Những Loại Thực Phẩm Tốt Cho Con Ăn Gì Để Thông Minh Hơn? ? 10 Thực Phẩm Giúp Bé Yêu Thông Minh Vượt Trội

Thực sự không thể có một loại thực phẩm nào có thể làm trẻ thông minh, mà các chất dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ để phát huy những tiềm năng di truyền về gene thông minh đã sẵn có. Ngoài ra, sự giáo dục, rèn luyện học tập cũng có tác dụng hỗ trợ cho trí thông minh phát triển.

Bạn đang xem: Cho con ăn gì để thông minh hơn?

Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào ba yếu tố: di truyền (gene), chế độ dinh dưỡng và sự rèn luyện, học tập, môi trường sống. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất vì khả năng chủ động đáp ứng không quá khó khăn. Nhiều nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học thế giới cũng đã chỉ ra một số chất dinh dưỡng nếu bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí não ở trẻ em.

Cùng tìm hiểu về bốn dưỡng chất quan trọng cho não dưới đây:


Mục lục


Cho trẻ ăn chất đạm để thông minh

Đạm là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hoá, nội tiết tố, men và vitamin. Khi thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.

Chất iốt

Khi thiếu iốt thì không những lượng iốt trong thực phẩm di chuyển qua nhau thai của người mẹ, sang bào thai sẽ không đủ để đáp ứng sự phát triển não bộ tối ưu, mà nguy cơ hàm lượng iốt trong sữa mẹ cũng sẽ rất thiếu, dẫn đến suy giảm phát triển não bộ và làm xuất hiện bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp.

Chất sắt

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thiếu sắt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển não bộ trong thời thơ ấu. Trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ cùng trang lứa trong cùng môi trường sống. Khi trẻ đã lớn, nếu bị thiếu máu, thiếu sắt cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ và kết quả học tập.


*

Có rất nhiều sản phẩm giàu sắt mẹ nên thay đổi để bổ sung mỗi ngày


Các axit béo không no chuỗi dài

Thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid) là các thành phần lipit chính của não. Trong thời gian có thai, người mẹ huy động DHA và ARA để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ thai nhi.

Người mẹ tiếp tục cung cấp hai dưỡng chất quan trọng này qua nguồn sữa của mình nên nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn trẻ bú bình từ 3 – 5 điểm.

Ngoài bốn chất dinh dưỡng quan trọng kể trên, còn nhiều các vi chất dinh dưỡng khác như: kẽm, magiê, đồng, crom, selen… cũng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ cũng như não bộ.

Muốn hỗ trợ cho trí thông minh của con, trước và trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng để phát triển não tốt: đạm, iốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA) có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, rau xanh và quả chín.

Người mẹ nên ăn nhiều cá, nhất là các loại cá biển có chứa nhiều axit béo chưa no, uống thêm dầu gan cá, ăn các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu olive…) cũng cung cấp các tiền DHA và ARA, đó là các anpha linolenic, axit linoleic… khi vào trong cơ thể sẽ được tổng hợp thành DHA và ARA.


*

Dầu olive rất tốt cho trẻ


Nhiều nghiên cứu đã được công nhận kết quả cho thấy khi có thai bà mẹ ăn cá thường xuyên hơn 5 lần/tuần sinh ra con có chỉ số IQ cao hơn tám điểm so với các bà mẹ không ăn cá trong thời kỳ mang thai. Tiếp tục trong hai năm cho con bú nếu bà mẹ thường xuyên ăn cá, dầu thực vật thì nguồn DHA và ARA trong sữa mẹ sẽ cao, giúp cho sự phát triển thị lực và trí não của trẻ.

Ở thời kỳ ăn giặm (từ bảy tháng đến ba tuổi), trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp đủ đạm, sắt, iốt… qua nguồn thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa; ăn muối, nước mắm có bổ sung iốt; các axít béo không no từ dầu ăn, dầu gan cá, cá biển, các loại vitamin và muối khoáng khác từ nguồn rau xanh và quả chín; uống các loại sữa có bổ sung DHA, ARA, iốt, sắt, taurin và các vi chất dinh dưỡng khác.

