Bị Nhiệt Lưỡi Uống Thuốc Gì, Cách Chữa Nhiệt Lưỡi Hiệu Quả Nhanh

Nhiệt lưỡi là một bệnh lý thường gặp, đặc trưng bởi vết loét nhỏ (đường kính dưới 1cm) và nông. Bệnh thường lành tính, tự giới hạn nhưng gây đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Vậy cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả nhanh là gì?


Nhiệt lưỡi là tình trạng loét niêm mạc miệng thường gặp, đặc trưng bởi các vết loét gây đau đớn và thường tái phát. Các vết loét thường có hình tròn, lành tính, không lây và có thể xuất hiện dưới dạng đơn lẻ hoặc từng đám. Trong hầu hết các trường hợp, mỗi đợt bị nhiệt lưỡi thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Bạn đang xem: Bị nhiệt lưỡi uống thuốc gì

Nhiệt lưỡi xảy ra do kết quả của rối loạn chức năng miễn dịch qua trung gian tế bào T và sự phá hủy biểu mô niêm mạc qua trung gian bạch cầu trung tính và tế bào mast. Tổn thương có thể gây ra do thay đổi các chất chuyển hóa trung gian của tế bào, như tăng interferon gamma, các yếu tố hoại tử và phân tử kết dính giữa các tế bào biểu mô. Quá trình viêm này tạo ra một màng giả chứa dịch tiết dạng sợi, vi khuẩn, tế bào viêm và tế bào niêm mạc bị hoại tử.

Nhiệt miệng xảy ra trên niêm mạc miệng không sừng hóa như dọc theo bề mặt môi hoặc miệng, khẩu cái mềm, sàn miệng, mặt bụng hoặc bên của lưỡi, hạch amidan, nướu răng ở hàm trên và hàm dưới. Ngược lại, các vết loét do virus Herpes simplex (HSV) liên quan đến các bề mặt niêm mạc bị sừng hóa như lợi và mặt lưng của lưỡi, môi và khẩu cái cứng.


2. Nguyên nhân nhiệt lưỡi


Nguyên nhân bị nhiệt lưỡi chưa được giải thích rõ ràng, đa số là vô căn và đa yếu tố, có khả năng liên quan đến việc kích hoạt hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào. Nhiệt lưỡi không phải là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, do đó không lây truyền từ người này sang người khác.

Một số yếu tố có thể khiến bạn dễ bị nhiệt lưỡi bao gồm:

Chấn thương tại chỗ (cắn vào lưỡi).Căng thẳng về cảm xúc hoặc sinh lý.Vấn đề về kinh nguyệt
Dị ứng: Natri lauryl sulfat có trong kem đánh răng và các sản phẩm vệ sinh răng miệng; một số thực phẩm như quế, pho mát, cam quýt, sung hoặc dứa...Tiếp xúc với độc tố (nitrat trong nước uống).Những thay đổi trong hệ vi sinh vật miệng có thể khiến bạn bị nhiệt lưỡi.

Tuỳ nguyên nhân bị nhiệt lưỡi chưa được xác định rõ ràng nhưng có nhiều cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả nhằm làm dịu cơn đau do các vết loét gây ra.


3. Triệu chứng nhiệt lưỡi


Khi bị nhiệt lưỡi bạn có thể nhận thấy dấu hiệu khó chịu như nóng rát 1 hoặc 2 ngày trước khi bắt đầu loét.

Các triệu chứng khi bị nhiệt lưỡi thông thường bao gồm:

Một hoặc nhiều vết loét đau tại lưỡi. Các vết loét của bệnh nhiệt lưỡi là những tổn thương hoại tử trung tâm bao quanh bởi dịch tiết màu xám, dạng sợi và ngoài cùng là một quầng ban đỏ.Cảm giác bỏng rát hoặc ngứa ran.Nhiệt lưỡi thường không kèm sốt, phát ban, nhức đầu hoặc nổi hạch. Nếu có các triệu chứng trên, cần tìm nguyên nhân khác.

Các chẩn đoán phân biệt bao gồm:

Ung thư lưỡi
Nhiễm Herpes simplex
Tổn thương do thuốc gây ra
Bệnh lichen phẳng.

4. Khi bị nhiệt lưỡi phải làm sao?


Đa phần các trường hợp bị nhiệt lưỡi mức độ nhẹ, bệnh sẽ tự lành sau 7 – 14 ngày và không để lại sẹo.

