Hướng Dẫn Cách Tính Phần Trăm Chiet Khau, Chiết Khấu Là Gì

6. 2 Cách tính chiết khấu bán hàng thường được sử dụng nhất 8. Lợi ích khi áp dụng chiết khấu bán hàng trong kinh doanh 11. Một số thắc mắc khác liên quan đến chiết khấu bán hàng

Trong kinh doanh, chắc chắn không ít lần bạn đã từng nghe qua 2 từ “chiết khấu”. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ bản chất của khái niệm chiết khấu là gì? Cách tính chỉ số này như thế nào cho chính xác? Nếu vẫn còn băn khoăn những điều này thì bài viết sau đây chính là câu trả lời dành cho bạn. Cùng TPos.vn tìm hiểu nhé!

Khái niệm chiết khấu là gì?

*

Đây là một thuật ngữ thường xuyên gặp phải trong kinh doanh. Chiết khấu là hành vi giảm giá niêm yết của sản phẩm, dịch xuống thấp hơn mức bình thường để thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp, từ đó cải thiện doanh thu.

Bạn đang xem: Cách tính phần trăm chiet khau

Chiết khấu thường được sử dụng trong các chiến lược marketing. Cách này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng mới, nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Một số hình thức chiết khấu thường được sử dụng:

Chiết khấu cho khách hàng mới

Chiết khấu cho khách hàng sỉ

Chiết khấu tri ân khách hàng trung thành

Chiết khấu vào những dịp đặc biệt, ngày lễ

Lý do xuất hiện hình thức chiết khấu là gì?

Nguyên nhân dẫn tới việc chiết khấu ngày càng phổ biến chính là bởi tâm lý thích mua hàng giảm giá của người tiêu dùng. Ngày nay, rất ít người mua hàng nguyên giá. Món đồ với giá 100% thì dường như không thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Đó là lý do tại sao nếu không cần gấp mặt hàng đó thì mọi người sẽ chờ đợi đến các dịp siêu sale trong năm để mua hàng giá tốt, chẳng hạn như 1/1, 2/2, 3/3,... để tiết kiệm được khoản chi phí mua sắm.

Khái niệm chiết khấu trong kinh doanh là gì?

*

Chiết khấu kinh doanh chỉ phần giá giảm mà người bán đặt cho người mua hàng. Cả 2 bên đều nhận được những lợi ích riêng cho mình. Ví dụ như người mua thì được mua hàng với giá thấp hơn, còn bên bán thì nhận lại được một số lợi ích đi kèm từ việc bên mua thỏa một số điều kiện để nhận chiết khấu, ví dụ như:

Đơn hàng với số lượng trên 100 sản phẩm

Số lượng đơn hàng mỗi tháng lớn hơn 10

Thanh toán 100% không nợ

Dùng tiền mặt trả tiền hàng

Lúc đó, thay vì bán từng đơn lẻ với giá cao thì người bán sẽ bán được nhiều hàng hơn, thu về một số tiền lớn hơn. Chẳng hạn như với kiện hàng giá 100 triệu đồng, người bán sẽ giảm 10% tổng hóa đơn nếu bên mua chấp nhận mua 2 kiện một lúc. Lúc này, giá người mua đáp ứng điều kiện này thì sẽ được chiết khấu 10%, thay vì mua 2 kiện giá 200 triệu thì chỉ cần phải trả 180 triệu đồng.

Mức chiết khấu là gì?

Mọi người thường đặt mức chiết khấu tương đương với chi phí vốn bỏ ra. Tỷ lệ này có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, mọi người cần tính toán thật kỹ để đưa ra một mức chiết khấu phù hợp, vừa có thể kích thích khách hàng mua nhiều hơn, vừa mang lại lợi nhuận vừa đủ cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng đặt mức chiết khấu mua hàng quá cao dẫn tới việc doanh thu không bù được chi phí, lợi nhuận gộp không đủ và gây thua lỗ. Hoặc nếu đặt quá thấp thì không tác động được đến tâm lý mua hàng của mọi người.

