TOP 10 TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO THIẾU NHI DỊP TRUNG THU, HƯỚNG DẪN 101 TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Trò chơi dân gian trẻ em là một trong những trò chơi cực kỳ quen thuộc đối với bất kỳ thế hệ nào. Nó mang đậm tính truyền thống, cùng những giá trị tinh thần, thể chất cần thiết. Trò chơi dân gian được truyền nối từ đời này sang đời khác và hầu như trẻ em Việt Nam nào cũng biết đến. Con bạn đã biết những trò chơi này chưa? Hãy cùng Kyna For Kids khám phá cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Trò chơi dân gian cho thiếu nhi


#1 Trò chơi dân gian trẻ em – dung dăng dung dẻ

Nó không chỉ quen thuộc, được nhắc nhiều trong các buổi vui chơi tập thể của trẻ. Thêm vào đó, dung dăng dung dẻ còn có thêm bài vè khá thú vị. Chắc chắn không bé nào là không biết đến bài này. Đặc biệt, đây là trò chơi tập thể cần số lượng bé tham từ 5-10 bé. Do vậy, không gian tham gia trò chơi cũng cần sân nhà, bãi đất trống rộng rãi.

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

Trò chơi dân gian trẻ em là một hình thức tổ chức vui chơi khá hữu ích. Nó không chỉ giúp con rèn luyện khả năng linh hoạt, chạy nhảy. Thêm vào đó, bé còn tăng kỹ năng ứng biến, tinh mắt và một số kỹ năng quan trọng khác. Bố mẹ hãy dành một ít thời gian của mình cùng tham gia với con những trò chơi trên nhé!

Ba mẹ thường hay chọn các trò chơi dân gian để chơi cùng con vào các dịp nghỉ lễ để tình cảm gia đình được gắn kết nhiều hơn. Dưới đây là các trò chơi dân gian Việt Nam theo gợi ý của chuyên mục chăm sóc bé 0 - 3 tuổi mà ba mẹ có thể tham khảo:


*

Top 100 trò chơi dân gian Việt Nam phổ biến trong dịp Tết 2023

1Chi chi chành chành

Giới thiệu trò chơi

Đây là trò chơi cho bé được rất nhiều trẻ em yêu thích, với cách thức chơi đơn giản, nhưng phải có được phản ứng nhanh và tinh ý. Khi chơi trò này, người tham gia nên dùng một ít kỹ xảo và đọc nhẩm theo người chơi để tránh bị bắt trúng tay nhé.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Số lượng người chơi từ trên 3 người trở lên, sau đó chọn một người đứng ra và xòe bàn tay ra, còn những người khác sẽ giơ ngón trỏ và đặt vào lòng bàn tay của người xòe bàn tay. Sau đó người xòe bàn tay sẽ đọc to:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết chương

Ba vương ngũ đế

Chấp chế đi tìm

Ù à ù ập.”

Khi người xòe bàn tay đếm đến chữ “ập” thì người xòe tay sẽ nắm tay lại, còn những người khác phải cố gắng rút tay ra thật nhanh.

Ai rút không kịp hoặc bị nắm trúng thì thua và phải làm người thay thế vào chỗ người xòe tay, sau đó người chơi này tiếp tục đọc bài đồng dao và làm cho những người khác chơi.


Có thể bạn quan tâm: Top những khu vui chơi trẻ em TPHCM vui nhộn, náo nhiệt

*

Chi chi chành chành

2Cướp cờ

Giới thiệu trò chơi

Đây là trò chơi không còn quá xa lạ với mọi người, trò chơi này đòi hỏi người chơi phải phản ứng và chạy nhanh. Nếu như người chơi không chạy nhanh để cướp cờ thì bạn phải chặn người cướp được cờ và giật cờ chạy về đích thật nhanh để giành chiến thắng.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Đầu tiên, chia người chơi từ 2 đội chơi trở lên, các người chơi đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Sau đó trọng tài sẽ phân các người chơi theo từng số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5,… nên người chơi phải nhớ số chính xác của mình.

Khi trọng tài gọi tới số nào thì người chơi của số đó phải nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.

Hoặc nếu trọng tài gọi số nào về thì số đó phải về, trong quá trình gọi số, trọng tài cũng có thể gọi hai ba bốn số cùng một lúc lên tranh cướp cờ.

Trong quá trình chơi, khi đang cầm cờ mà nếu bị đối phương vỗ vào người thì người đó bị loại và ngược lại khi lấy được cờ phải chạy nhanh về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người thì người cầm cờ mới thắng.


Có thể bạn quan tâm: Bật mí các khu vui chơi trẻ em quận 12 ba mẹ nên dẫn bé đi

*

Trò chơi Cướp cờ

3Dung dăng dung dẻ

Giới thiệu trò chơi

Khi chơi trò này người chơi phải tinh ý lựa chọn sẵn cho mình một cái vòng tròn để ngồi xuống, nếu trường hợp người chơi không vào được vòng tròn nào, thì có thể lanh trí dẫn dụ người khác để mình được vào và lập tức ngồi xuống ngay nhé. 

Hướng dẫn cách chơi và luật

Đầu tiên, người chơi vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn phải ít hơn số người chơi. Khi chơi mọi người nắm tay nhau tạo thành một hàng đi quanh các vòng tròn và cùng nhau đọc lớn:

“Dung dăng dung dè 

Dắt trẻ đi chơi

Đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ

Cho cháu về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Ngồi xẹp xuống đây.” 

Khi đọc hết chữ “đây” người chơi phải nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xuống. Nếu người chơi nào không tìm thấy được vòng tròn thì bị loại.

Trò chơi cứ tiếp tục như thế đến khi tìm được người thắng cuộc.


