Những Mặt Trái Của Mạng Xã Hội Bạn Cần Phải Biết!, Mặt Trái Của Mạng Xã Hội

TTTĐ – Mạng xã hội được coi là con dao hai lưỡi khi cùng lúc đem lại dịch vụ kết nối các thành viên có cùng sở thích trên mạng Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian... Tuy nhiên, mạng xã hội cũng tồn tại những mặt trái. Nếu người dùng không tỉnh táo sẽ gây ra mối họa khó lường.

Bạn đang xem: Mặt trái của mạng xã hội


Hải Phòng: Dự án đầu tư xây dựng đường nối tỉnh lộ 354 bị chậm tiến độ Liên tiếp đại lý kinh doanh sản phẩm Công ty Cổ phần Nicotex bị phạt Phát hiện lô sản phẩm của Công ty Nông dược HAI vi phạm chất lượng Vingroup ra mắt MV hoành tráng quy tụ 1.500 CBNV dịp kỉ niệm 30 năm thành lập DIC Intraco bị xử phạt 80 triệu đồng vì “ém” thông tin

Cần cẩn trọng khi sử dụng mạng xã hội.

Khi mạng xã hội là con dao hai lưỡi

Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của mạng xã hội bởi những tính năng rất hiện đại, hữu ích, thân thiện và luôn đặt người dùng vào vị trí trung tâm. Trong thế giới ảo của mạng xã hội, người ta có thể núp dưới thân phận của nhiều người khác nhau. Mỗi tài khoản Facebook, mỗi trang cá nhân là đại diện cho một con người, có thể là thật, có thể là giả tham gia tương tác trong mạng xã hội.

Có một số người thờ ơ, nói không với mạng xã hội nhưng có vô số những người đam mê Facbook đến mức “nghiện”. Mục đích và cách sử dụng mạng xã hội của mỗi người cũng khác nhau. Nhiều người coi mạng xã hội đơn thuần chỉ để giải trí, là nơi giao lưu với bạn bè, xả stress sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người sử dụng mạng xã hội thành một kênh kinh doanh online, một công việc kiếm tiền nghiêm túc…Tất nhiên, cũng có không ít kẻ xấu đã lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo, thậm chí tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, câu view, câu like, câu share để trục lợi bất chính.

Mạng xã hội như con dao hai lưỡi, nếu không biết sử dụng, nó sẽ “cắt tay” mình lúc nào không hay. Trên thực thế, đã có không ít nghệ sĩ Việt đã phải trả giá cho những phát ngôn bồng bột, những hành xử chẳng giống ai trên mạng xã hội.

Mới đây, mạng xã hội lan truyền thông tin một tài khoản Facebook được cho là của nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã kêu gọi kích động bạo lực diễn ra tại tỉnh Tiền Giang. Cụ thể, trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện clip ngắn về một người cha bạo hành con ruột 3 tuổi, tài khoản Facebook có tên Đàm Vĩnh Hưng đã kêu gọi "anh em giang hồ" tát vô mặt người cha này và quay clip.

Thậm chí tài khoản này còn kêu "treo thưởng 20 triệu đồng uống cà phê chơi cho ai tát vô mặt nó liên tục y chang như vậy". Sau đó, trên các tài khoản Facebook được cho là của nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng còn có nhiều bài viết với ngụ ý việc xử lý kẻ bạo hành trẻ con là đúng đắn.

Tài khoản facebook của Đàm Vĩnh Hưng bức xúc phản bác hành động đánh con của người cha

Nhiều ý kiến lên án hành vi bạo hành trẻ em, đề nghị xử lý kẻ bạo hành. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng lời lẽ kêu gọi kích động bạo lực là không chấp nhận được.

Đáng nói, sau khi những chia sẻ mang nội dung kích động bạo lực tràn lan trên mạng xã hội, nhiều dân mạng đã truy lùng danh tính cũng như chỗ ở của gia đình này. Chỉ ít giờ sau đó, rất đông người đã tìm đến tận dãy nhà trọ, lao vào đánh tới tấp ông bố đánh con trong clip để xả giận. Việc ông bố này bị đánh chỉ ngưng khi lực lượng công an đến can thiệp.

Phải sử dụng mạng xã hội thông minh

Chia sẻ quan điểm của mình khi đọc những dòng trạng thái kích động mọi người dùng bạo lực của Facebook được cho là của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, anh Lê Thanh Tùng (Giang Biên, Long Biên, Hà Nội) bày tỏ: Khi chứng kiến cái xấu, cái ác, đặc biệt là hành động của người cha đánh một đứa trẻ, đa số mọi người đều cảm thấy căm phẫn. Từ tình cảm ấy, nhiều người mong muốn trừng trị ông bố bạo hành con để đòi lại công bằng.

