Tâm Sự Nghề Giáo Viên Mầm Non Yêu Nghề, Nghề Giáo Viên Mầm Non

Tuyết Mai hiện đang công tác tại Trường Mầm non Hoa Phượng (phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên). Là sinh viên mới ra trường, thời gian làm việc được 1 năm, với cô giáo trẻ Tuyết Mai, bỡ ngỡ khi tiếp xúc, dạy dỗ hàng chục bé nhỏ là điều không tránh khỏi.

Bạn đang xem: Tâm sự nghề giáo viên mầm non

“Lần đầu tiên tôi nhận lớp là ở nhóm trẻ từ 24-36 tháng tuổi. Dù tất cả việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ đều được học trên giảng đường nhưng khi va chạm thực tế, không như mình từng nghĩ. Trẻ nhỏ ở lứa tuổi ấy, tất cả mọi việc từ ăn, uống, vệ sinh cá nhân… khi ở trường đều do cô giáo chăm sóc. Trẻ cũng chỉ mới bập bẹ nói, ngôn ngữ và hành động đôi khi khó hiểu, khó đoán.

Thời gian gắn bó, chăm sóc các bé, tôi học được tình yêu trẻ nhỏ, học cách lắng nghe qua từng cử chỉ, hành động, thậm chí là tiếng khóc, cười của trẻ. Nhờ học hỏi thêm từ đồng nghiệp, tôi tích lũy nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Vui có, buồn có, vất vả cũng có, nhưng mỗi ngày gần gũi, được nhìn thấy nụ cười ngây thơ, ánh mắt hồn nhiên, cùng những trò vui bất tận của trẻ, tôi càng yêu nghề hơn!” - Tuyết Mai tâm tình.

Có trò chuyện với các cô giáo mầm non, tôi mới hiểu thêm về nghề. Đằng sau những phút cười, hát, pha trò mỗi khi lên lớp là bao nỗ lực, phấn đấu để bản thân hoàn thiện hơn. Một ngày, các cô giáo mầm non tất bật với rất nhiều hoạt động, như: Dạy học, hoạt động ngoài trời, vệ sinh, ăn ngủ… Vậy mà lúc nào trên môi các cô cũng tươi cười, thân thiện.

Trẻ mầm non không giống như các trẻ ở lứa tuổi khác. Các con sống theo cảm xúc, vui thì cười, buồn thì khóc, bạn trêu cũng khóc, bỗng dưng nhớ mẹ cũng khóc. Khi đó, chỉ có cô giáo vỗ về và động viên để tạo cho trẻ sự an tâm. Vất vả vì phải luôn chân luôn tay với công việc, phải luôn để ý đến trẻ, nhưng đó không phải là áp lực với giáo viên mầm non. Mà áp lực nhiều nhất với các cô lại đến từ phụ huynh.

“25 năm công tác với nghề, vất vả đến mấy tôi cũng chịu được, vì mình có tình yêu to lớn dành cho trẻ nhỏ. Đúng 6 giờ 30 phút, tôi và đồng nghiệp phải có mặt ở trường, bắt đầu công việc vệ sinh lớp học và đón bé. Chuẩn bị và cho các con ăn sáng xong là bước vào hoạt động học. Giáo viên mầm non chúng tôi vẫn soạn giáo án, vẫn phải chuẩn bị đồ dùng giảng dạy và rất nhiều công việc “không tên” khác cho một ngày lên lớp của mình. Chúng tôi chỉ kết thúc ngày làm việc khi phụ huynh đã đến đón con về. Còn một bé chưa được đón, dù trễ mấy, chúng tôi vẫn phải đợi. Đó không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì tình thương với học trò. Trẻ nhỏ chơi cùng nhau đôi lúc bị trầy xước hay té ngã, đôi khi lúc chúng tôi còn chịu sự trách móc, giận hờn từ phía phụ huynh. Thật tình, không có tình yêu với trẻ, tôi không thể gắn bó với nghề. Chúng tôi chỉ hy vọng phụ huynh hiểu và thông cảm cho công việc của giáo viên nhiều hơn” - cô Võ Thị Thu Thúy (sinh năm 1974, giáo viên Trường Mầm non Hoa Phượng) tâm sự.

Khi nhắc đến “giáo viên mầm non” người ta thường hình dung hình ảnh cô ngồi kể chuyện cho các cháu nghe, hát múa, vui chơi cùng các cháu… Nhưng hoàn toàn không phải vậy. Đó chỉ là một trong vô vàn những hoạt động, vì phần lớn thời gian phải dọn dẹp, cho trẻ ăn uống, giặt khăn, lau chùi, kê giường, sắp xếp đồ chơi, dọn chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ.