Có thể bạn quan tâm: Khu vui chơi trẻ em quận 2 ba mẹ nên cho con chơi dịp Tết

*

Trò chơi Dung dăng dung dẻ

4Rồng rắn lên mây

Giới thiệu trò chơi

Trò chơi này quan trọng ở người đứng đầu hàng và người thầy thuốc, người đứng đầu hàng phải ngăn cản người thầy thuốc bắt được đuôi của mình, trong khi người thầy thuốc phải cố gắng bắt được đuôi của người đầu hàng. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải lanh lẹ và tinh mắt để tránh bị thua cuộc nhé.


Có thể bạn quan tâm: Bật mí các món đồ chơi cho bé trai cực kỳ hấp dẫn 2023
Hướng dẫn cách chơi và luật

Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại đứng thành một hàng dọc, tay người phía sau nắm vạt áo hoặc đặt tay lên vai của người phía trước. Sau đó tất cả người chơi bắt đầu vừa đi vừa hát:

“Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?”

Sau đó, người đóng vai thầy thuốc trả lời:

“Thấy thuốc đi chơi!” (Người chơi có thể trả lời là đi chợ, đi câu cá, đi vắng nhà,…).

Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:

“Có !”

Và bắt đầu đối thoại như sau: 

Thầy thuốc hỏi:

“Rồng rắn đi đâu?”

Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:

“Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.”

“Con lên mấy?”

“Con lên một.”

“Thuốc chẳng hay.”

“Con lên hai.”

“Thuốc chẳng hay.”

Cứ thế cho đến khi:

“Con lên mười.”

“Thuốc hay vậy.”

Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:

“Xin khúc đầu.”

“Những xương cùng xẩu.”

“Xin khúc giữa.”

“Những máu cùng me.”

“Xin khúc đuôi.”

“Tha hồ mà đuổi.”

Lúc này người chơi làm thầy thuốc phải tìm cách bắt cho được người cuối cùng trong hàng, và người đứng đầu phải cản lại người thầy thuốc, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi (người đứng cuối hàng) của mình.

Hoặc người đứng cuối hàng phải chạy nhanh và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó sẽ bị loại.


Có thể bạn quan tâm: Những khu vui chơi cho trẻ em ở Sài Gòn cực kỳ nổi tiếng

*

Trò chơi Rồng rắn lên mây

5Kéo co

Giới thiệu trò chơi

Đây là một trò chơi khá đơn giản và rất được nhiều người biết đến, hai bên phải kéo co đến khi nào một bên vượt vạch mức là thua. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải có thể lực, sức khỏe.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Khi có tiếng bắt đầu của trọng tài, các đội bắt đầu túm lấy một sợi dây thừng để kéo. 

Hai bên phải ra sức kéo, sao cho đội đối phương bước qua vạch của mình là thắng. 


Trò chơi Kéo co

6Bịt mắt bắt dê

Giới thiệu trò chơi

Một người chơi phải bịt mắt để đi bắt những người chơi còn lại. Nếu là người đi bắt, người chơi nên dùng tai nhiều hơn để xác định vị trí của các người chơi khác. Còn nếu là người trốn, người chơi phải đi nhẹ, nói khẽ để tránh việc bị người bịt mắt phát hiện và bị bắt.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Một người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.

Sau đó, người bị bịt mắt bắt đầu di chuyển tìm kiếm mọi nơi để bắt người chơi, người chơi phải cố tránh để không bị bắt và có thể tạo ra nhiều tiếng động khác để đánh lạc hướng người bịt mắt.

Đến khi người bịt mắt bắt được người chơi thì người chơi đó sẽ bị thua.


Trò chơi Bịt mắt bắt dê

7Đua thuyền trên cạn

Giới thiệu trò chơi

Các thuyền phải được dùng cơ thể của người chơi tạo thành, người chơi phải dùng hai tay và hai chân để chèo thuyền về phía trước. Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải đoàn kết, có sức khỏe và lực cánh tay tốt.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Trò chơi này có thể chia thành nhiều đội chơi khác nhau, mỗi đội chơi phải có số lượng người chơi bằng nhau.

Các người chơi ngồi thành hàng dọc theo từng đội, người chơi ngồi sau cặp chân vào vòng bụng của người trước để tạo thành một chiếc thuyền đua. Khi nghe hiệu lệnh của trọng tài, tất cả các thuyền đua dùng sức bằng hai chân và hai tay di chuyển cơ thể nhanh chóng để tiến về phía trước cho đến đích. Đội nào đến đích trước sẽ giành chiến thắng.


Có thể bạn quan tâm: Khu vui chơi trẻ em quận 7 được yêu thích nhiều nhất trong năm
Trò chơi Đua thuyền trên cạn

8Thả chó

Giới thiệu trò chơi

Người chơi ông chủ phải nhanh tay bắt được một người chơi khác để làm chú chó, chú chó phải lanh tay lẹ mắt để ý người chơi khác di chuyển có đúng luật hay không để bắt lại. Và sau cùng là các con thỏ phải nhanh nhẹn, chạy thật nhanh đến đồ vật và về lại ông chủ trong thời gian ngắn. Trò chơi này gắn kết 3 nhân vật chơi lại với nhau, tạo nên sự thú vị và vui nhộn.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Các người chơi phân ra một nhân vật đóng vai ông chủ. Sau đó tất cả mọi người cùng hát: 

“Ve ve chùm chùm

Cá bóng nổi lửa

Ba con lửa chết trôi 

Ba con voi thượng đế

Ba con dế đi tìm

Ù a ù ịch.”

Sau đó, người làm ông chủ xòe ngửa bàn tay phải, người chơi khác tập trung thành một vòng tròn xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ khi nghe hát đến câu “ù a ù ịch” thì mọi người phải nhanh chóng rút tay ra và nhân vật ông chủ sẽ nắm tay lại.

Người chơi nào bị ông chủ nắm được ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các người chơi còn lại sẽ làm thỏ.