Tỷ lệ chiết khấu là gì?

Tỷ lệ chiết khấu là phần lãi suất được chiết khấu trên dòng tiền vào ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chỉ số này sẽ được tính tương đương chi phí vốn trong tài chính.

Xét về khía cạnh kinh doanh, mua bán thì tỷ lệ chiết khấu chính là tỷ lệ được giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng để kích kích tâm lý mua sắm của người tiêu dùng.

Xét về khía cạnh đầu tư, tỷ lệ chiết khấu sẽ tính dựa trên chi phí bình tuần gia quyền về vốn mà doanh nghiệp phải chịu. Khi tính toán chỉ số này, bạn sẽ xác định được khoản đầu tư của mình có sinh lơi hay không.

Một số định nghĩa về tỷ lệ chiết khấu khác mà bạn cần biết:

Lãi suất được sử dụng trong phân tích dòng tiền chiết khấu.

Lãi suất của ngân hàng trung ưng tại một nước áp dụng cho các ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản vay ngắn hạn.

Là phần giảm trừ đối với trường hợp khách tất toán trước hạn. Ngoài ra ý nghĩa đó còn được áp dụng với những trường hợp khách hàng mua nhiều hơn 1 số tiền nhất định.

Những loại chiết khấu trong kinh doanh thường gặp

*

Có rất nhiều loại chiếu khấu trong kinh doanh thường gặp. Sau đây là 3 hình thức phổ biến nhất:

Chiết khấu số lượng: Hình thức này là khi bạn mua hàng đạt một số lượng nhất định thì sẽ nhận chiết khấu từ nhà cung cấp.

Chiết khấu khuyến mại: Người bán sẽ dùng một khoảng trợ cấp hoặc nhượng bộ để kích thích bên mua đưa ra quyết định mua hàng trong một thời gian ngắn. Việc này sẽ giúp tối đa tỷ lệ chuyển đổi, một hình thức không thể thiếu khi bán hàng hiện nay.

Chiết khấu thương mại: Hình thức này áp dụng khi người bán muốn kích thích người dùng mua số lượng sản phẩm lớn. Dạng chiết khấu thương mại thường sử dụng đối với các nhà phân phối hàng hóa. Khách hàng cũng là những người mua đi bán lại, chẳng hạn như các siêu thị, đại lý, tạp hóa. Mức chiết khấu mua hàng sẽ cao cao khi số lượng sản phẩm mua càng nhiều.

Ngoài ra, còn một số hình thức chiết khấu bán hàng khác như: Giá chiết khấu theo mùa, chiết khấu cho nhân viên, đặt giá bán lẻ thấp hơn để quảng cáo sản phẩm, chiết khấu giá sỉ cho khách,...

2 Cách tính chiết khấu bán hàng thường được sử dụng nhất

*

Cách tính chiết khấu bằng phương pháp tổng quát

Bước 1: Xác định tỷ lệ chiết khấu. Bạn cần cân đối các yếu tố tương ứng, phù hợp với ngân sách bỏ ra để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định phần giảm giá chiết khấu. Bạn lấy giá niêm yết (khi chưa chiết khấu) nhân với tỷ lệ chiết khấu.

Bước 3: Cuối cùng là xác định giá sau chiết khấu. Mọi người sẽ lấy giá niêm yết, trừ đi phần giảm giá.

Ví dụ cụ thể:

Sản phầm A có giá 100.000 đồng

Tỷ lệ chiết khấu là 15%

Giá bán sản phẩm sau khi chiết khấu là 100.000 - 15% x 100.000 = 85.000 đồng.

A = (1 - q) x A

Với A là giá niêm yết và q là % chiết khấu.

Cách tính chiết khấu bằng phương pháp tính nhẩm

Sử dụng phương pháp này sẽ giúp bạn tính chiết khấu bán hàng một cách nhanh nhất mà không cần đến công cụ hỗ trợ. Cách tính chiết khấu này phù hợp với các tỷ lệ có đuôi bằng 0 hoặc 5 (ví dụ như 15%, 30%, 50%).