Như vậy muốn có đứa con khoẻ mạnh các bà mẹ phải chuẩn bị trước khi mang thai từ 1 – 3 tháng. Ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ và hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với việc giáo dục và môi trường sống tốt chúng ta sẽ có những trẻ em thông minh và khoẻ mạnh. **Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Khoa Nhi – Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Cho trẻ ăn gì để thông minh nhớ lâu và khoẻ mạnh làtừ khóa đang được rất nhiều các bà mẹ bỉm sữa quan tâm và tìm kiếm hiện nay. Để giúp các mẹ có thể đa dạng hơn trong khẩu phần ăn của bé giúp bé cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể hơn, trong bài viết dưới đây, canthiepsomtw.edu.vn sẽ chia sẻ những loại thực phẩm giúp bé yêu thông minh, nhớ lâu mà mẹ không nên bỏ lỡ, cùng bỏ túi ngay nhé.

1.Cho trẻ ăn gì để thông minh?

Nhiều bố mẹ cho rằng con cái thông minh chủ yếu là do di truyền từ bố mẹ song thực tế không hẳn là vậy, yếu tố di truyền chỉ chiếm một phần nhỏ, việc bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cũng giúp trí não con phát triển vượt trội, tạo điều kiện giúp con thông minh hơn. Sau đây là một số thực phẩm giúp bé thông minh hơn.

*

Cho trẻ ăn gì để thông minh và nhớ lâu

1.1. Cá biển

Các loại cá như: cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích… giúp trẻ tăng cường trí nhớ và nhận thức tốt hơn. Nguồn chất béo tự nhiên có trong những loại cá này cung cấp nguồn axit béo omega - 3 và vitamin dồi dào cho trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ăn nhiều axit béo sẽ có trí tuệ sắc bén.

Do đó, mẹ hãy cho trẻ ăn trứng ít nhất 2 lần/tuần. Tuy nhiên, cá được rán quá kỹ sẽ làm mất đi nhiều dưỡng chất, vì vậy, mẹ hãy rán cá trong lửa vừa và không nên rán quá lâu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho trẻ ăn cá luộc, cá hấp hoặc cá nướng để giữ được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.

1.2. Trứng

Trứng là một loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Omega - 3, Choline, Lutein, Acetylcholine là những chất dẫn truyền thần kinh tham gia vào chức năng của não bộ. Do đó, cho trẻ ăn trứng không chỉ giúp trẻ thông minh mà còn giúp trẻ tập trung và tăng cường trí nhớ hiệu quả.

*

Trong trứng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ

Như vậy, trứng chính là câu trả lời cho câu hỏi cho trẻ ăn gì để thông minh, nhớ lâu. Vì vậy, mẹ hãy kết hợp trứng với bánh mì, bánh bao hoặc salad vào thực đơn cho trẻ. Ngoài chế độ dinh dưỡng bổ sung hằng ngày, cha mẹ còn có thể tham khảo thêm về việc cho trẻhọc toán Sorobangiúp trẻ sở hữu não bộ thiên tài và rèn luyện trí nhớ.

1.3. Bơ đậu phộng

Ngoài những loại thực phẩm trên, mẹ cũng có thể cho con ăn bơ đậu phộng để tăng cường sự phát triển của não bộ. Bởi bơ đậu phông chứa nhiều vitamin E, chất chống oxy hoá giúp bảo vệ màng thần kinh. Không chỉ vậy, trong bơ đậu phộng còn chứa nhiều thiamin - một chất rất tốt cho não vàglucose cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để đa dạng hơn trong khẩu phẩn ăn cho trẻ, mẹ có thể kết hợp bơ đậu phộng kèm các các loại trái cây như chuối sẽ là một lựa chọn thích hợp đấy.

1.4. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ cung cấp cho cơ thể con yêu glucose và nguồn năng lượng mà não bộ cần. Bên cạnh đó, các chất xơ có trong ngũ cốc nguyên hạt còn giúp điều hòa sự phóng thích glucose vào cơ thể.

Vậy, cho trẻ ăn gì để thông minh nhớ lâu, câu trả lời là ngũ cốc nguyên hạt. Do đó, mẹ nên thường xuyên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt cho trẻ để bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết cho các tế bào thần kinh.