Sau đó, khi ông chủ diễn tả một vật nào đó thì các chú thỏ lập tức phải chạy nhanh tới chạm vào vật đó trước khoảng thời gian ông chủ sẽ thả chó.

Trong quá trình chạy về, nếu thấy chú chó xuất hiện thì các con thỏ phải đi về ở tư thế 2 tay nắm lỗ tai.


Có thể bạn quan tâm: Khu vui chơi trẻ em quận 9 vui nhất tại Sài Gòn
Trò chơi Thả chó

9Chùm nụm

Giới thiệu trò chơi

Trò chơi này dựa vào yếu tố “hên xui” nhiều hơn, người chơi có thể dùng tay hoặc chân để chơi. Nếu người chơi bị loại trước một cánh tay/chân, thì hãy cố giữ lại cánh tay/chân còn lại để tiếp tục và đếm trước các cánh tay/chân còn lại để khi đọc đồng dao được biết trước nhé.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Tất cả người chơi cùng hát:

“Chùm nụm chùm nẹo

Tay tí tay tiên

Đồng tiền chiếc đũa

Hạt lúa ba bông

Ăn trộm ăn cắp

Trứng gà trứng vịt

Bù xe bù xít

Con rắn con rít

Nó rít tay này.”

Đến từ “này” cuối cùng, trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra, sau đó trò chơi cứ thế tiếp tục. Nếu hết các nắm tay thì trò chơi kết thúc và ai trụ lại cuối cùng sẽ là người chiến thắng.


Thả chó Chùm nụm

10Đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Giới thiệu trò chơi

Trò chơi này vừa đếm vừa hát ca dao cũng gần giống với trò chơi Chùm nụm, tuy nhiên, trò chơi này người chơi phải thụt được 2 chân vào để làm người chiến thắng. Và người thua nên chạy thật nhanh để đuổi bắt người thắng, cả 2 người thắng và thua nên lanh lẹ để tránh đối phương hoặc bắt được đối phương.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Tất cả người chơi ngồi xếp hàng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước, người ở đầu hàng đếm chuyền xuống đến người ở cuối hàng và tiếp tục người ở cuối hàng đếm chuyền đến người ở đầu hàng. 

Vừa đếm vừa hát bài ca dân gian như:

“Đúc cây dừa

Chừa cây mỏng

Cây bình đỏng (đóng)

Cây bí đao

Cây nào cao

Cây nào thấp

Chập chùng mồng tơi chín đỏ

Con thỏ nhảy qua

Bà già ứ ự

Chùm rụm chùm rịu (rạ)

Mà ra chân này.”

Khi đọc hết câu “mà ra chân này”, tới chân người nào, thì người đó sẽ phải thụt chân vào, người nào thụt hết hai chân thì thua, người nào chưa thụt chân nào thì thắng.


Có thể bạn quan tâm: Top những khu vui chơi trẻ em ngoài trời thú vị nhất dành cho con
Trò chơi Đúc cây dừa, chừa cây mỏng

11Chơi chuyền

Giới thiệu trò chơi

Đâu là trò chơi rất được các bé gái ưa chuộng, người chơi phải nhanh tay, nhanh mắt để bắt được que và quả bóng nhanh chóng. Trong quá trình chơi, người chơi nên ghi nhớ số lượng que của mỗi màn để tránh bắt nhầm và mất lượt nhé.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Người chơi chuẩn bị dụng cụ gồm có 10 que đũa và một quả bóng nhỏ.

Sau đó, người chơi cầm quả bóng và tung lên không trung, đồng thời lúc này người chơi cũng nhặt từng que đũa lên. Trò chơi cứ lặp lại cho đến khi quả bóng rơi xuống đất là mất lượt. 

Trong quá trình chơi, người chơi bắt đầu chơi từ màng 1 (lấy một que một lần tung)

Sau đó đến màng 2 (lấy hai que một lần),... cứ tiếp tục tung lên cho đến khi đủ 10 que.

Khi người chơi không nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được bóng và que cùng một lúc sẽ bị mất lượt, lượt chơi đó sẽ chuyển sang người bên cạnh.


Trò chơi Chơi chuyền

12Nhảy bao bố

Giới thiệu trò chơi

Trò chơi này đòi hỏi người chơi phải có thể lực, nhanh chân chạy thật nhanh khi đến lượt mình và cố gắng vượt qua đội khác. Vì là trò chơi đồng đội nên mỗi người phải cố gắng hoàn thành lượt chơi của mình nhanh nhất có thể nhé.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Tất cả người chơi chia thành nhiều đội chơi có số lượng bằng nhau, mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai lằn mức là một mức xuất phát và một mức về đích. 

Người đứng đầu bước vào trong bao bố, sau khi nghe lệnh xuất phát mới bắt đầu nhảy nhanh đến đích, tiếp đó sẽ đến người thứ 2 nhảy, người thứ 3,... cho đến hết người chơi. Đội nào về trước đội đó thắng.

Trong quá trình chơi, người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến mức quy định hoặc nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật.


Trò chơi Nhảy bao bố

13Ô ăn quan

Giới thiệu trò chơi

Người chơi phải nhanh tay ăn hết quan (sỏi) của người chơi khác một cách nhanh chóng. Trò chơi này người chơi nên tính toán trước các quan (sỏi) để được thắng nhanh nhất.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Người chơi vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, để có được 10 ô vuông nhỏ. 

Sau đó, hai người chơi đi hai bên, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ, các sỏi được rải đều xung quanh từng viên một, khi đến hòn sỏi cuối cùng người chơi vẫn đi ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi đó, lúc này người đối diện mới được bắt đầu.

Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên, cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Phân thắng thua theo số lượng của các viên sỏi.


