cao Xuân Hạo (trích Tiếng Việt Văn Việt Người Việt – Cao Xuân Hạo 2001)
<4> Mind vs Words: Are we defined by language? – Man vs Mind: Every Psychology Explained – Daniel Richardson

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.