Bên cạnh đó, là áp lực từ việc dự giờ, kiểm tra đột xuất, đến áp lực từ phía phụ huynh… Cái nghề “Sớm con muộn chồng” ấy đã không ít lần khiến giáo viên mầm non phải rơi nước mắt, nhưng cũng có biết bao niềm vui, hạnh phúc. Tình yêu nghề, yêu trẻ đã giúp bao cô giáo mầm non vượt qua khó khăn nghề nghiệp.

“Chưa từng làm mẹ nhưng em có một đàn con/ Khi chưa sinh con, bao người gọi em là mẹ/ Sao mà yêu thế, em nâng những búp tay thon/ Vì yêu các con, em là cô giáo mầm non” - những câu hát dung dị vậy thôi, nhưng lại chứa đựng biết bao yêu thương. Tình yêu ấy chính là động lực để giáo viên mầm non gắn bó bền chặt với nghề đã chọn. Con đường đó, sự thấu hiểu, sẻ chia từ phía phụ huynh sẽ càng tiếp thêm niềm tin và động lực để các cô luôn vững tâm yêu nghề, mến trẻ.

Xem thêm: Quy trình kỹ thuật ấp trứng vịt ấp bao nhiêu ngày thì nở, cách ấp trứng vịt tại nhà không cần máy

Giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên và quan trọng của trẻ, một công việc thú vị và được vinh danh nhưng dấn thân vào nghề mới thấu hiểu có biết bao uất ức.
*

Giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên và quan trọng của trẻ, dạy trẻ những bài học đầu tiên của cuộc sống, là người ươm mầm nhân cách cho trẻ thơ. Khi đón trẻ về, phụ huynh luôn thấy các cô tươi cười niềm nở, thấy bọn trẻ sạch sẽ gọn gàng, nhưng đằng sau đó là những nỗi khổ mà chỉ người trong nghề mới thấu hiểu.“Chẳng khác nào osin”, “công nhân còn sướng hơn mình”, đó là những điều không ít giáo viên mầm non chua chát tự nói về nghề của mình.

Nghề giáo viên mầm mon kiêm đủ thứ nghề, vừa là giáo viên, vừa là bảo mẫu, bác sĩ, ca sĩ, họa sĩ… vừa chăm cho trẻ ăn lại vừa… dọn phân trẻ ị. Cô giáo tâm sự: “Người ngoài ngành nhiều khi nghĩ nghề của chúng tôi đơn giản chỉ là trông trẻ, cho bọn trẻ ăn, làm vệ sinh cá nhân, dỗ chúng ngủ, múa hát vài câu là hết ngày, chứ không tưởng tượng được nỗi vất vả của chúng tôi. 7 giờ đón trẻ thì 6 giờ 30 chúng tôi đã phải có mặt để lau chùi dọn dẹp phòng, chuẩn bị bàn ghế, đón trẻ, cho ăn sáng tập thể, vệ sinh cho các con, cho các con tập thể dục sáng, dạy các con học bài, trông các con chơi, rồi cho uống sữa; đến giờ ăn trưa thì rửa tay,rửa mặt, cho ăn, rửa tay, lau miệng cho các con, dọn dẹp bát đĩa, lau phòng rồi kê giường cho các con đi ngủ.

*

Riêng chuyện làm đồ dùng học tập cho học sinh cũng lắm chuyện buồn cười, đôi khi mọi người nhìn vào cứ đùa rằng giáo viên mầm non chẳng khác các bà… đồng nát là bao. Họ rất thích sưu tầm chai lọ, bìa các-tông, dây nilon các loại để làm đồ chơi, học cụ cho các bé. Cuối tuần, lại ngồi cắt cắt, dán dán, tô vẽ lên những chai lọ, mảnh bìa để tạo hình con voi, đám mây, xe cộ… cho học sinh dễ hình dung. Tận dụng đồ phế liệu ở nhà chưa đủ, còn tích cực “ngoại giao” để xin đồ phế liệu của các nhà hàng xóm, khiến không ít người tưởng lầm các cô giáo mầm non kiếm thêm bằng nghề… buôn phế liệu.