Có thể bạn quan tâm: Khu vui chơi trẻ em Tiniworld có vui như lời đồn
Trò chơi Ô ăn quan

14Cướp cầu

Giới thiệu trò chơi

Trò tung cầu, cướp cầu là một trò chơi mang tính đặc trưng ở nhiều lễ hội. Với trò chơi này, người chơi phải nhanh nhẹn tranh giành lấy cầu để ném vào rổ hoặc truyền cho đồng đội của mình.

Trò chơi này mang tính đồng đội rất cao, nên người chơi phải phối hợp nhịp nhàng với nhau trong suốt quá trình chơi.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Khi quả cầu được trọng tài tung ra sân. Các nhóm người chơi phải tranh cướp quyết liệt để giành quả cầu. Và người chơi cùng mỗi đội phải tranh cướp cầu của đội khác và truyền ngay cho các thành viên trong đội của mình.

Mỗi đội cướp cầu phải nhanh chóng ném vào điểm đích (rổ) của đội mình. Đội nào cướp được cầu và ném vào rổ của đội mình nhiều nhất là đội thắng cuộc. 


Trò chơi Cướp cầu


Có thể bạn quan tâm: Bác sĩ Cao Hữu Thịnh là ai mà được nhiều người tìm kiếm như vậy?

15Oẳn tù tì

Giới thiệu trò chơi

Trò chơi này vô cùng đơn giản, không đòi hỏi phải dùng nhiều kỹ thuật hay dụng cụ gì nhiều, người chơi chỉ cần tinh ý và sử dụng một chút kỹ xảo nhỏ để biết trước người chơi khác ra cái gì, từ đó có thể suy tính nên sử dụng cái gì để thắng.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Các người chơi ra một trong ba kiểu như sau:

Búa: Người chơi phải nắm các ngón tay lại như quả đấm.

Kéo: Người chơi phải nắm 3 ngón tay lại (gồm ngón cái, ngón áp út, và ngón út) và xòe ra 2 ngón tay còn lại (gồm ngón trỏ và ngón giữa).

Bao: Người chơi chỉ cần xòe cả 5 ngón tay ra.

Trong quá trình chơi, nếu muốn thắng, người chơi nên ghi nhớ “búa thì đập được kéo, kéo thì cắt được bao, bao thì bao được búa.”

Khi tất cả người chơi cùng đọc: “Oẳn tù tì, ra cái gì? ra cái này”, sau đó tất cả người chơi đưa tay ra cùng một lúc, sau đó phân định thắng thua theo kiểu hình thức là kéo, búa hoặc bao, khi hai bên ra một kiểu giống nhau thì được oẳn tù tì lại.


Trò chơi Oẳn tù tì

16Kể chuyện

Giới thiệu trò chơi

Trò chơi này rất đơn giản, một người kể chuyện cho cả một nhóm người nghe, người kể chuyện nên kể những câu chuyện thú vị, kịch tính và lôi cuốn để thu hút người nghe. Cứ vậy xoay vòng, đến lượt người nào thì người đó kể chuyện.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Một người tiên phong làm người kể chuyện, kể các sự tích, câu chuyện dân gian nào đó để mọi người cùng nghe. 


Trò chơi Kể chuyện

17Hội vật làng Hà

Giới thiệu trò chơi

Hội vật làng Hà là một trò chơi truyền thống được diễn ra vào mỗi năm, trong trò chơi này, hai người chơi phải dùng sức mạnh và kỹ thuật vật ngã đối phương để giành chiến thắng.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Các người chơi phải tranh tài quyết liệt bằng các kỹ thuật, sức mạnh để đối chiến với nhau.

Người chơi nào vật ngã đối phương xuống trước và đối phương không thể chiến đấu được nữa thì giành chiến thắng.


Trò chơi Hội vật làng Hà

18Tả cáy

Giới thiệu trò chơi

Trò chơi tả cáy còn được gọi là đánh gà, đây là một trò chơi nhanh tay, lẹ mắt cho người chơi. Với hình thức chơi đơn giản và đặc biệt nên trò chơi này thường được nhiều người chơi hiện nay.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Người chơi đào một cái lỗ to tròn cỡ hình cái bát, sau đó đặt “con gà” dưới lỗ. này, con gà có thể làm bằng chất liệu gỗ hoặc sử dụng quả bóng, đồ vật gì cũng được.

Sau đó, nhà cái cầm gậy đẩy con gà ra khỏi lỗ, nhà con thì dùng gậy đẩy gà vào lỗ. Trong quá trình chơi, nhà cái phải vừa dùng gậy đẩy gà và vừa phải để ý đỡ đòn gậy của nhà con. Nếu nhà cái trụ được lâu và không có gà lọt xuống dưới thì thắng.


Có thể bạn quan tâm: Những khu vui chơi trẻ em ở Đà Lạt được yêu thích nhất
Trò chơi Tả cáy

19Đánh quay

Giới thiệu trò chơi

Trò chơi đánh quay được các người chơi nam rất ưa chuộng, với trò chơi này người chơi phải giữ được con quay của mình càng lâu càng tốt.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Con quay được làm bằng gỗ hay các đồ vật có hình nón cụt, chân bằng sắt. Sau đó, người chơi dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu vào con quay.

Người chơi quăng mạnh con quay xuống dưới đất cho con quay xoay tròn từng vòng, trong quá trình chơi, con quay của ai quay lâu nhất là người đó thắng. 


Trò chơi Đánh quay

20Thi thổi cơm

Giới thiệu trò chơi

Trong dịp lễ hội, một số làng ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam có tổ chức thi thổi cơm. Cuộc thi nấu cơm nhằm diễn lại sự tích của vị tướng Phan Tây Nhạc, một vị tướng thời vua Hùng.

Trò chơi này không chỉ được diễn ra sôi động, náo nhiệt và vui vẻ cho người chơi, mà còn rèn luyện cho mọi người nấu được cơm ăn trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Cuộc thi thổi cơm có ba bước cho người chơi, đầu tiên là thi làm gạo, sau đó đến tạo lửa, lấy nước và cuối cùng là thổi cơm cho chín.

