Giáo dục an toàn giao thông cho bé, dạy trẻ kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông

Kỹ năng sống về an toàn giao thông cho trẻ là một trong những kỹ năng sống vô cùng quan trọng được nhiều phụ huynh quan tâm. Các bé ra đường là tham gia giao thông, nên việc có nhận thức về những mối nguy hại khi tham gia giao thông cũng như cách xử lý tình huống giao thông là điều thiết yếu. Mời quý phụ huynh cùng tham khảo những kỹ năng sống an toàn giao thông mà trẻ cần biết.

Bạn đang xem: An toàn giao thông cho bé

Dạy trẻ an toàn khi tham gia giao thông – không chỉ đơn giản là vấn đề an toàn

Chủ đề về an toàn khi tham gia giao thông luôn là một trong những vấn đề quan trọng, cấp thiết mà bất cứ ai cũng cần nắm được. Đối với trẻ mầm non, bài học về giáo dục an toàn giao thông sẽ giúp trẻ có thêm hiểu biết thiết thực về luật lệ giao thông cũng như các kỹ năng cơ bản khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng tìm được các dạy thật đơn giản và hiệu quả để bé yêu có thể hiểu về kỹ năng sống an toàn giao thông.

*
Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ có nhiều lợi ích.

Việc dạy trẻ an toàn giao thông từ sớm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích:

Giúp bé tham gia giao thông an toàn, có ý thức bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân và người khác, tránh khỏi những nguy hiểm giao thông trên đường đi học, đi chơi mà không có người lớn ở bên/Tạo thói quen tốt, ý thức tuân thủ pháp luật cũng như lối sống kỷ luật cho trẻ: nếu được giáo dục từ nhỏ và lặp đi lặp lại, trẻ sẽ ghi nhớ lâu, hình thành phản xạ tự nhiên và thói quen tham gia giao thông đúng đắn mà không cần nhắc nhở. Việc giao dục an toàn giao thông từ sớm sẽ tạo tiền đề để sau này trẻ trở thành người biết tuân thủ pháp luật và sống có ích cho xã hội.Giao thông an toàn không chỉ đơn giản là vấn đề an toàn của bản thân trẻ mà còn là cách trẻ tôn trọng và giữ an toàn cho người khác, có nhận thức đúng sai trước những tình huống giao thông.Hiểu biết về an toàn giao thông thì trẻ có thể giúp chính mình và người khác như giúp người già qua đường, nhắc nhở khi bố mẹ lơ là, hướng dẫn các bạn nhỏ khác tham gia giao thông đúng cách…

Một số kỹ năng chung khi tham gia giao thông cho trẻ và lưu ý cho bố mẹ

Giao thông đường bộ là hình thức mà trẻ tham gia hàng ngày. Vậy nên, một số kỹ năng sống cho trẻ mầm non về an toàn giao thông cho trẻ mà bố mẹ cần lưu ý bao gồm:

Dạy trẻ luật giao thông cơ bản và một số loại biển báo, đèn tín hiệu

Trước tiên, ba mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu kiến thức chung về luật giao thông. Những kiến thức này cần phải dễ hiểu, gần gũi như ý nghĩa các biển báo, đèn tín hiệu giao thông cơ bản, các quy định khi đi bộ, đi xe đạp và các cách xử lý trong từng tình huống cụ thể.

*
Dạy trẻ nhận biết biển báo, đèn tín hiệu.

Các bé rất thích hình ảnh nhiều màu sắc, vì vậy việc ghi nhớ và phân biệt được các biển báo của các con cũng rất nhanh. Khi tham gia giao thông, bạn hãy chỉ con những tấm biển báo giao thông, dạy con ý nghĩa của từng biển báo và thực hành theo biển báo ngay lúc đó sẽ giúp con ghi nhớ nhanh hơn.

Thông qua việc tìm hiểu các kiến thức này, trẻ sẽ hình thành ý thức khi tham gia giao thông, đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người khác.

Luôn quan sát mọi phía

Hãy dạy con phải quan sát mọi phía khi sang đường. Nếu con còn quá bé, hãy nhắc con không được tự ý đi qua đường mà không có mặt của người lớn. Khi con đã có thể tự đi một mình thì hãy nhắc con phải chú ý thật kỹ, dừng lại quan sát mọi phía để nhận biết thời điểm có thể sang đường an toàn. 

*
Dạy con kỹ năng quan sát mọi phía trước khi sang đường.