Bước 1: Tiến hành làm tròn về số gần hàng chục nhất, rồi lấy số đó chia cho 10 (gọi là số X).

Bước 2: Lấy phần trăn chiết khấu bán hàng chia cho 10 và lấy phần nguyên (gọi là số Y).

Bước 3: Lấy X x Y và cộng với X/2 được mức giá giảm.

Bước 4: Lấy giá gốc trừ đi mức giảm giá được giá sau chiết khấu.

Ví dụ cụ thể:

Sản phẩm A có giá 49.000 đồng.

Chiết khấu 25%

Lúc này, giá làm tròn là 50.000, bạn lấy đi chia cho 10 được 5.000 đồng.

Tỷ lệ chiết khẩu 25%/10 = 2.5 lấy phần nguyên là 2.

Mức giá giảm sẽ là: 5.000 x 2 + 5000/2 = 12.500 đồng.

Suy giá mức giá sau chiết khấu bán hàng sẽ là 50.000 - 12.500 = 37.500 đồng.

Cách tính tỷ lệ phần trăm chiết khấu của sản phẩm

Nhiều bạn khi có một số tiền giảm giá nhất định nhưng muốn quy về phần trăm nhưng không biết làm thế nào cho chính xác? Nếu vận thì sau đây là cách giúp bạn tính tỷ lệ phần trăm chiết khấu mua hàng của sản phẩm chính xác.

Bước 1: Lấy giá trước chiết khấu trừ giá bạn thực mua.

Bước 2: Chia số đó cho giá niêm yết chưa được chiết khấu.

Bước 3: Lấy kết quả vừa tính nhân với 100 là được số phần trăm bạn cần tìm.

Ví dụ: Một chiếc váy được niêm yết với giá 135.000 nghìn đồng. Bạn mua với nó với giá 110.000 nghìn đồng thì tỷ lệ phần trăm chiết khấu sẽ bằng: (135.000 - 110.000) x 100 /135.000 = xấp xỉ 18.5%.

Lợi ích khi áp dụng chiết khấu bán hàng trong kinh doanh

*

Nâng cao doanh số bán hàng trong ngắn hạn

Lợi ích dễ thấy nhất khi áp dụng chiết khấu bán hàng là doanh số sẽ được cải thiện đáng kể. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy đây là một cơ hội tốt không thể bỏ qua, vì vậy sẽ cố gắng mua ngay khi có thể. Mọi người sẽ không mất quá nhiều công sức thể thuyết phục người tiêu dùng.

Kích thích người dùng mua một sản phẩm mới

Đối với những sản phẩm mới đang ở giai đoạn xâm nhập thị trường thì mọi người có thể dùng chiết khấu để kích cầu. Nếu không, người tiêu dùng đang dùng quan một sản phẩm thì họ ít có thói quen mua thử những mặt hàng mới. Vì vậy, người bán cần có một chiến lược để thu hút sự chú ý của người dùng về sản phẩm của mình, mang lại thị trường cho sản phẩm đó.

Kích cầu một nhóm khách hàng cụ thể

Mọi người cũng có thể áp dụng chiết khấu để nhắm đến một mục tiêu nhất định. Chẳng hạn như tháng này bạn nhắm đến đối tượng này, tháng sau nhắm đến đối tượng khác, từ đó mang về nhiều khách hàng hơn. Ví dụ là ra chính sách chiết khấu cho những khách hàng có ngày sinh trong tháng. Thực hiện tốt sẽ giúp cửa hàng luôn có một lượng khách hàng ổn định, ổn tiền được sử dụng phù hợp nhất, kết quả kinh doanh sẽ cao hơn.

Thanh lý hàng tồn kho nhanh chóng

Khi kho hàng còn quá nhiều sản phẩm mà mọi người không còn ưa thích chúng, bạn có thể dùng chiến lược chiết khấu bán hàng để nhanh chóng thanh lý hết đống hàng tồn này để nhập thêm những mẫu mới tiếp tục kinh doanh. Cách này giúp bạn thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu chứ không mất trắng hoàn toàn.