1.5. Các loại hạt

Một số các loại hạt như: óc chó, hạnh nhân, lạc (đậu phộng), hướng dương,... rất tốt cho sự phát triển của thể lực và trí tuệ. Bởi trong những loại hạt này chứachứa hàm lượng acid béo omega 3 và omega 6, vitamin B6, vitamin E…dồi dào. Bố mẹ nếu như không biết ăn gì để thông minh nhớ lâu thì các loại hạt chính là một gợi ý tuyệt vời, không chỉ giúp trẻ thông minh vượt trội mà còn giúp trẻ giảm nguy cơ mắc hội cứng suy giảm trí nhớ.

Tuy hạt giúp bé thông minh nhưng các chuyên gia khuyến cáo trẻ từ 1 tuổi trở lên mới được dùng các loại hạt và hạt cần phải xay thành bột để tránh bị hóc, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

*

Các loại hạt giúp bé phát triển cả thể lực và trí tuệ

1.6. Bột yến mạch

Bột yến mạch là một trong những thực phẩm giàu glucose và cung cấp nguồn năng lượng chính cho não bộ. Với hàm lượng chất xơ cao, và protein, bột yến mạch sẽ giúp cho con yêu tỉnh táo và tràn đầy năng lượng cho một ngày dài.

Ngoài ra, chúng còn là nguồn cung cấp vitamin E, B và kali để cơ thể và não bộ hoạt động hiệu quả. Do đó, nếu mẹ không biết cho trẻ ăn gì để thông minh, nhớ lâu thì đây chính là câu trả lời thỏa đáng nhất.

1.7. Các loại quả mọng

Mẹ muốn bổ sung thêm cho con nhiều chất dinh dưỡng tốt cho não bộ để con thông minh và nhớ lâu vậy thì đừng bỏ qua các loại quả mọng nhé. Thành phần có trong các loại quả mọng gồm: chất chống oxy hoá, vitamin C, chất béo omega-3 rất tốt cho chức năng của não.Một số trái cây thuộc họ quả mọng mẹ nên lựa chọn cho con đólà: dâu tây, quả anh đào, quả việt quất. Quả mọng càng có màu sắcđậm đà thì càng có nhiều dinh dưỡng. Ngoài cho con ăn trực tiếp, mẹcó thể chế biến quả mọng thành sinh tố bổ dưỡng hay đồ ăn nhẹ như món tráng miệng để thay đổi cho con nhé.

1.8. Các loại đậu

Đậu là một trong những thực phẩm rất giàu protein, chất xơ cũng như các loại khoáng chất. Chính vì vậy, đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để giúp trẻ thông minh hơn vì chúng đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của bé khi phải tập trung suy nghĩ.

Trong các loại đậu thì đậu tây và đậu pinto chứa nhiều axit béo omega - 3 nhất. Ngoài ra, chúng còn rất giàu ALA, một loại omega - 3 quan trọng cho sự phát triển và chức năng của não. Do đó, mẹ đừng quên bổ sung đậu vào thực đơn cho trẻ nhé.

*

Các loại đậu rất tốt cho sự phát triển của não bộ

1.9. Rau củ quả tươi

Rau củ quả tươi chứa nhiều chất xơ nên mẹ nhất định phải có trong khẩu phần ăn hàng ngày của con. Không chỉ vậy, trong rau củ quả tươi còn chứa nhiều chất chống oxy hoá tuyệt vời rất tốt cho sự phát triển của não, giúp não bộ khoẻ mạnh hơn. Một số loại rau củ quả tươi mẹ nên bổ sung cho con đó là: khoai lang, cà chua, cà rốt, cải bó xôi, rau xanh,... Thông thường bé sẽ rất lười ăn rau, để kích thích bé ăn mẹ có thể cho rau vào nước sốt mỳ hoặc súp để bé ăn nhiều hơn.

1.10. Sữa và sữa chua

Các sản phẩm từ sữa sẽ giúp bé yêu bổ sung vitamin B, đây còn là loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển của mô não, chất dẫn truyền thần kinh và các enzym. Sữa chua là nguồn dinh dưỡng giàu protein và carbohydrate giúp nuôi dưỡng bộ não và cung cấp lượng vitamin D tuyệt vời để trẻ phát triển khỏe mạnh.