Trong quá trình chơi, các đội phải đi tìm kiếm các nguyên liệu để nấu cơm.

Xem thêm: Các nhân vật trong ma sói character, hướng dẫn luật board game ma sói characters

Các người chơi phải tự xay thóc, giã gạo, giần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.

Đội nào làm được cơm trắng tinh, thơm, dẻo và chín nhất thì là đội thắng cuộc.


Trò chơi Thi thổi cơm

21Thi diều sáo

Giới thiệu trò chơi

Hàng năm ở một số nơi sẽ tổ chức cuộc thi diều sáo như hội đền Hùng ở thôn Cổ Tích, Lâm Thao, Phú Thọ. Trò chơi này thường được diễn ra vào mùa hè và được rất nhiều người hưởng ứng và tham dự.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Trò chơi có 3 hình thức chính được phân theo tiếng kêu: 

1. Sáo cồng: tiếng kêu vang như tiếng cồng thu quân

2. Sáo đẩu: tiếng kêu than như tiếng than thở

3. Sáo còi: tiếng kêu chói tai như tiếng còi.

Sau đó, ban giám khảo có thể chấm theo tiếng sáo, nhưng trước tiên bao giờ cũng phải xem diều của người chơi trước, nếu diều của người chơi đẹp mắt, bay bổng thì mới xem như đúng quy định.


Có thể bạn quan tâm: Khu vui chơi trẻ em ở Vũng Tàu siêu vui nhộn vào dịp hè
Trò chơi Thi diều sáo

22Mèo đuổi chuột

Giới thiệu trò chơi

Đây là một trò chơi thuộc kiểu tập thể rất được nhiều trẻ em yêu thích, bởi sự đơn giản và vui nhộn từ trò chơi mang lại. Người chơi là mèo phải cố gắng bắt được chuột để giành chiến thắng.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Tất cả người đứng thành vòng tròn, cùng nắm tay và giơ cao qua đầu. Sau đó tất cả người chơi cùng hát: 

“Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Mèo chạy đằng sau.”

Sau đó, một người chơi được chọn làm mèo và một người chơi được chọn làm chuột sẽ đứng ở giữa vòng tròn và quay lưng vào nhau. 

Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên, mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. 


Trò chơi Mèo đuổi chuột

23Ném còn

Giới thiệu trò chơi

Đối với các dân tộc Mường, Tày, H"mông, Thái,… ném còn là trò chơi thu hút các bạn trai và gái tham gia trong các dịp lễ. Không những thế, trò chơi này cũng được nhiều người lớn tuổi thích, bởi ngoài cầu duyên, ném còn còn mang ý nghĩa ấm no, mùa màng tươi tốt cho mọi người.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Với trò chơi này, người chơi cắm một cây tre cao, trên đỉnh tre có vòng còn. Người chơi phải ném quả còn lọt qua vòng còn trên đỉnh cột là thắng cuộc.


Trò chơi Ném còn

24Thi dưa hấu

Giới thiệu trò chơi

Vào khoảng đầu tháng ba âm lịch hàng năm tại Làng Thổ Tang, Vĩnh Tường, Phú Thọ có diễn ra trò chơi thi dưa hấu. Người chơi phải chọn ra những quả dưa đẹp và tươi tốt nhất để tham gia.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Người chơi phải hái những quả dưa đẹp nhất để tham gia và các giám khảo sẽ xét thắng thua dựa theo các tiêu chuẩn gồm: giống tốt, đẹp, già, đầy đặn, bổ ra đỏ tươi vàng lại nhiều cát. 

Nếu dưa người chơi nào đạt đúng tiêu chuẩn trên thì là người thắng cuộc.


Có thể bạn quan tâm: Khu vui chơi trẻ em ở Hà Nội được yên thích nhất
Trò chơi Thi dưa hấu

25Thi thơ

Giới thiệu trò chơi

Hàng năm nhân ngày hội đền vua Đinh, để giữ gìn nếp xưa và khuyến khích mọi người nên đi theo con đường văn học, dùi mài kinh sử, nên hội thi thơ được diễn ra và thu hút rất nhiều người đến tham gia. 

Hướng dẫn cách chơi và luật

Chủ đề thi thơ tùy vào ban tổ chức đề ra. Thí sinh nào trúng giải thưởng sẽ được thưởng và mang vinh dự về cho bản thân.


Trò chơi Thi thơ


Có thể bạn quan tâm: Chơi hết trò chơi dân gian, mẹ có thể cho bé chơi thêm đồ chơi Montessori

26Đánh roi múa mọc

Giới thiệu trò chơi

Trò chơi đánh roi múa mọc thường được tổ chức thi đấu vào những ngày đầu tháng giêng ở các hội lễ ở miền Bắc. Trò chơi này đòi hỏi phải có kỹ năng, sức mạnh nếu muốn giành chiến thắng.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Roi bằng tre vót nhẵn và dẻo, đầu bịt vải đỏ, mộc cũng được sơn bằng sơn đỏ. Các người chơi đấu tay đôi với nhau. Vừa dùng roi để đánh, dùng mộc để đỡ, ai đánh trúng vào chỗ hiểm của đối phương nhiều thì thắng, với trò chơi này thường đánh trúng vào vai và sườn mới được nhiều điểm.


Trò chơi Đánh roi múa mọc

27Thi thả chim

Giới thiệu trò chơi

Hàng năm trò chơi thi thả chim thường được tổ chức vào hai mùa: mùa hạ (tháng 3 - 4 âm lịch) và mùa thu (tháng 7 - 8 âm lịch). Trò chơi này không chỉ mang lại không khí vui vẻ và nhộn nhịp mà còn ca ngợi đức tính đoàn kết, chung thuỷ của người dân Việt Nam, nên rất thu hút rất nhiều người, nhiều nơi và mọi lứa tuổi tham gia.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Chim phải bay đúng hướng xuất phát và về đích mới được xét giải.