Mặt trái của việc sử dụng chiết khấu là gì?

Chiết khấu là một trong những yếu tố giúp kích thích sự quan tâm của người tiêu dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thì sẽ để lại những hệ lụy nghiêm trọng, chặng hạn như:

Khách hàng sẽ không còn tin vào chương trình giảm giá của bạn.

Xem thêm: Ex fucoidan viên uống tảo nâu fucoidan nhật bản giải quyết vấn đề ung thư

Mọi người sẽ cảm thấy nhàm chán, không còn hứng thú mua hàng.

Nghi ngờ chất lượng sản phẩm.

Lợi nhuận bị hao hụt.

Vì vậy, để tránh những bất lợi này, mọi người nên tìm nhiều phương pháp để gây sự chú ý với khách hàng hơn. Đa dạng các chiến lược bán hàng thì mới đem lại hiệu quả cao nhất.

Kinh nghiệm giúp sử dụng chiết khấu bán hàng hiệu quả

Áp dụng chiết khấu trong kinh doanh cũng là một nghệ thuật mọi người cần học. Nếu thực hiện đúng sẽ mang lại rất nhiều lợi nhuận, ngược lại sẽ gây những rắc rối không hề nhỏ. Sau đây là một số kinh nghiệm mọi người cần biết:

Tập trung vào giá trị sản phẩm. Dù thế nào đi nữa khi người dùng cũng muốn một sản phẩm hữu dụng với họ. Vì vậy, nên sản phẩm không mang lại giá trị thì rất khó để thuyết phục mọi người mua hàng. Cho nên, người làm kinh doanh cần biết truyền tải những giá trị của sản phẩm đến với khách hàng, sau đó kết hợp với chiến lược chiết khấu để họ cảm thấy mình vừa chớp được một cơ hội may mắn không thể bỏ qua. Và rồi, “BÙM”, người mua chốt đơn.

Tập trung vào nhu cầu khách hàng. Mỗi người sẽ có những mong muốn, nhu cầu riêng. Bạn cần xác định tệp khách hàng của mình và đưa cho họ đúng thứ họ cần. Sau đó kích cầu bằng chiết khấu để gia tăng tỷ lệ chốt đơn thành công.

Phải có chiến dịch marketing đi kèm. Muốn thực hiện một chiến dịch chiết khấu bán hàng hiệu quả thì chiến dịch của bạn phải tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Nếu bạn có giá bán hấp dẫn, nhưng không ai biết đến thì mọi công sức coi như đổ bể. Vì vậy, lên kế hoạch truyền thông cũng là một việc hết sức quan trọng.

Một số thắc mắc khác liên quan đến chiết khấu bán hàng

*

Có nên sử dụng chiết khấu trong kinh doanh không?

Sử dụng chiết khấu thương mại có cái lợi và cũng có mặt hại. Vì vậy, sử dụng hay không sẽ phụ thuộc vào chính sách của doanh nghiệp bạn. Nhưng một khi đã dùng chiết khấu bán hàng thì không được lạm dụng nếu không muốn gây những ảnh hưởng xấu cho thương hiệu.

Chiết khấu giúp tăng doanh số bán hàng không?

Việc này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vào chiến lược bạn sử dụng chiết khấu là gì. Nếu biết cách sử dụng đúng thì việc thu hút sự chú ý của người tiêu dùng sẽ cực kỳ dễ dàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và mang lại doanh thu cao hơn. Còn khi sử dụng sai cách hay quá lạm dụng hình thức này thì không những không giúp tăng doanh số bán hàng mà ngược lại còn gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu.

Khi nào nên dùng chiết khấu bán hàng?

Chiết khấu bán hàng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Một số trường hợp phổ biến có thể sử dụng là:

Thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.

Kích thích người dùng mua hàng với số lượng nhiều hơn.

Đối thủ đưa chiến lược giá cạnh tranh, bạn có thể sử dụng chiết khấu để giữ chân khách hàng.