*

Ăn sữa chua rất tốt cho sự phát triển của mô não

1.11. Thịt bò nạc hoặc các loại thịt khác

Thịt là loại thực phẩm ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ cho trẻ, nhất là thịt bò. Bởi thịtcung cấp sắt, kẽm giúp trẻ duy trì năng lượng, tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ hiệu quả.Cho trẻ ăn gì để thông minh nhớ lâu? Đó chính là thịt bònạc. Bởi hàm lượng sắt dồi dào có trong thịt nạc giúp bé tăng khả năng tập trung để ghi nhớ một cách hiệu quả. Ngoài ra, chất kẽm có trong thịt bò cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường trí nhớ. Mẹ có thể chế biến thịt bò theo những cách khác nhau để bé cảm thấy ngon miệng hơn như: làm bít Tết, cháo thịt bò, thịt bò áp chảo, thịt bò nướng bơ....

Hiện nay không ít loại thịt sử dụng các chất kích thích tăng trưởng nên mẹ cần chú ý chọn thịt động vật có nguồn gốc rõ ràng để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé yêu.

*

Thịt là loại thực phẩm ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển trí tuệ cho trẻ

1.12. Socola đen

Cho trẻ ăn socola sẽ giúp tăng khả năng lưu thông máu về mắt, giúp mắt đỡ mệt mỏi và tăng cường thị lực. Socola làm tăng nồng độ serotonin có khả năng điều hòa tính khí và giấc ngủ. Bên cạnh đó, đây còn là một chất kích thích hệ thần kinh, do đó, mẹ chỉ cần cho ăn trẻ ăn 2 -3g socola đen mỗi ngày để giúp con thông minh hơn.

2. Các nhóm chất trẻ cần bổ sung vào cơ thể để phát triển trí tuệ của trẻ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần một nhóm chất bị thiếu hụt thôi cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trí não ở trẻ em. Vậy các nhóm chất cần thiết cho cơ thể trẻ để phát triển trí tuệ là gì? Sau đây sẽ là giải đáp cho các mẹ nắm rõ.

Xem thêm: De Tóc Đen Mà Không Bị Già, Cách Để Tóc Đen Đẹp Ngỡ Ngàng Không Lo Bị Chê Già

2.1. Chất đạm

Chất đầu tiên mẹ cần biết để bổ sung thêm vào thực đơn cácthực phẩm tăng trí thông minh cho trẻ đó là chất đạm. Đạm được xem là một chất vô cùng quan trọng giúp xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan cần thiết cho sự hình thành các nội tiết tố, dịch tiêu hoá, vitamin và men. Bởi vậy nên khi thiếu đạm thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cơ thể nói chung và tới não bộ nói riêng nên các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc con cái cần hết sức chú ý nhé.

2.2. Chất iốt

Bên cạnh đạm thì chất iốt cũng là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Thiếu iốt không chỉ là nguyên nhân gây suy giảm trí nhỡ của trẻ mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đần độn. Lý giải cho điều này là vì do thiểu năng tuyến giáp. Thiếu chất iốt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là não bộ nên các mẹ cần đặc biệt chú ý.

*

Chất iốt rất cần thiết để để não không bị suy giảm trí nhớ

2.3. Sắt

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng: Cơ thể nếu như thiếu sắt thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của não bộ, thậm chí còn gây tình trạng thiếu máu trầm trọng. Trẻ nhỏ nếu như bị thiếu máu và thiếu sắt thì rất dễ bị tâm thần và vận động thường thấp hơn trẻ cùng trang lứa mặc dù sống cùng chung trong một môi trường. Đối với trẻ lớn hơn nếu như bị thiếu sắt thì trí nhớ sẽ suy giảm, học và nhớ chậm hơn các bạn trẻ cùng trang lứa, kết quả học tập không được cao.

2.4. Đường glucose và fructose

Nhắc đến danh sách cho trẻ ăn gì để thông minh nhớ lâu mẹ không thể thiếu các loại thực phẩm có chứa đườngglucose và fructose. Đườngglucose có trong thực phẩm ngọt còn đườngfructose có trong trái cây như: quyết, bưởi,táo, bưởi, cam, nho… Những loại thực phẩm này khi nạp vào cơ thể với một lượng vừa đủ sẽ giúp điều hoà hoạt động của não, bé thông minh hơn và cũng nhớ lâu hơn.