Tất nhiên, hành động của Facebook được cho là của nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng là tâm lý chung của con người trong xã hội. Tuy nhiên, trong một xã hội thượng tôn pháp luật, có cơ quan bảo vệ trẻ em, có hệ thống cơ quan hành chính tư pháp như hiện nay thì không thể chấp nhận hành xử tùy hứng và kích động bạo lực như vậy được.

Bởi lẽ, người nổi tiếng thường có lượt người hâm mộ rất lớn. Thậm chí nhất cử nhất động của họ sẽ được người hâm mộ theo dõi và làm theo. Tuy nhiên, nếu đã là người của công chúng mà ngay cả kiến thức pháp luật tối thiểu cũng không trang bị được cho mình thì rất dễ làm hỏng một bộ phận giới trẻ sau này.

Có thể thấy, thời gian gần đây, có khá nhiều hiện tượng "hiệp sĩ", "anh hùng" tự phong trên mạng cho mình được quyền nhân danh cái đúng để kêu gọi tấn công người khác. Đáng lo ngại là hành vi này lại được một bộ phận người dân cổ vũ. Các chuyên gia pháp lý đều cho rằng, cách hành xử của một nhóm người, sự cổ vũ của cộng đồng mạng, người dân đối với hành vi bạo lực là điều khó chấp nhận.

Trả lời báo chí xung quanh vấn đề này, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, việc kêu gọi người khác sử dụng bạo lực là hành vi vi phạm pháp luật rất đáng lên án. Bởi nếu có ai đó vi phạm pháp luật thì người đó phải chịu trừng trị của pháp luật, chứ không thể dùng "luật rừng" để xử lý.

Xem thêm: Phân Biệt Gỗ Huyết Rồng Là Gỗ Gì ? Gỗ Huyết Rồng Là Gì, Cách Phân Biệt Thế Nào

"Hành hung, gây thương tích cho người khác từ 11% trở lên thì có thể xử lý về tội cố ý gây thương tích. Ngay cả trong trường hợp thương tích chưa đủ 11% vẫn có thể xem xét khởi tố vụ án. Trong trường hợp này, việc xử phạt hành chính đối với những kẻ kích động bạo lực là điều cần thiết" - luật sư Tú cho biết.

Theo kết quả khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và Xã hội, 78% người dùng mạng tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân, hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội. Rõ ràng, những mặt trái của mạng xã hội không còn là nguy cơ, mà đã hiện diện rất rõ trong đời sống hàng ngày.

Hiện Việt Nam đang có hơn 65 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm khoảng 68% dân số), trong đó có khoảng 35 triệu người dùng mạng xã hội với thời lượng trung bình 138 phút mỗi ngày. Đây thực sự là con số không hề nhỏ, vì vậy, để ngăn chặn những hiểm họa khó lường từ mặt trái của mạng xã hội, trước tiên là vai trò tự thân của mỗi cá nhân.

Cùng với đó là sự đẩy mạnh công tác tuyên truyền các các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể đến nhiều thành phần trong xã hội. Đặc biệt, việc Quốc hội vừa thông qua Luật An ninh mạng hứa hẹn sẽ giúp kiểm soát được hành vi của người dùng có sử dụng mạng internet để làm việc trái pháp luật.

“Cách tốt nhất là phải sử dụng mạng xã hội thông minh. Sự thông minh này thể hiện ở chỗ là phải xác minh mọi thông tin mà mình chia sẻ. Là người nổi tiếng cần tránh những thông tin sai, những phát ngôn phản cảm, cùng với đó, cũng phải tôn trọng pháp luật và hiểu pháp luật", luật sư Trương Anh Tú nhấn mạnh.

Mạng xã hội đang dần chiếm vị trí quan trọng, tác động không nhỏ đến cuộc sống mỗi người, nhất là các bạn trẻ. Song mạng xã hội cũng là con dao hai lưỡi, đừng để bị biến thành “nô lệ" của mạng.


Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xuất hiện ngày càng nhiều các nền tảng mạng xã hội đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực hoạt động và đời sống sinh hoạt của con người, nhất là giới trẻ. Bên cạnh nhiều tiện ích, mạng xã hội cũng gây ra không ít hệ lụy, bởi sự ảnh hưởng của nó không chỉ dừng lại ở cường độ tiếp xúc, mà nguy hiểm hơn là những nội dung thông tin, hình ảnh không lành mạnh đã tác động xấu đến giới trẻ.

*
Cô gái tạo dáng trên băng chuyền hành lý sân bay để quay Tik
Tok.

Theo PGS.TS Đinh Hồng Hải, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, việc cấm trẻ dùng mạng xã hội là điều không thể và cũng không đúng, nhất là khi chúng ta đang sống trong một xã hội số ngày càng phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, "điều mà chúng ta cần lưu ý ở đây chính là mặt trái của nó: mỗi ngày, một người tốn hàng tiếng đồng hồ, thậm chí nhiều hơn cho mạng xã hội.