Mục tiêu của điều trị là giảm đau và ngăn ngừa tái phát. Có nhiều cách chữa nhiệt lưỡi nhanh và hiệu quả, bao gồm:

Thuốc gây tê tại chỗ như Benzocain.Thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân là phương pháp theo kinh nghiệm và được sử dụng vì có giả thuyết cho rằng một số tác nhân lây nhiễm chưa được phát hiện có thể gây ra nhiệt lưỡi. Tetracyclin và Minocyclin là những thuốc thường được sử dụng nhất, có thể giúp giảm đau và giảm thời gian loét.Nếu bạn bị lở loét do thiếu hụt dinh dưỡng, bạn cần bổ sung vitamin hoặc vi chất thiếu hụt (sắt, folic, vitamin B6, vitamin B12, kẽm,...).Đối với các vết loét nặng, bác sĩ có thể đề nghị thủ thuật cắt đốt vết loét. Thủ thuật này có thể khử trùng vết loét giúp giảm đau và tăng tốc độ lành vết loét.Chườm túi đá hoặc đá viên lên vùng bị ảnh hưởng
Một số loại thức ăn cần tránh khi bị nhiệt lưỡi bao gồm: Trái cây chứa nhiều acid (cam, quýt, bưởi...); cà phê, các loại thực phẩm cay nóng có thể gây đau và lâu lành vết loét; các thức ăn quá cứng.

5. Phòng ngừa nhiệt lưỡi


Một số cách phòng ngừa bị nhiệt lưỡi tại nhà bao gồm:

Nghỉ ngơi điều độ, tránh các căng thẳng về cảm xúc. Thử các kỹ thuật giảm căng thẳng, chẳng hạn như thiền định.Tránh chấn thương tại chỗ.Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng có chứa chất gây dị ứng nếu đã biết.Tránh các loại thực phẩm dị ứng khiến bạn bị nhiệt lưỡi.Cân nhắc dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt, kẽm hoặc vitamin B1, B2, B6, B12 hoặc C nếu bạn đã được xác định thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất.Những người được chẩn đoán mắc bệnh Celiac nên chọn chế độ ăn không có gluten.

Khi bị nhiệt lưỡi, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi:

Vết loét bắt đầu lan rộng.Vết loét có kích thước lớn bất thường.Bị nhiệt lưỡi kéo dài hơn 2 tuần.Vết loét gây cản trở việc ăn, uống hoặc các thói quen hàng ngày khác.Có kèm theo sốt cao.

Nhiệt lưỡi rất phổ biến, căn nguyên chưa rõ ràng. Các vết loét tuy lành tính nhưng thường tái phát, gây khó chịu cho người bệnh, cản trở sinh hoạt trong 1-3 tuần. Có nhiều cách chữa nhiệt lưỡi hiệu quả tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và kinh nghiệm cá nhân. Khi vết loét chậm lành hoặc nếu có các triệu chứng toàn thân liên quan (ví dụ: viêm màng bồ đào, viêm khớp, sốt, nổi hạch), cần loại trừ các tình trạng nghiêm trọng khác đi kèm.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


*

Nhiệt miệng nói chung và nhiệt miệng ở lưỡi (hay bị nhiệt ở lưỡi, lở lưỡi ay nổi đẹn ở lưỡi) cũng thường bắt gặp ở những người bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, sắt, folate (vitamin B9), vitamin B12, vitamin C và các loại axit amin. Đây thường là kết quả của một thời gian dài ăn uống không cân bằng.

4. Bị nhiệt ở lưỡi – tác dụng phụ của một số loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh

Một số nghiên cứu cho thấy các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid và các thuốc chẹn beta, đã hoặc đang điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị vùng đầu cổ… có thể gây ra các tác dụng phụ trong đó có tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi.


Nhiệt miệng hay lở lưỡi cũng có thể gặp phải do việc dùng những loại kem đánh răng và nước súc miệng chứa sodium lauryl sulfate gây kích ứng.

Xem thêm: Điểm chuẩn y dược tphcm 2017, điểm chuẩn trường đh y dược tphcm năm 2017

5. Thay đổi hormone gây nhiệt miệng theo chu kỳ

Việc nồng độ hormone thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra một số vấn đề cho khoang miệng như sưng tuyến nước bọt, nướu răng bị đỏ, chảy máu và nhiệt miệng, đôi khi ở lưỡi.