Kết luận

Hy vọng với chủ đề “Chiết khấu là gì? Cách tính chiết khấu mua và bán hàng chính xác”, mọi người đã hiểu hơn về khái niệm này và tìm được một cách tính phù hợp cho bản thân. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại bình luận, TPos sẽ giải đáp hoàn toàn miễn phí. Chúc bạn thành công!

Có rất nhiều cách mà nhà quản trị xây dựng để đẩy mạnh doanh số bán sản phẩm, trong đó không thể thiếu chính sách giảm giá để kích cầu mua sắm, trong kinh tế gọi đó là chiết khấu phần trăm.


Có rất nhiều cách mà nhà quản trị xây dựng để đẩy mạnh doanh số bán sản phẩm, trong đó không thể thiếu chính sách giảm giá để kích cầu mua sắm, trong kinh tế gọi đó là chiết khấu phần trăm. Vậy cụ thể hơn chiết khấu phần trăm là gì? cách tính chiết khấu trăm như thế nào?

Việc sử dụng chiết khấu phần trăm trong kinh doanh thoạt nghe có vẻ làm giảm doanh thu cho doanh nghiệp nhưng thực tế mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài. Hiệu quả của việc chiết khấu sản phẩm có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của nhà quản trị. Cụ thể hơn về những nội dung liên quan đến chiết khấu và cách tính chiết khấu phần trăm, mời độc giả cùng canthiepsomtw.edu.vn Academy phân tích qua bài viết dưới đây.

*

1. Khái niệm chiết khấu, chiết khấu trong kinh doanh là gì?

Kế toán cần nắm được những nội dung liên quan đến chiết khấu kinh doanh trước khi tìm hiểu cách tính chiết khấu phần trăm cho doanh nghiệp.

Chiết khấu hay còn được gọi với tên khác là Discounting là hình thức marketing phổ biến hiện nay được chủ doanh nghiệp áp dụng với mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng hóa bằng cách giảm giá niêm yết của một số mặt hàng theo một tỷ lệ phần trăm nhất định.

Một số hình thức chiết khấu được sử dụng hiện nay như: chiết khấu với mục đích tri ân khách hàng, chiết khấu vào một ngày đặc biệt trong năm, chiết khấu cho khách sỉ, chiết khấu nhân dịp sinh nhật khách hàng… từ đó kích thích nhu cầu mua sắm đồng thời quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp cho nhiều khách hàng biết đến hơn.

Nắm được tâm lý khách hàng sẽ giúp nhà quản trị đưa ra được những quyết định sáng suốt. Khách hàng tại Việt Nam rất thích săn những hàng có chiết khấu giảm giá bởi chỉ phải bỏ ra số tiền ít hơn nhưng vẫn được sử dụng sản phẩm chất lượng. Bởi vậy mọi người hay có tâm lý đợi những dịp lễ hơn có giảm giá để mua, những mặt hàng bán đúng giá niêm yết sẽ khó thu hút nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

Chiết khấu trong kinh doanh là người bán hàng giảm giá với một tỷ lệ nhất định theo điều kiện người bán yêu cầu cho người mua nhằm kích cầu, người mua sẽ tăng số lượng hàng mua và người bán sẽ tăng doanh số.

Thông thường, người bán sẽ đưa ra một con số nhất định và người mua sẽ phải mua với số lượng lớn để hưởng chiết khấu, thanh toán 1 lần. Áp dụng như vậy thì cả người mua và người bán đều có lợi, người mua được mua với mức giá thấp còn người bán thay vì chỉ bán lẻ được từng sản phẩm thì nay bán được số lượng nhiều hơn.

Ví dụ một số hình thức chiết khấu thông dụng hiện nay:

Hóa đơn mua hàng trên 5 triệu đồng sẽ được chiết khấu 10% tổng đơn hàng

Khi mua 100 sản phẩm trở lên sẽ được chiết khấu 10%

Khi thanh toán qua các hình thức: zalo pay, viettel pay… sẽ được chiết khấu 5%

 Có thể bạn quan tâm:

 # Kinh Nghiệm Tu Hoc ACCA Hiệu Quả Nhất

#Phí Đăng Ký Và Phí Thường Niên ACCA Là gì?