2.5. Acid amin

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng:Acid amin chínhlà một trong những đơn vị cấu trúc của chất đạm trong thực phẩm hằng ngày. Vì vậy acid amin không thể thiếu được trong não, não bộ cầnacid amin để sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Não rất cần 2 loạiacid amin quan trọng đó là:tryptophan và tyrosine. Nếu như thiếu 2 loại này thì sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, gây suy giảm trí nhớ, trẻ dễ nổi giận hơn.

Một số những loại thực phẩmgiàu tryptophan có thể kể đến như chuối, hạt sen, đậu phộng, gạo, thịt gà tây, bí đỏ và thực phẩm giàu tyrosine đó là: Trứng gà, phomai, cá, thịt gia cầm, tảo lục xoắn, đậu nành, ngũ cốc nguyên cám, hạt,... Đây đều là những thực phẩm giúp bé thông minh vượt trội và nhớ lâu hơn.

*

Acid amingiúp bé thông minh vượt trội và nhớ lâu hơn

2.6. Các axit béo không no chuỗi dài

Trong não bộ có chứa đến 60% là chất béo, đặc biệt DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid). Đây là thành phần quan trọng rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, nếu như đủ chất này thì bé sẽ thông minh hơn và cũng có trí nhớ tốt hơn. Trong khoảng thời gian mẹ mang thai nếu như cơ thể người mẹ huy động đủ DHA và ARA thì sẽhỗ trợ rất tốt cho sự phát triển não bộ thai nhi.

Cácaxit béo không no chuỗi dài có rất nhiều trong sữa mẹ, vì vậy việc nuôi con bằng sữa mẹ là vô cùng quan trọng góp phần tăng chỉ số thông minh của trẻ. Trẻ em bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có chỉ số IQ cao hơn trẻ bú bình cao hơn.

2.7. Vitamin, khoáng chất và nước

Não bộ rất cần vitamin B6, B12, C, khoáng chất
Acid Folic, Canxi, Kali,...và nước để giúpduy trì chức năng bình thường của não bộ. Muốn hỗ trợ trí thông minh của bé trước, trong thời kỳ mang thai và trong thời gian cho con bú, mẹ cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như:cua, thịt, cá, tôm, trứng, sữa, rau xanh và quả chín,... để nạp thật nhiều vitamin, khoáng chất và nước cho cơ thể.

Lưu ý: Trong thời gian mang thai mẹ nên ăn cá hơn 5 lần/tuần, điều này giúpchỉ số IQ của bé cao hơn tám điểm so với các bà mẹ không ăn cá thường xuyên trong thai kỳ.

*

Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp chỉ số IQ của bé cao hơn

3.Gợi ý thực đơn giúp bé thông minh hơn

Để giúp mẹ có thêm gợi ý cho thắc mắc: "ăn gì để nhớ lâu" sau đây canthiepsomtw.edu.vn sẽ gợi ý cho mẹ thực đơn theo các bữa trong ngày. Mẹ nếu như duy trì theo thực đơn này chắc chắn bé không chỉ nhớ lâu mà còn vô cùng thông minh.

3.1. Bữa sáng con nên ăn gì để thông minh?

Bữa sáng được đánh giá là bữa ăn quan trọng nhất, mẹ nếu như muốn con thông minh, rèn luyện khả năng nhạy bénvà tăng trưởng chiều cao lý tưởng nhất định phải cực kỳ quan tâm và chú trọng tới bữa sáng của con. Sau đây là một số gợi ý trả lời câu hỏicho trẻ ăn gì để thông minh đượccác chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên dùng.

- Bánh mì, phở, bún, cháo,... giúp bổ sung năng lượng một cách đầy đủ.

- Các loại trứng: trứng gà, trứng vịt lộn giàu thành phầncholine giúp củng cố chức năng của não bộ, tăng độ nhanh nhạy cho phản xạ của bé

- Các loại trái cây, nước ép trái cây như: bơ, táo, chuối, cam… đặc biệt là các loại trái cây nhiều magiê và và vitamin B6. Những loại trái cây này sẽ giúpchuyển hóa các axit amin, truyền tải các xung thần kinh.