Khi dạy trẻ an toàn khi tham gia giao thông, bạn nên dắt con sang đường làm mẫu nhiều lần, thực hành trên nhiều đoạn đường mà trẻ thường đi học hoặc đi chơi giúp con dễ dàng ghi nhớ, có thể tự sang đường an toàn mà không cần phụ huynh.

Luôn đi bên phải đường

Dạy trẻ khi tham gia giao thông, dù đi bộ, đi xe đạp hay đi phương tiện giao thông nào khác cũng cần đi bên phải đường, đi trái là đi ngược chiều rất nguy hiểm. Nếu đi bộ và đường có vỉa hè, trẻ cần đi trên vỉa hè dành cho người đi bộ.

Dạy trẻ dấu hiệu nhận biết các phương tiện giao thông

Để dạy trẻ nhận biết các phương tiện giao thông, bố mẹ có thể sử dụng các hình ảnh từ thẻ flashcard, sách truyện hay video, bài hát về giao thông. Từ những hình ảnh trực quan sinh động, trẻ sẽ nắm được đặc điểm riêng của từng loại phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Qua đó, bé sẽ có thể phân biệt được các phương tiện quen thuộc hằng ngày, có kiến thức thêm về công dụng và lợi ích của từng loại.

*
Cùng bé yêu khám phá các phương tiện giao thông cực vui.

Bố mẹ làm gương

Trẻ luôn là bản sao của bố mẹ, nên để dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non hiệu quả nhất thì bố mẹ cần nghiêm túc làm gương cho con em mình. Con sẽ tham gia giao thông an toàn, đúng luật khi bố mẹ cũng nghiêm túc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông.

*
Mẹ làm gương cho bé khi băng qua đường.

Dạy trẻ an toàn giao thông với các trải nghiệm thực tế

Học đi đôi với hành, cùng con đi bộ, chỉ cho con khi nào thì sang đường dựa vào tín hiệu của đèn và biển báo giao thông. Hay khi gặp đèn giao thông, hãy chỉ con khi nào thì dừng, khi nào được phép đi.

Hay khi bố mẹ đèo con bằng xe, hãy nói với con tác dụng của mũ bảo hiểm sẽ bảo vệ an toàn cho chúng ta.

*
Cho trẻ tham gia trải nghiệm giao thông thực tế.

Xem thêm: Dây chuyền sản xuất viên nén công nghệ trung quốc rongda darchee công suất 2

Bạn cũng có thể chơi các trò chơi giao thông, cùng con đóng vai là người đi đường và chú cảnh sát giao thông. Thử tạo ra các tính huống sai luật giao thông xem trẻ có chỉ ra được không.

Bạn nên khuyến khích trẻ vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông, học các bài hát và đọc truyện về giao thông để bé có hứng thú trong việc học luật giao thông hơn.

Giáo dục kỹ năng sống về an toàn giao thông khi đi bộ cho trẻ

Giao thông đường bộ là hình thức giao thông phổ biến và có lẽ là hình thức giao thông trẻ tham gia nhiều nhất.

Hãy hướng dẫn trẻ cách đi bộ an toàn như:

Phải đi bộ trên vỉa hè, luôn đi ở lề đường bên phải.Khi qua đường bé phải đi trên làn đường dành cho người đi bộ, đèn xanh được đi, đèn đỏ dừng lại.Quan sát tín hiệu đèn giao thông dành cho xe máy và người đi bộ.Không chạy nhảy, nô đùa với bạn bè trên đường, không dàn hàng ngang.Các bé nhỏ chưa tự mình qua đường được phải có sự giúp đỡ của người lớn.Nếu trên đoạn đường có nhiều xe qua lại hãy đợi một ai đó cũng muốn sang đường để bé có thể đi bên cạnh họ.
*
Dạy trẻ an toàn khi tham gia giao thông – đi bộ

Kỹ năng sống an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp

Đối với trẻ biết đi xe đạp và sử dụng xe để tham gia giao thông hàng ngày thì việc dạy trẻ an toàn giao thông lại càng quan trọng vì trẻ sẽ trực tiếp tham gia giao thông dưới lòng đường.

Trước khi sử dụng xe đạp lưu thông trên đường thì phụ huynh cần kiểm tra và hướng dẫn cho trẻ cách kiểm tra mũ bảo hiểm, đồ bảo hộ, tình trạng xe đạp như phanh xe, lốp xe, cổ xe có đảm bảo không.

*
Dạy trẻ tham gia giao thông an toàn khi đi xe đạp.