Công việc vất vả, nhiều việc lặt vặt không tên, lại tốn nhiều thời gian của giáo viên mầm non dẫn đến mất một thiệt thòi khác: ít thời gian chăm sóc gia đình. Bản thân là giáo viên mầm non tôi nói thật: “Các cô chỉ có thời gian trông con người khác thôi, còn con mình gần như không chăm được. Những ngày thường đã đành, ngày khai giảng là ngày quan trọng nhất trong năm học của trẻ, cũng mấy cô giáo mầm non nào đưa con đi dự lễ được, vì còn phải ở lớp túc trực đón trẻ. Con đã vậy, chồng cũng chẳng có thời gian ngó ngàng, chăm sóc, thành ra tình cảm vợ chồng đôi lúc lục đục. Tháng trước, anh ấy yêu cầu mình nghỉ việc để tiện chăm con, lo cơm nước cho chồng”.

Mức lương thấp cũng là một nỗi khổ khác của giáo viên mầm non. Với mức lương được chi trả, không dễ để họ trang trải cho bản thân và gia đình, nhất là với các giáo viên mầm non mới vào nghề hoặc làm việc ở nông thôn và miền núi. Một giáo viên mầm non có bằng Đại học chính quy, thâm niên 10 năm trong nghề như tôi: “Với mức lương 4,3 triệu như mình, nhà cử chưa có, 2 con còn nhỏ, nếu chồng không vững thì chắc không trụ nổi đến giờ. Chồng mình nói đùa mình, biết thế ngày xưa em đừng đi học nữa, học mấy năm tốn hàng trăm triệu, 10 năm trong nghề mà lương còn chẳng bằng giúp việc hay công nhân. Mà anh thấy công nhân còn nhàn hơn em, hết giờ ở công ty, người ta về ngủ còn em vẫn lọ mọ đủ thứ, chỉ được cái tiếng có nghề nghiệp ổn định. Nghe mà chua chát lắm!”

Hạnh phúc là… một ngày không bị mắng

Giáo viên mầm non cũng là một nghề nhiều áp lực, nhất là bởi những phàn nàn của phụ huynh học sinh. Nhìn từ góc độ phụ huynh, hiếm ai hài lòng 100% với giáo viên mầm non của con mình.Còn có những người vì những lý do không đâu cũng nổi đóa với các cô, con bị bạn cào nhẹ cũng đưa lên ban giám hiệu kiện cô không sát sao đến cháu, nhưng các phụ huynh đâu biết trẻ con là thật khó bao quát, mặc dù cô chú ý, quan sát liên tục nhưng làm sao tránh khỏi việc trẻ xô xát, cào cấu lẫn nhau,chỉ vì bạn đang chơi đồ chơi ấy, mình thích chạy đến cầm đem đi, bạn chạy theo đòi lại nhằng cái cắn bạn 1 nhát thật đau, hay đang ngồi cùng bạn tự nhiên cào bạn 1 cái,..những lúc như vậy thử hỏi cô có nghìn mắt nghìn tay cũng không phản ứng kịp can thiệp kịp .

*

Chúng tôi bị phụ huynh mắng là thường, có người còn bảo, có mỗi việc trông trẻ, múa hát với cho bọn trẻ ăn mà còn để chúng xây xước thì làm được gì cho đời. Bọn trẻ mà không ngoan lại lôi cô giáo, lôi lớp học ra dọa, làm như chúng tôi là ngáo ộp vậy.

Đến ngày lễ, phụ huynh cũng có quà, cũng quan tâm đến các cô nhưng kèm theo đó luôn là lời dặn phải quan tâm hơn đến con của họ. Yêu nghề thì gắn bó thôi, chứ nhiều khi tủi thân lắm”. Có người còn bảo các phụ huynh khác là các cô làm công việc nhàn hạ, lương cao ngày lễ ngày hội chẳng phải tặng gì cả, mỗi tháng, mỗi cháu đóng cả trăm nghìn tiền trực cô để đâu hết tiền…, nhưng có phải giáo viên chúng tôi sống bằng đồng quà ngày lễ đâu, ai có lòng quan tâm cô sẽ biết ơn, ai không có cô cũng vui lòng, còn tiền lương cô đi làm nhận lương từ nhà nước trả, cô vẫn luôn hết lòng chăm sóc các con, vì đó là nghề các cô đã chọn, cô làm vì lương tâm đạo đức nghề nghiệp và phấn đấu sự nghệp cả đời chứ đâu phải vài đồng quà ngày lễ mà coi thường cô quá.

Trên đây là vài lời tâm sự của các cô giáo mầm non như tôi, rất mong được mọi người đọc xong thì cảm thông, chia sẻ và có cái nhìn đúng về nghề giáo viên mầm để còn nhiều người trong nghề muốn ở lại với nghề để ươm mầm xanh cho tương lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.