Trò chơi Thi thả chim

28Nhún đu

Giới thiệu trò chơi

Trong các ngày hội ở Việt Nam, các thôn làng thường trồng một vài cây đu để trai gái lên đu với nhau. Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Người chơi chỉ cần lên đu và vịn vào thân trẻ, trò chơi này cũng là một loại sinh hoạt trao đổi tình cảm của trai gái.

Hướng dẫn cách chơi và luật 

Trong quá trình chơi, người chơi càng nhún mạnh, thì đu càng lên cao. Người chơi phải cho đu lên ngang với ngọn đu là tốt nhất và muốn chiến thắng thì phải đu càng cao càng tốt. Nhiều nơi còn treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải.


Có thể bạn quan tâm: Cách làm đồ chơi bằng giấy siêu đáng yêu cho bé
Trò chơi Nhún đu

29Đấu vật

Giới thiệu trò chơi

Đấu vật rất phổ biến ở nhiều hội xuân miền Bắc và miền Trung, nên trước khi hội đấu vật diễn ra, các đô vật từ khắp nơi kéo đến để tham gia rất đông đúc, náo nhiệt. Người chơi phải vận dụng các kỹ thuật và sức mạnh của mình để giành chiến thắng.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Trong lúc thi đấu vật, các đô vật phải giằng co để bắt được lỗ hổng không phòng bị của đối phương, họ phải xông vào ôm lấy nhau. Họ lừa nhau, dùng những kỹ thuật để vật ngã đối thủ. Cả hai phòng thủ tấn công đến khi nào một bên không thể đấu được nữa mới ngừng lại.


Trò chơi Đấu vật

30Vật cù

Giới thiệu trò chơi

Cả hai đội chơi phải giành và đưa được cù vào sọt (hay vào hố) của đối phương, để đưa được quả cù vào đích thì người chơi phải giành giật, tranh cướp quyết liệt, bên nào cũng tìm mọi cách nhằm cản phá đối phương đưa cù vào sọt (hố) của mình. Vì thế, hàng năm hội vật cù thường rất sôi nổi, hào hứng, cuốn hút mọi người tham gia.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Mỗi đội phải tìm cách lừa nhau để bỏ cho được quả cù vào hố của đối phương thì là thắng cuộc.

Kết thúc cuộc chơi, đội nào có số lần đưa cù vào đích của đối phương nhiều hơn là đội thắng.


Có thể bạn quan tâm: Bật mí cách làm đồ chơi bằng chai nhựa siêu hay tại nhà
Trò chơi Vật cù

31Kéo cưa lừa xẻ

Giới thiệu trò chơi

Trò chơi này thường phổ biến ở các trẻ nhỏ, với lời hát đơn giản, các em nhỏ có thể vừa chơi vừa ghi nhớ các âm điệu, ngôn ngữ giúp các em đoàn kết chơi với nhau hơn và phát huy những vốn từ ngữ.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Với trò chơi này, hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ.

Sau đó bắt đầu hát:

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ.”

Hoặc:

“Kéo cưa lừa xẻ

Làm ít ăn nhiều

Nằm đâu ngủ đấy

Nó lấy mất của

Lấy gì mà kéo.”

Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần.


Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn mẹ cách làm đồ chơi từ lá cây siêu đơn giản
Trò chơi Kéo cưa lừa xẻ

32Kéo chữ

Giới thiệu trò chơi

Trò chơi kéo chữ thường được chơi rất nhiều người và mỗi người chơi cầm gậy dài khoảng 1,2m có quấn giấy màu và ở trên đầu gậy thường có màu sắc rực rỡ. Sau đó, người chơi sẽ tạo thành những chữ cái có nghĩa bằng những cây gậy có sẵn.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Tất cả người chơi được chia làm hai đội, mỗi đội có một người cầm đầu (tổng cờ tiền) và một người đứng cuối (tổng cờ hậu).

Khi bắt đầu, các người chơi di chuyển dưới sự hướng dẫn của các tổng cờ để xếp thành các chữ khác nhau. Các tổng cờ vừa dẫn quân vừa múa hát.

Đội quân theo tổng cờ để thực hiện những động tác khác nhau, để tạo ra các chữ (chữ Hán hoặc Nôm) theo ý nghĩa.


Trò chơi Kéo chữ

33Chơi hóp

Giới thiệu trò chơi

Chơi hóp là một trong những trò chơi trong dân gian Ninh Hòa mà được rất nhiều người ưa thích. Người chơi phải tinh ý để tính toán sao cho hòn chì của mình trúng hòn chì của người thua.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Người chơi vẽ một hình chữ nhật, dài rộng tùy thích không cần kích thước. Sau đó, cầm một cục gạch nguyên và nửa cục gạch khác được kê sát giữa lằn mức của cạnh (hay một đầu) của hình chữ nhật. 

Hai cục gạch này để sao cho nửa cục gạch dựng đứng (điểm tựa) và cục gạch nguyên được gác lên nửa cục gạch kia. Như vậy, thì đuôi của cục gạch nguyên chạm mặt đất, đầu đưa lên trời, chính giữa tựa trên đầu của nửa cục gạch kia tạo thành một mặt dốc để vận chuyển các đồng tiền cắc (hòn chì) khởi động. Lúc này, người chơi có được mái xuôi (mặt dốc) giống hình của một đòn bẩy.

Tiếp tục, người chơi gạch một đường thẳng kể từ đường giao tuyến của mặt dốc (của cục gạch nguyên) và mặt đất (mái xuôi) dài khoảng 5 phân và cứ cách 1 phân gạch 1 lằn mức ngang dành cho những người bị hóp mang đồng tiền cắc (hòn chì) lên đặt ở mức ngang đó.