Khi lưu thông bằng xe đạp trên đường thì trẻ cũng cần tuân thủ các quy định liên quan đến phương tiện giao thông như:

Luôn quan sát mọi phía trước khi di chuyển, chỉ di chuyển khi xác định được sự an toàn. Không rẽ hoặc chuyển làn đường đột ngột mà chưa quan sát.Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, bảng hiệu giao thông trên đường. Không đi vào đường cấm, đường nguy hiểm bằng cách quan sát một số biển báo thông dụng.Cần bấm chuông, ra tín hiệu thông báo khi đằng trước có chướng ngại vật. Điều khiển xe đạp đi bên tay phải đường và nếu cần dừng lại, cũng dừng bên tay phải.Cẩn thận lưu thông trên đường phố đông đúc, khu dân, các ngã ba ngã tư, cổng trường giờ tan học… Nếu gặp đoạn đường nguy hiểm, khó đi có thể dắt xe đi bộ đảm bảo an toàn cho mình và người khác.

Dạy trẻ an toàn khi tham gia giao thông bằng xe máy, ô tô

Với các kỹ năng sống an toàn khi ngồi trên xe máy, ô tô, ba mẹ cũng nên dạy 1 số kỹ năng như:

Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, hoặc thắt dây an toàn khi đi ô tô
Đảm bảo ngồi ngay ngắn, đúng vị trí ghế ngồi, không chạy nhảy, leo trèo trong xe ô tô, không lắc lư quấy rối khi ngồi trên xe máy
Không mở cửa và thò tay chân, đầu ra bên ngoài xe ô tô, cũng như không dang tay chân sang hai bên khi ngồi trên xe máy
Chỉ xuống khi xe đã dừng hẳn và cần theo chỉ dẫn của người lớn.
*
Dạy trẻ tham gia giao thông an toàn khi ngồi trên xe máy, ô tô.

Trên đây là một số kỹ năng sống về an toàn giao thông mà trẻ cần biết để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác. Nếu ba mẹ đang có nhu cầu trang bị cho con em mình kỹ năng sống an toàn khi tham gia giao thông nói riêng và các kỹ năng sống nói chung thì khoá Dream
UP
của Tổ chức giáo dục UPO là sự lựa chọn tuyệt vời. Liên hệ tổng đài 0934148542 ngay hôm nay để nhận được ưu đãi hấp dẫn nhất!

Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non vô cùng quan trọng vừa giúp trẻ tự bảo vệ mình vừa giúp đỡ người khác. Tuy nhiên để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non hiệu quả nhất thì không phải ba mẹ nào cũng biết, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho ba mẹ.
1. Vai trò của giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm nonGiáo dục an toàn giao thông cho trẻ là cung cấp các kiến thức, kỹ năng giúp trẻ có những hiểu biết thiết thực về luật lệ ATGT. Trẻ sẽ nắm vững những luật lệ cơ bản khi đi đường như phải đi bộ trên vỉa hè, tham gia giao thông bên tay phải và tuân theo tín hiệu xanh, đỏ, vàng của đèn giao thông ở ngã tư đường phố.Trẻ sẽ hình thành những thói quen tốt khi tham gia giao thông, biết phê phán, không đồng tình với những hành vi không đúng khi tham gia giao thông. Từ đó, trẻ cũng sống có quy tắc, kỷ luật hơn, làm nền tảng trở thành người tuân thủ pháp luật sau này.
*

Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non là việc vô cùng quan trọng2. Cách giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non
Để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non, ba mẹ cần kết hợp nhiều phương pháp. Ở độ tuổi nào trẻ cũng có thể học tập và có nhu cầu học tập. Ba mẹ có thể tham khảo những cách giáo dục sau:2.1 Cho trẻ làm quen với một số phương tiện giao thông quen thuộcCho trẻ nhận biết, làm quen một số phương tiện giao thông quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày là một trong những phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non hiệu quả.Mục tiêu hướng tớiTrẻ biết gọi tên, nắm được những điểm đặc trưng của các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Trẻ có thể phân loại phương tiện giao thông theo môi trường hoạt động, theo công dụng và ích lợi.Hướng dẫn phương phápBa mẹ tổ chức một số trò chơi hoặc cho trẻ quan sát phương tiện của gia đình (xe máy, xe đạp, ô tô)... hoặc thông qua video, tranh ảnh. Điều này sẽ giúp trẻ làm quen với các phương tiện giao thông dễ nhất.Ví dụ: Ba mẹ tổ chức trò chơi: “Mắt ai tinh hơn”:Chuẩn bị:Ba mẹ chuẩn bị tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông trên đường.Cách chơi:Trẻ quan sát thật nhanh và tìm ra các loại phương tiện không giống các phương tiện khác trong nhóm.Luật chơi:Trẻ trả lời khi ba mẹ đã xếp ra tất cả các phương tiện, giải thích vì sao phương tiện đó không giống với các phương tiện còn lại.
*