#1 ACCA Là Gì? Học ACCA Để Làm Gì? Nên Học Chứng Chỉ ACCA Không ?

#1 Nên Học ACCA Hay CFA ? Chứng Chỉ ACCA Và CFA Có Gì Khác?

2. Tìm hiểu mức chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu là gì?

Mức chiết khấu là khoản chiết khấu người bán giảm trên tổng tiền thanh toán cho người mua để kích thích nhu cầu mua sắm, cũng như khi người mua đạt được tiêu chí chiết khấu mà người bán đưa ra. Mức chiết khấu có thể là 5%, 10%, 20%... Tuy nhiên, để ra được mức chiết khấu hợp lý, nhà quản trị cần tính toán kỹ lưỡng về số tiền vốn bỏ ra cùng doanh thu dự kiến để cân đối sao cho lượng hàng bán ra và doanh thu đạt được cao nhất, lợi nhuận đạt được đúng mục tiêu đề ra.

Tỷ lệ chiết khấu là khái niệm rộng, cần những quy trình phức tạp để tính ra tỷ lệ hợp lý, tính toán các yếu tố liên quan như chi phí, nguồn vốn, lạm phát của đồng tiền hay lãi vay ngân hàng… Mỗi ngành nghề sẽ có tỷ lệ chiết khấu không giống nhau, cụ thể như sau:

Tỷ lệ chiết khấu trong kinh doanh sẽ được tính toán tương đương với phần chi phí vốn đã bỏ ra

Tỷ lệ chiết khấu trong kinh doanh thương mại tính theo tỷ lệ giảm giá, khuyến mại cho người mua

Tỷ lệ chiết khấu trong đầu tư tính theo chi phí vốn bình quân và khả năng sinh lời của việc đầu tư đó.

3. Phân loại chiết khấu thông dụng hiện nay

Hiện nay, có một số loại chiết khấu được các doanh nghiệp, cửa hàng áp dụng để ưu đãi cho khách hàng mà bạn cần nắm được trước khi tìm hiểu cách tính chiết khấu phần trăm. canthiepsomtw.edu.vn xin bật mí những loại sau đây:

Chiết khấu khuyến mại là là việc xúc tiến mua bán hàng hóa bằng cách người bán sẽ cho khách hàng hưởng những lợi ích nhất định từ việc mua hàng của doanh nghiệp. Hoạt động này thường mang tính ngắn hạn trong một khoảng thời gian cụ thể.

Chiết khấu thanh toán sẽ được người bán thực hiện nếu người mua thanh toán đúng hoặc trước thời hạn trong hợp đồng giao kết giữa hai bên.

Chiết khấu về số lượng là mức chiết khấu khách hàng sẽ nhận được khi mua số lượng hàng hóa mà người bán đã đưa ra.

Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu doanh nghiệp thực hiện một cách lâu dài khi người mua mua hàng với số lượng lớn cho một lần thanh toán, thông thường chiết khấu thương mại được doanh nghiệp hướng đến các đại lý, khách sỉ hay nhà phân phối… với mức chiết khấu hấp dẫn lên tới 10-20%

Chiết khấu thông dụng thường áp dụng vào những ngày lễ hay theo mùa vụ, ngành nghề của khách hàng… với tỷ lệ không cao, thường từ 2-10%

4. Cách tính chiết khấu phần trăm cho doanh nghiệp

Một số cách tính chiết khấu phần trăm được canthiepsomtw.edu.vn chia sẻ dưới đây bạn có thể áp dụng được cho doanh nghiệp mình sau khi hiểu được các khái niệm chiết khấu cũng như phân loại chiết khấu…

4.1. Công thức tính chiết khấu tổng quát

Công thức tính chiết khấu tổng quát phù hợp với việc tính chiết khấu thương mại với quy mô lớn bởi nó mang lại tính chính xác, sự khách quan và hiệu quả cao. Công thức thực hiện tính chiết khấu như sau: Y = X – i% * X = (1 – i%) * X, trong đó:

X: giá bán gốc

Y: giá sau chiết khấu

i%: tỷ lệ chiết khấu

Các bước thực hiện tính chiết khấu tổng quát như sau:

Bước 1: Cân đối với chi phí giá vốn ban đầu bỏ ra để xác định tỷ lệ chiết khấu

Bước 2: Tính phần giảm giá chiết khấu bằng cách lấy giá gốc nhân với tỷ lệ chiết khấu

Bước 3: Tính giá sau khi chiết khấu bằng cách lấy giá gốc trừ đi phần giảm giá.

Ví dụ: Sản phẩm có giá niêm yết là 500.000 đồng, tỷ lệ chiết khấu sản phẩm là 20%, khi đó, số tiền chiết khấu là 500.000 x 20% = 100.000 đồng; Giá bán sản phẩm sau khi chiết khấu là 500.000 - 100.000 = 400.000 đồng.

4.2. Công thức tính chiết khấu bằng cách tính nhẩm

Áp dụng công thức này, người bán có thể dễ dàng tính số tiền chiết khấu mà không cần dùng đến máy tính. Đây là công thức phù hợp với số lượng hàng bán không quá lớn, thường tính cho đại lý và sẽ dễ dàng hơn nếu tỷ lệ chiết khấu là 15%, 20%, 25%, … với các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Làm tròn giá gốc về hàng chục sau đó chia cho 10 ra số A (ví dụ: giá gốc sản phẩm là 58.000 đồng thì làm tròn thành 60.000 đồng sau đó chia 10 thì A = 6.000)

Bước 2: Chia tỷ lệ chiết khấu cho 10 ra được số B (ví dụ tỷ lệ chiết khấu là 10% thì B = 1)

Bước 3: Tính mức giảm giá = (Ax
B)+(A/2), ở ví dụ trên mức giảm giá = (6.000x1)+(6000/2)=9.000 đồng

Bước 4: Cách tính chiết khấu phần trăm = giá gốc - mức giảm giá = 60.000-9.000=51.000 đồng.

5. Công thức tính tỷ lệ phần trăm chiết khấu

Khi bạn biết giá gốc, giá sau chiết khấu và muốn tính tỷ lệ chiết khấu là bao nhiêu phần trăm thì áp dụng các bước tính toán sau đây:

Bước 1: Lấy giá gốc trừ đi giá sau chiết khấu để xác định số tiền chiết khấu

Bước 2: Lấy số tiền được chiết khấu vừa tính được ở Bước 1 chia cho giá gốc ban đầu

Bước 3: Lấy kết quả thực hiện ở Bước 2 nhân với 100 để xác định tỷ lệ chiết khấu

Ví dụ: Sản phẩm có mức giá 20.000.000 đồng nhưng bạn được cửa hàng chiết khấu và chỉ phải trả mức giá 16.000.000 đồng. Vậy tỷ lệ chiết khấu bạn nhận được khi mua sản phẩm đó là: (20.000.000-16.000.000)/20.000.000x100 = 20%

6. Một số lợi ích doanh nghiệp nhận được khi tính chiết khấu phần trăm

Như chúng tôi đã phân tích, đây là một trong những phương thức bán hàng hiệu quả được hầu hết doanh nghiệp áp dụng, vậy cụ thể hơn về lợi ích của cách tính chiết khấu hóa đơn là gì?

6.1. Nâng cao doanh số bán hàng cho doanh nghiệp

Trong một thời gian ngắn (áp dụng chiết khấu bán hàng), doanh nghiệp sẽ đạt được doanh số lớn bởi đây là biện pháp kích cầu tiêu dùng, khách hàng sẽ nhận thấy đó là cơ hội tốt để mua sản phẩm với giá cả phải chăng, từ đó sẽ nâng cao số lượng hàng bán cho doanh nghiệp.