6. Căng thẳng, lo âu – thủ phạm ít ai ngờ gây nhiệt miệng ở lưỡi

Căng thẳng và lo âu kéo dài gây ra nhiều thay đổi trong hoạt động của cơ thể, bao gồm hệ miễn dịch và các hormone. Bạn có thể bị bị nhiệt lưỡi nếu đang trải qua trạng thái tinh thần này.

7. Lạm dụng thuốc lá, bia rượu

*

Tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi và khoang miệng nói chung xuất hiện nhiều ở những người hút thuốc thường xuyên hoặc lạm dụng bia rượu.

Tình trạng lệ thuộc thuốc lá và bia rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng khác như:


Giải đáp thắc mắc: Nhiệt miệng ở lưỡi có phải là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Ung thư lưỡi là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên vội nghĩ mình bị ung thư mà cần cẩn thận xem xét các triệu chứng.

Với bệnh ung thư lưỡi, ở giai đoạn mới hình thành, một số triệu chứng tương đối giống nhiệt miệng nhưng hầu như không gây đau đớn. Vết loét không biến mất mà cứ lớn dần và bắt đầu gây khó chịu. Bạn có thể bị đau khi nhai, nuốt, răng lung lay, vết loét chảy máu, niêm mạc miệng bị dày cộm lên… 

Ung thư lưỡi tiến triển rất nhanh nếu không được điều trị sớm. Vì vậy nếu thấy vết loét bất thường ở lưỡi, bạn cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Mách bạn cách xử lý khi bị nhiệt miệng ở lưỡi

*

Lở lưỡi hay nhiệt miệng ở lưỡi thường tự khỏi sau khi xuất hiện từ 7 đến 10 ngày. Dù vậy bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm cảm giác khó chịu, cũng như hạn chế vết loét lan rộng hơn.

1. Sử dụng thuốc bôi trị nhiệt miệng không kê đơn

Nhiều người thường thắc mắc nhiệt lưỡi uống thuốc gì hay cách trị nhiệt lưỡi là gì? Theo các chuyên gia gia sức khỏe, khi bị nhiệt lưỡi , bạn có thể sử dụng các thuốc bôi trị nhiệt miệng không kê đơn.


2. Duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách

Tình trạng đau rát do các nốt nhiệt miệng xuất hiện ở lưỡi (bị nhiệt lưỡi, lở lưỡi) có thể làm cho bạn chỉ muốn vệ sinh răng miệng qua loa. Tuy nhiên điều đó sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển làm cho nhiệt lưỡi lâu lành và phát sinh các vấn đề răng miệng khác.

Ngoài việc đánh răng đúng theo hướng dẫn, bạn có thể dùng các loại nước súc miệng kháng khuẩn không kê đơn để kiểm soát vi khuẩn và mang lại cảm giác dễ chịu. Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc baking soda hòa tan trong nước ấm cũng cho hiệu quả tương tự.


3. Ăn uống lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng

Nhiều người thường thắc mắc cách trị nhiệt lưỡi hiệu quả là gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

Chế độ ăn luân phiên và đa dạng các loại thức ăn là cách tốt nhất để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng.

Bạn có thể ăn nhiều hơn những thức ăn lành tính giúp nhiệt miệng ở lưỡi nhanh khỏi như rau xanh, các loại đậu, bột sắn dây, mật ong…

Vậy nhiệt lưỡi uống thuốc gì? Câu trả lời là ngoài thuốc bôi kể trên thì bạn có thể cân nhắc uống bổ sung vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc uống bổ sung vitamin, khoáng chất thường chỉ khuyến khích cho những đối tượng dễ bị thiếu chất như phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh lý nào đó gây cản trở hấp thu… và nên được hướng dẫn bởi bác sĩ.

Ngoài ra, khi bị nhiệt lưỡi, bạn nên tránh những loại thức ăn: Thức ăn có tính axit, cứng, nhiều muối, cay để tránh kích ứng vết thương.

4. Bị nhiệt lưỡi – Khi nào nên gặp bác sĩ?

Những nốt lở lưỡi hay nốt nhiệt miệng lớn hơn 1 centimet thường rất đau đớn, lâu lành và dễ để lại sẹo. Bạn nên đi khám để được chăm sóc, điều trị đúng cách.

Ngoài ra, để loại trừ những bệnh lý tiềm ẩn mà nhiệt miệng hay nhiệt lưỡi chỉ là một triệu chứng, bạn nên đi khám nếu gặp thêm các triệu chứng như:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.