- Các loại sữa: Sữa giúp phát triển trí não, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và khoa học cho trẻ.

3.2. Bữa trưa con nên ăn gì để thông minh?

Bữa trưa cũng là một bữa ăn vô cùng quan trọng, vì vậy mẹ nên xây dựng thực đơn giàu vitamin, khoáng chất, folate, canxi để cải thiện khả năng ghi nhớ và giúp bé có phản xạ nhanh nhạy hơn. Sau đây là gợi ý một số bữa trưa giàu dinh dưỡng cho bé:

- Thực phẩm giàu đạm: thịt, cua, trứng, sữa,... đặc biệt là đạm thực vật có trong: các loại đậu, sữa đậu.

- Các loại rau, củ như: cải bó xôi, súp lơ, rau xanh đậm,... giúp bé có một não khoẻ mạnh, ngăn chặn sự suy giảm hệ thống thần kinh trung ương của bé.

- Các loại trái cây như: việt quất, chuối, lựu,... giúp bảo vệ mạch máu não bộ, cải thiện trí nhớ của trẻ.

- Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé uống thêm các loại sữa để có nguồn dinh dưỡng đầy đủ và trọn vẹn hơn.

*

Bữa trưa mẹ nên cho bé ăn thức ăn chứa nhiều đạm để tăng cường trí não và thể lực

3.3. Bữa tối con nên ăn gì để thông minh?

Bữa tối mẹ nên cho bé ăn nhiều sắt, kẽm để có tác dụng bảo vệ não bộ trước những tác động có hại bên ngoài, hình thành và phát triển mô tế bào não bộ được tốt hơn. Thức ăn giàu hàm lượng sắt và kẽm giúp tăng khả năng tập trung và giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ. Sau đây là một số gợi ý cho mẹ.

- Các loại đồ ăn chứa nhiều sắt như: các loại rau xanh,rau củ, ngũ cốc, các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt lợn,...

- Các loại thực phẩm giàu kẽm như:gan, trứng, hải sản, nấm, thịt…và các loại hạt như hạt vừng, hạt dẻ, …

- Uống sữa ấm giúp bé ngủ ngon và sâu giấc, tăng khả năng tập trung, ghi nhớ.

3.4. Bữa phụ con nên ăn gì để thông minh?

Bên cạnh những thực phẩm giúp bé thông minh đã chia sẻ trong 3 bữa chính ở trên, để cải thiện trí tuệ cho con mẹ cũng nên cho bé ăn thêm bữa phụ. Một số những món ăn sau mẹ nên bổ sung vào khẩu phẩn bữa phụ cho bé để giúp bé tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ, rèn khả năng phản xạ đó là:

- Các loạihoa quả, nước ép chứanhiều vitamin.

- Thực phẩm từ sữa như:sữa chua, sữa tươi, pho mai, váng sữa, …

*

Bổ sung bữa phụ vào khẩu phần ăn giúp bé tăng sự tập trung

4. Những nguyên tắc ăn uống giúp bé phát triển trí tuệ

Với những chia sẻcho trẻ ăn gì để thông minh như trên thì để bé phát triển trí tuệ toàn diện mẹ cũng cần phải nắm được các nguyên tắc ăn uống cần thiết, tiêu biểu như một số các nguyên tắc sau:

4.1. Ăn uống đúng bữa

Nguyên tắc ăn uống giúp bé phát triển đầu tiên mẹ cần chú ý đó là phải cho bé ăn uống đúng bữa. Việc cho bé ăn uống đúng bữa sẽ hình thành nên thói quen tốt cho trẻ giúp trẻ khoẻ mạnh hơn, đồng thười cũng giúp dạ dày được hoạt động ổn định. Mẹ cho bé ăn đúng 3 bữa/ ngày có thể thêm bữa phụ nhưng cần phải đảm bảo mỗi bữa đủ chất dinh dưỡng nhé.