Trước khi chơi, các người chơi nên tranh đua để được đi sau cùng bằng cách dùng đồng bạc cắc hoặc viên ngói bể đập và mài tròn đến khi có diện tích (kích thước) bằng (hay vừa) đồng tiền, mà người chơi gọi là hòn chì. 

Người chơi cầm hòn chì thẳng đứng khảy mạnh hoặc nhẹ tùy ý xuống dốc xuôi của cục gạch, sao cho hòn chì chạy và ngã dừng gần mức càng tốt. Như vậy, người chơi có thể tranh giành đi sau cùng nhưng đừng để hòn chì lăn ra khỏi mức, bởi vậy sẽ thua.

Thi xong người chơi đi theo thứ tự, nghĩa là người nào khảy hòn chì chạy ra ngoài mức đi trước, xa mức đi kế và gần mức đi sau cùng.

Người thua cuộc thì được đi đầu tiên, khảy hòn chì xuống viên gạch (mặt xuôi) để cho nó lăn xuống mức dưới; phiên người kế tiếp cố gắng khảy hòn chì, chạy xa hơn người đi trước thì tốt, cứ như thế chúng ta thay phiên lần lượt đi, cố gắng đi xa hơn mấy người trước, đừng để hòn chì chạy ra khỏi mức phía trước, như thế sẽ bị hóp, có khi bị hóp 2, 3, 4, …

Khi chơi người chơi bắt bồ và tìm cách cứu bồ. Khi hòn chì của người chơi đối phương khảy thua đội khác, người chơi có quyền xê dịch viên gạch xéo qua góc này hoặc góc khác với mục đích là để khảy hòn chì không theo đường thẳng chính diện (trực chỉ song song với hai cạnh bên của hình chữ nhật) mà chạy xéo góc hơn người chơi đội mình.

Người thắng cuộc cầm hòn chì lên trên tay rồi vạch lằn mức ngay tâm hòn chì nằm (tức là vị trí của hòn chì năm trước khi được lượm lên tay). Người thắng cuộc có hai chân đứng ngay lằn mức gạch làm điểm với tay cầm hòn chì cố gắng sao cho hòn chì của mình trúng hòn chì của người khác. Nếu trúng chỗ chật thì không được quyền chơi nữa mà nhường người chơi kế tiếp.

Xong bàn này người chơi tiếp tục chơi bàn khác và đi theo thứ tự, người thắng cuộc đi sau cùng.


Trò Chơi hóp

34Nhảy chồng cao

Giới thiệu trò chơi

Đây là một trò chơi rất được các bé ưa thích. Trước khi chơi người chơi nên ghi nhớ 5 động tác này:

Canh búp, nở, tàn, gươm: Điển hình là một nụ hoa, dùng bàn tay để trên canh tư

Canh búp: Dùng bàn tay chụm lại

Canh nở: Dùng bàn tay chụm, nhưng để hé miệng

Canh tàn: Xòe cả lòng bàn tay

Canh gươm: Để một ngón tay thẳng đứng

Hướng dẫn cách chơi và luật

Ước định đội nào đi trước.

Đội đi trước có hai người ngồi đối diện nhau, một người thẳng một chân ra phía trước, bàn chân thẳng đứng gót chân chạm đất là canh một.

Đội đi sau nhảy qua canh một, nhà mẹ nhảy qua trước và đọc “đi canh một”, tất cả nhà con nhảy theo và lập lại câu “đi canh một” và vòng nhảy về cũng vậy, tiếp tục làm theo rồi cứ như thế bên thua chồng chân lên canh 2.

Người ngồi đối diện gác chân lên hàng tiếp tục lên canh 3 và canh 4, cứ như thế mà nhảy qua nhảy lại, đồng thời trong lúc miệng đọc canh này đến canh kia. 

Khi làm canh tư, hai người ngồi làm chồng những bàn chân lên nhau, gót chân chạm đầu ngón chân thành một tháp cao thẳng đứng.

Sau cùng, người chơi phải đi qua sông nhỏ đến sông lớn là xong, hai người làm canh qua sông nhỏ bốn bàn chân chạm vào nhau bẹt ra hơi nhỏ để người đi bước vào cũng nói “đi canh nhỏ về canh nhỏ”.

Khi tới canh lớn, hai người làm giang chân rộng ra để bên đi bước vào đi canh lớn. Khi về canh lớn hai người làm đưa tay lên cho nhà mẹ nắm và tất cả bắt đầu vụt chạy. Khi bắt được người nào thì người đó mất lượt chơi, bắt được hết là thắng.


Trò chơi Nhảy chồng cao

35Đánh trỏng

Giới thiệu trò chơi

Đánh trỏng là một trò chơi dân gian ở Ninh Hòa rất được các bạn trẻ tuổi ưa thích. Trò chơi không lệ thuộc vào số người, và các đội chơi phải đoàn kết thực hiện các bước trò chơi để được giành chiến thắng.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Trò chơi gồm có 4 phần:

1. Phần dích đầu trỏng: Đặt đầu trỏng ngắn nằm ngang trên miệng lỗ và lấy cây dài dích sao cho đầu trỏng ngắn bay ra khỏi mức, đừng để cho bên đối phương chặn lại hay bắt được đầu trỏng là người chơi đó mất lượt và thay thế người khác đi.

2. Phần ne đầu trỏng nhỏ: Đến phần ne đầu trỏng, người thắng thường đứng sát mức, tay cầm trỏng dài để đầu trỏng ngắn nằm ngang dựa vào cùm tay, người chơi đánh đầu trỏng ngắn nên đánh thật mạnh ra ngoài để bên thua không bắt được.

3. Chặt đầu mào: Người chơi đặt đầu mào nằm xuôi xuống lỗ sao cho để một đầu chỏng lên, nên đánh ra ngoài mức để sao cho đối phương đánh bắt không được thì mới tính điểm.