Ba mẹ dùng tranh ảnh để hướng dẫn bé các phương tiện tham gia giao thông2.2 Cho trẻ làm quen với tín hiệu đèn giao thôngKhi tham gia giao thông, trẻ cần phân biệt các tín hiệu đèn giao thông trên đường, vai trò tương ứng của mỗi đèn. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ hãy cho trẻ nhận biết, làm quen với tín hiệu đèn giao thông.Mục tiêu hướng tới> Trẻ nhận biết và gọi tên các tín hiệu đèn giao thông: Đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh.> Trẻ gọi tên và chỉ được đặc điểm nổi bật, tác dụng của tín hiệu đèn: Đèn vàng đi chậm lại, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi nhanh,…)> Giáo dục trẻ biết đi đường cùng với ba mẹ, đến ngã tư có đèn báo hiệu phải dừng lại.
*

Hướng dẫn trẻ làm quen với tín hiệu giao thông
Hướng dẫn phương pháp
Ba mẹ có thể phân tích cho bé từng màu sắc trên tín hiệu đèn giao thông. Với mỗi màu sắc sẽ thể hiện một hiệu lệnh riêng.Ngoài ra, ba mẹ có thể dạy bé bài thơ về đèn giao thông để bé nhanh nắm bắt thông tin hơn. Ba mẹ đọc to bài thơ và hướng dẫn bé đọc theo, sau đó phân tích các đèn giao thông để bé hiểu.Bài thơ Đèn giao thôngĐèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông
Đi đường bé nhớ nghe không!Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi
Đèn vàng đi chậm lại thôi,Đèn đỏ dừng lại, kẻo rồi đâm nhau
Bé ngoan, bé nhớ làu làu
Xanh: đi, đỏ: phải dừng mau đúng rồi2.3 Cho trẻ tham gia trải nghiệm về ATGT tại nơi mình sống
Phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non này có tác dụng vô cùng hiệu quả. Trẻ được ba mẹ đưa đi trải nghiệm trực tiếp.Cách giáo dục trẻ đạt được mục tiêu trải nghiệm này vô cùng đơn giản. Trên đường đi học, đi chơi, ba mẹ kết hợp hướng dẫn trẻ lý thuyết cũng như thực hành để tham gia giao thông an toàn. Những tình huống tham gia giao thông không an toàn trong thực tế cũng giúp bé tự ý thức để tránh. Ví dụ: Không được tự ý chạy ra đường, không được vượt đèn đỏ, không được đi xuống lòng đường...2.4 Khuyến khích trẻ vẽ tranh về ATGTVẽ tranh vừa giúp trẻ rèn luyện thị giác, tăng khả năng quan sát thế giới xung quanh vừa giúp trẻ lưu trữ những thông tin về sự vật, hiện tượng. Với chủ đề ATGT, thông qua tranh bé thể hiện lại những gì bé học được…. Những bức tranh về ATGT của trẻ thường rất sinh động. Trẻ vẽ lại khung cảnh tham gia giao thông hàng ngày. Với các bé ở nông thôn, đó là cảnh làng quê yên bình, ít phương tiện giao thông nhưng có nhiều con vật qua đường cũng gây tai nạn bất ngờ. Với các bé ở thành phố, đường phố nhộn nhịp, đèn xanh đèn đỏ ở ngã tư, các bé sẽ đi bộ trên vỉa hè và nhờ người lớn đưa qua đường.
*

Vẽ tranh về ATGT thông trẻ hứng thú hơn với việc học về ATGTBa mẹ hãy hướng dẫn bé vẽ tranh theo ý tưởng của bé hoặc cùng vẽ thi với bé… Khuyến khích bé tham gia các cuộc thi vẽ tranh về ATGT tổ chức tại trường hoặc địa phương để trẻ tự nâng cao ý thức học hỏi và hào hứng tham gia giao thông an toàn.Trên đây làcách giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non
mà ba mẹ có thể tham khảo. Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non không khó. Tuy nhiên, ba mẹ cần kiên nhẫn, hướng dẫn trẻ nhẹ nhàng, tỉ mỉ, khơi gợi ý thích từ trong tiềm năng của trẻ. ba mẹ đừng cấm trẻ tham gia giao thông, hãy giáo dục để trẻ tham gia giao thông an toàn, tuân thủ theo quy định pháp luật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.