4.2. Chia nhỏ các bữa ăn

Mẹ không nên dồn bé ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ các bữa ăn cho bé, trung bình cứ khoảng 3 - 4 tiếng mẹ có thể cho bé ăn một bữa nhỏ với đầy đủ các nhóm chất. Điều này sẽ giúp bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ và thể chất. Tuy nhiên, mẹ cũng phải chú ý không để bé ăn quá nhiều hoặc nhiều rải rác suốt trong ngày vì nó sẽ là nguyên nhân khiến bé ngang bụng đến bữa chính lại không ăn được.

4.3. Liều lượng thức ăn cần hợp lý

Mặc dù mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày song mẹ cần phải cho bé ăn với một lượng thức ăn hợp lý, tuyệt đối không được cho ăn bữa quá nhiều bữa lại quá ít. Điều này sẽ khiến cho dạ dày hoạt động không được ổn định, đồng thời cũng không tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ. Liều lượng thức ăn hợp lý như thế nào sẽ tuỳ thuộc theo độ tuổi của trẻ, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm nhé.

*

Liều lượng thức ăn của bé nạp hàng ngàysẽ tuỳ thuộc theo độ tuổi

4.4. Hạn chế dùng quá nhiều gia vị trong món ăn

Chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng: Bé trên 12 tháng tuổi mẹ có thể bắt đầu cho thêm gia vị vào trong các món ăn. Tuy nhiên cần hạn chế cho quá nhiều trong thức ăn vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hoá cũng như thận, thậm chi nó còn là nguyên nhân gây nên bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến. Khi chế biến đồ ăn cho trẻ, mẹ chỉ nêm nếm sao cho vừa miệng với một lượng gia vị nhất định để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé nhé.

4.5. Hạn chế đồ chiên rán, thức ăn đóng hộp

Thức ăn chiên rán, đóng hộp với hương vị thơm ngon luôn là sự lựa chọn hàng đầu của trẻ, tuy nhiên mẹ cần chú ý không nên cho con ăn quá nhiều đồ ăn này bởi nó chính là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết. Từ đó dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát triển của não, gây suy giảm chức năng ghi nhớ của não.

4.6. Không ăn nhiều đồ ngọt

Bên cạnh đồ ăn chiên rán, thức ăn đóng hộp hay đồ ăn quá mặn mẹ cũng cần chú ý không nên cho con ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là kẹo. Việc trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt thì khi ăn bữa chính sẽ chán và không muốn ăn, điều này sẽ dẫn đến tình trạng không nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó, trẻ sẽ gầy còm và không thông minh. Hơn nữa, đồ ngọt cũng không tốt cho hệ tiêu hoá, tạo ra khí ga trong bụng dẫn tới đầy hơi, đau bụng nên mẹ cần hạn chế cho bé ăn nhé.

*

Bé không nên ăn quá nhiều đồ ngọt vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá

4.7. Không nấu đồ ăn chín quá 200 độ C

Đồ ăn nếu như đunở nhiệtđộcao trên 200 độ C sẽ làm chocác axit béokhôngno bị oxy hóa, đồng thời làm cho giá trị dinh dưỡng của protit giảm đi vàtạo thành các liên kết khó tiêu. Thức ăn đun ở nhiệt độ cao sẽ làmmất đi các tác dụng có ích, đồng thời khiến cho các liên kết kép trong cấu trúc của các axit bị bẻ gãy, tạo raperoxit aldehyt có hại cho cơ thể. Nhiệt độ tốt và an toàn nhất để mẹ chế biến thức ăn cho bé đó là từ 70 - 100 độ C.

5. Kết luận

Trên đây là những loại thực phẩm giúp trẻ tăng cường trí não, thông minh và nhớ lâu hơn. Chắc chắn, qua bài viết này, các mẹ cũng đã có câu trả lời cho thắc mắc cho trẻ ăn gì để thông minh, nhớ lâu. Với những thông tin bổ ích trên, hy vọng các mẹ sẽ bổ sung những bí quyết hữu ích bổ sung vào sổ tay nuôi dưỡng và chăm sóc con yêu.

Có thể nói rằng thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển về thể chất cũng như trí óc của trẻ. Vì vậy, để biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ hay mời bạn đọc tham khảo khoá học dạy con trên canthiepsomtw.edu.vn để có được cách chăm sóc bé phát triển toàn diện hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.