Vấn đề chúng ta cần đặt ra là khống chế được liều lượng, thời gian thì bản thân sẽ sử dụng tốt mạng xã hội và các em học sinh cũng vậy. Nếu như các em chủ động được về mặt thời gian thì tôi nghĩ rằng nó sẽ có ích, còn nếu không thì chúng ta sẽ trở thành con nghiện mà đã trở thành con nghiện rồi thì có nghĩa là nó điều khiển chúng ta chứ không phải là chúng ta điều khiển nó. Vì thế việc phân biệt mặt lợi và hại của mạng xã hội là điều vô cùng quan trọng ". 

Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho thanh, thiếu niên sao nhãng việc học hành, tinh thần uể oải, sa sút… Và từ chỗ bị lôi cuốn, thu hút sẽ dẫn đến lệ thuộc, rồi nghiện, trong khi giới trẻ thì lại có quá ít các kỹ năng, kinh nghiệm để ứng phó với mạng xã hội.

PGS.TS Đinh Hồng Hải nêu thực tế: Tôi biết có rất nhiều trường hợp khá đau lòng và thậm chí có một số trường hợp các em chết gục trên bàn sau khi hàng tuần trời chỉ ăn mì tôm và chơi game online. Đấy là một hồi chuông cảnh báo khắp nơi trên khắp thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Cái mà chúng ta gọi là nghiện game hay là nghiện net ở đây chính là đời sống ảo, nó giúp cho người ta thăng hoa trong thế giới ảo đó nhưng lại hủy hoại về thể chất, tinh thần con người trong đời sống thực. Điều này vô cùng nguy hiểm. Đấy là lý do vì sao mà trong gia đình Bill Gates, mặc dù là một tỷ phú về công nghệ nhưng ông chỉ cho con cái mỗi ngày được phép dùng mạng xã hội trong hai tiếng. 


*
Mạng xã hội đang dần chiếm vị trí quan trọng, tác động không nhỏ

Theo anh Hoàng Văn Hải, Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Ninh, nhằm giúp thanh thiếu niên trên địa bàn hình thành, phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp, Tỉnh Đoàn đã rất chú trọng tổ chức những hoạt động bổ ích vui tươi an toàn trong dịp hè, nhằm giúp các em hạn chế mạng xã hội: "Chúng tôi cũng rất chú trọng việc tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ cho các bạn thiếu niên nhi đồng về các kỹ năng sống, thực hành xã hội và rèn luyện thể chất, kỹ năng về an toàn giao thông, phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước… tổ chức diễn đàn để trực tiếp tuyên truyền và giáo dục cho các bạn thiếu niên nhi đồng về cách sử dụng và tham gia mạng xã hội một cách thật sự an toàn, lành mạnh và trang bị cho các bạn một số những kỹ năng để nhận biết thông tin nào là đúng, thông tin gì là xấu độc và cần phải rời xa".

PGS.TS Đinh Hồng Hải đánh giá cách làm của Tỉnh Đoàn Quảng Ninh là vô cùng thực tế và hữu ích khi đã phát huy được vai trò của các đoàn thể, chính quyền trong việc tạo cho thanh thiếu niên trên địa bàn một sân chơi hè bổ ích. Khi các em có sân chơi thoải mái, có các hoạt động hấp dẫn gắn được với các hoạt động về mặt thể chất, tinh thần dành cho trẻ em thì việc rời xa thiết bị điện tử thông minh, rời xa mạng xã hội là điều tất yếu.

Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Hồng Hải cũng băn khoăn khi Hà Nội hay Sài Gòn rất khó để thực hiện được điều này. "Tôi không chắc là thực hiện được vì không có không gian. Chúng ta biết rằng tất cả các không gian chơi của trẻ em ở những khu tập thể hay là những khu chung cư vô cùng nhỏ bởi vì đất Hà Nội là hàng vài trăm triệu đồng/m2 thì làm sao mà có thể thoát khỏi lưỡi hái của các Công ty bất động sản. Thậm chí những chỗ được gọi là sân chơi nhưng họ quây lại và để họ bán vé thế thì làm sao mà có chỗ chơi miễn phí cho các con được".

Không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội mang lại, tuy nhiên trẻ em khi sử dụng mạng xã hội cần có sự giám sát của người lớn và thời gian sử dụng hợp lý. Thay vì cấm đoán, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và hướng dẫn trẻ các nguyên tắc sử dụng sao cho đúng cách, hiệu quả, từ đó giúp trẻ có đủ tự tin, bản lĩnh để đối mặt với ngay cả những mặt trái, mặt tiêu cực của mạng xã hội./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.