6.2. Giải quyết vấn đề tồn kho hàng hóa

Khi doanh nghiệp đang có lượng lớn hàng tồn kho và muốn giải quyết thì việc chiết khấu, giảm giá để xả kho là lựa chọn số một được các doanh nghiệp lựa chọn. Đó cũng là cách nhanh nhất để thu hồi vốn, tránh tình trạng hàng hóa bị lỗi mode khi qua năm sau mới bán được.

6.3. Tạo sự tiếp cận dễ dàng với khách hàng tiềm năng khi có sản phẩm mới

Khi doanh nghiệp có sản phẩm mới ra mắt và muốn tiếp cận người dùng một cách nhanh nhất thì việc chiết khấu hay giảm giá hàng bán sẽ có những tác động tích cực để người mua trải nghiệm sản phẩm. Đó là cách hay trong những phương pháp marketing khác như: dùng sản phẩm mới làm hàng tặng, hàng dùng thử…

6.4. Tăng nhu cầu mua sắm cho nhóm khách hàng cụ thể

Doanh nghiệp có thể áp dụng chiết khấu cho một nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến, ví dụ mừng ngày nhà giáo, ngày thầy thuốc…hoặc với những khách hàng có ngày sinh trong tháng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng có một lượng khách hàng ổn định khi khách sử dụng quen sản phẩm của doanh nghiệp.

7. Một số nhược điểm khi doanh nghiệp tính chiết khấu phần trăm

Những lợi ích khi doanh nghiệp tính chiết khấu phần trăm cho khách hàng là không thể phủ nhận, giúp đưa những sản phẩm của doanh nghiệp đến gần với người tiêu dùng hơn. Tuy nhiên, nếu quản trị không có những tính toán kỹ lưỡng sẽ gặp phải một số vấn đề sau:

Khách hàng sẽ mất đi niềm tin vào chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp nếu thực hiện quá lâu và kéo dài từ tháng này qua tháng khác hoặc chiết khấu liên tục.

Lợi nhuận có thể bị giảm đi nếu không có sự nghiên cứu thị trường, tiền vốn và dự toán doanh thu bởi việc chiết khấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu.

Giảm sự hứng thú của khách hàng khi mua hàng trong những ngày không khuyến mãi và khách sẽ có tâm lý chờ dịp thực hiện chương trình mới đi mua sắm.

8. Một số lưu ý về cách tính chiết khấu phần trăm cho doanh nghiệp

Việc sử dụng chiết khấu trong kinh doanh là điều tất yếu để nâng cao hiệu suất kinh doanh, tăng doanh số nhưng vấn đề nào cũng sẽ có 2 mặt và cần cân đối hợp lý, nếu quá lạm dụng sẽ không tốt và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số lưu ý sau đây nhà quản trị cần nắm được để có những quyết định đúng đắn:

Chiết khấu nhưng vẫn đảm bảo nâng cao được chất lượng sản phẩm thay vì khiến khách hàng cảm thấy sản phẩm không thực sự tốt so vói mức giá gốc của nó hay đây chỉ là chiêu trò của doanh nghiệp đẩy giá lên sau đó chiết khấu.

Tập trung vào giá trị của sản phẩm để khách hàng sẽ nhận thấy họ đã được sở hữu một sản phẩm tốt

Tập trung vào nhu cầu của khách hàng để lựa chọn đúng khung thời gian chiết khấu, khi đó sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.

Kết hợp chiết khấu với các hình thức khác để tăng hiệu quả kinh doanh như quảng cáo, marketing…từ đó kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng mà không cần phụ thuộc vào việc chiết khấu, giảm giá hàng bán.

Những thông tin hữu ích về chiết khấu hàng bán và cách tính chiết khấu phần trăm đã được canthiepsomtw.edu.vn Academy trình bày trong nội dung bài viết. Hy vọng sẽ giúp các bạn kế toán và nhà quản trị nắm được những thông tin quan trọng từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt nhất. Rất nhiều những chia sẻ hữu ích khác đã, đang và sẽ được canthiepsomtw.edu.vn chia sẻ, mời độc giả theo dõi và đón đọc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.