4. Phần u: Bên nào đánh thắng trước điểm đã giao kèo thì u bên thua, tùy theo người chơi để bắt cặp người thắng, người thua. Nếu bên thắng bắt đầu khắc bao nhiêu cái thì nhảy bao nhiêu bước khi u.

Người thắng một tay cầm cây trỏng dài cho đầu trỏng ngắn bay đi thật xa, người thua lượm đầu trỏng ngắn cầm trên tay, người thắng bắt đầu nhảy từ vị trí đầu trỏng ngắn rớt xuống, nhảy bao nhiêu bước tùy thuộc vào khắc bao nhiêu cái ở trên. 

Khi nhảy xong rồi đặt cây trỏng dài xuống để cho người thua chơi, nếu trúng cây trỏng dài, thì người thua u một hơi dài về lỗ, người ăn chạy theo sau cầm cây trỏng dài đợi khi người thua tắt hơi để đánh người thua, rồi tiếp tục cặp khác u. 


Trò chơi Đánh trỏng

36Đánh banh thẻ

Giới thiệu trò chơi

Người chơi phải kết hợp cả tay và mắt cho thật hài hòa để tung hứng banh thẻ, tránh để mất lượt hoặc làm hỏng thẻ, bởi vậy rất có thể người chơi khác sẽ giành chiến thắng trong lượt của người đó.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Đầu tiên, người chơi đánh thẻ bắt đầu rải đều 10 cây thẻ xuống, nên rải các thẻ đều, tránh cho thẻ bị chồng nhau.

Sau đó người chơi tung banh lên, tay cầm banh phải nhanh chóng nhặt từng thẻ, khi trái banh rớt xuống nền nhà và tung lên, thì tay phải của người chơi phải bắt kịp trái banh, không để banh rơi xuống đất. Người chơi cứ thao tác như thế cho hết số thẻ và trong quá trình chơi không được sang tay bên kia.

Người chơi làm liên tục như thế đủ 10 thẻ, không bị rơi banh hoặc bắt sai thẻ lần nào thì thắng, nếu làm sai thì chuyển lượt cho người chơi khác.


Trò chơi Đánh banh thẻ

37Xé giấy

Giới thiệu trò chơi

Trò chơi xé giấy rất đơn giản nên được các nhiều người ưa thích, trò này giúp mọi người rèn luyện sự ăn ý trong các thành viên với nhau.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Mỗi đội lần lượt cử hai người chơi lên thực hiện. Hai người chơi đứng xoay lưng lại với nhau.

Sau đó, hai người chơi cầm 2 miếng giấy, trong đó đó một trong hai người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Trong quá trình chơi, người nào có số đôi (giấy xé giống nhau) nhiều là người đó thắng.


Trò chơi Xé giấy

38Hú chuột

Giới thiệu trò chơi

Khi còn nhỏ sau mỗi lần được mẹ nhổ răng ra, mẹ thường ném cái răng vừa nhổ lên mái nhà hoặc gầm giường ngay lúc đó và hú chuột để cho răng mọc đẹp, đều và nhanh hơn. Đây là một truyền thống của các phụ huynh thường được sử dụng của dân tộc ta.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Người thực hiện vừa nhổ răng xong, sau đó đọc bài đồng dao sau:

“Chi chi chuột chuột

Hú chuột răng mới về tao răng cũ về mày

Răng tao sao răng mày vậy.”

Người xưa thường nói làm như thế để cho răng được mọc đều, mọc nhanh và đẹp hơn.


Trò chơi Hú chuột

39Hát sinh

Giới thiệu trò chơi

Truyền thống hát sinh được bắt nguồn từ người Cao Lan, hát sinh thường được các nam nữ thanh niên sử dụng với người mình mến mộ. Hát sinh có nội dung phong phú, tươi sáng để ca ngợi tình yêu lứa đôi, tình đoàn kết, tình yêu quê hương tổ quốc.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Người Cao Lan thường hát những bài như sau (tạm dịch):

“Quả ớt dù cay cũng ăn cả vỏ

Quả chuối dù ngọt cũng bỏ vỏ ngoài”.

Và họ tự hào:

“Thơ ca của vị chúa thơ ca làm ra

Hát ba mươi sáu ngày đêm chưa hết”.

“Giọng hát nàng trong như tiếng chim

Nhớ mãi câu hát của nàng

Ngày mưa đội chung nón

Ngày nắng che chung ô…”.


Trò chơi Hát sinh

40Hát soong

Giới thiệu trò chơi

Hát soong là một thể loại dân ca của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Hát soong chủ yếu được hát theo hình thức đối đáp. Hát soong thường được lên kế hoạch sẵn và được tạo ra lời trước. Người đi hát phải thuộc các câu hát và dẫn câu hát trong sách ra để hát đố. Người đáp lại cũng vậy, phải sử dụng những câu đáp hợp tình, hợp cảnh để hát đáp câu của người trước.

Hướng dẫn cách chơi và luật

Hát soong thường được phân chia và hát như sau:

Chiều tối mọi người thường hát gọi để mời chơi, mời ngồi, mời nước, mời trầu,...

Nửa đêm khi hát mọi người thường hỏi, hỏi về quê quán, gia sự, nghề nghiệp, ý nguyện của nhau,… 

Cuối cùng là hát chào, hát xin về, hát níu giữ nhau,... Sau đó, họ vừa hát vừa tiễn nhau ra cổng và hát hẹn hò cuộc gặp mặt tới.

Trong quá trình hát, phải hát nghiêm túc, không đùa giỡn, hát đối đáp hát theo giọng ví, còn hát cộc là hát kiểu kể lể. Trong các đám cưới, thường được hát ru. Người hát ru giọng phải ru dài ra, nếu một từ hát cộc kể ra rồi bắt ngay sang từ khác nhưng hát ru thì ru đi ru lại ngân nga luyến láy điệp khúc kéo dài gấp dăm bảy l

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.