HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI, VĂN HỌC, CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (DẠNG TỔNG HỢP)

Cách làm bài văn nghị luận xã hội như thế nào thì đạt điểm cao? Cần có những bí quyết gì khi gặp đề thi có phần viết nghị luận xã hội? Trong bài viết hôm nay Cachlam.com.vn sẽ hướng dẫn bạn viết văn nghị luận xã hội tốt nhất. Đây chính là những gợi ý mà nhiều giáo viên môn Ngữ văn đã biên soạn, chia sẻ trên nhiều diễn đàn. Mời bạn cùng đón đọc.

Bạn đang xem: Cách viết văn nghị luận xã hội


2. Cách làm các dạng đề văn nghị luận xã hội3. Hướng dẫn các bước làm bài văn nghị luận xã hội4. Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý

1. Văn nghị luận xã hội là gì?

Trước khi đi đến cách làm bài văn nghị luận xã hội, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm này.

Theo định nghĩa, văn nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống nói chung. Do đó, đề bài của dạng văn này rất rộng. Cụ thể, nó bao gồm cả những vấn đề tư tưởng, đạo lý cho đến lối sống. Ngoài ra, một đề văn nghị luận xã hội đôi khi đề cập những câu chuyện nổi bật trong cuộc sống hằng ngày. Hoặc có thể yêu cầu viết về vấn đề thiên nhiên, vấn đề toàn quốc, toàn cầu…

Hiểu đơn giản hơn, văn nghị luận xã hội là dạng văn yêu cầu viết về vấn đề xã hội. Nó khác với văn nghị luận văn học, chỉ viết về tác phẩm, nhà văn… Theo các nhà giáo ưu tú chia sẻ, để viết văn nghị luận xã hội tốt, học sinh cần rèn luyện 2 kỹ năng: chứng minh và giải thích.

Hiện nay, đề văn nghị luận xã hội rất phổ biến. Đây cũng là cách mà các trường, cơ sở giáo dục nói chung đưa ra để kiểm tra kỹ năng sống, vốn sống, mức độ hiểu biết của học sinh. Do đó, yêu cầu người học bên cạnh đọc sách giáo khoa thì cũng cần biết báo chí, đọc tin tức, theo dõi đời sống hằng ngày.

*
Đề thi hiện nay áp dụng văn nghị luận xã hội rất nhiều. Ảnh: Internet

2. Cách làm các dạng đề văn nghị luận xã hội

Dựa vào khái niệm nêu ở phần 1, chúng ta có thể chia văn nghị luận xã hội thành nhiều dạng đề. Tuy nhiên, tựu trung thì có một số dạng đề cơ bản như sau.

2.1. Văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo, một câu chuyện đẹp…)Hiện tượng có tác động tiêu cực (bạo lực học đường, tai nạn giao thông, tham nhũng…).Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí (hình thức cho một đoạn trích, mẩu tin trên báo…).

Lưu ý với học sinh: Trong 3 loại trên thì hiện nay văn nghị luận xã hội từ một mẩu tin tức báo chí đang phổ biến hơn cả.

2.2. Văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực…).Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá…).Văn nghị luận xã hội về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.Văn nghị luận xã hội về vấn đề có tính chất bàn luận, trao đổi.Văn nghị luận xã hội đặt ra trong mẩu truyện nhỏ hoặc đoạn thơ.
*
Để làm bài văn nghị luận xã hội tốt cần hiểu rõ yêu cầu đề thi. Ảnh: Internet

3. Hướng dẫn các bước làm bài văn nghị luận xã hội

Trong cách làm bài văn nghị luận xã hội thì 2 yêu cầu chứng minh và giải thích rất quan trọng. Do đó, loại văn này thường ít có “cảm xúc dào dạt”, thay vào đó là sự cô động, rõ ràng, rành mạch. Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội người học cần thực hiện như các bước hướng dẫn sau.

3.1. Đọc kỹ đề khi làm bài văn nghị luận xã hội

Muốn làm tốt văn nghị luận xã hội trước hết phải đọc thật kỹ đề bài.Đọc kỹ để biết yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.Hướng dẫn phương pháp: Đọc kỹ, gạch chân những cụm từ quan trọng. Từ đó để định hướng luận cứ toàn bài.

3.2. Cách lập dàn ý làm bài văn nghị luận xã hội

Lập dàn ý giúp bài văn chặt chẽ, logic hơn.Lập dàn ý (ngoài giấy nháp) giúp hệ thống các ý, khi viết sẽ mạch lạc, dễ hiểu (cho người viết và người chấm bài).Chủ động được lượng từ cần viết. Tránh được “bệnh” lan man, dài dòng.

3.3. Dẫn chứng phù hợp trong cách làm bài văn nghị luận xã hội

Trong cách làm bài văn nghị luận xã hội thì luôn cần dẫn chứng. Do đó người học cần lưu ý như sau.

Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể).Dẫn chứng cần người thật, việc thật, sách nào, tờ báo nào, thời gian nào…Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).

Xem thêm: Mở Bán Vé Chung Kết Aff Cup

3.4. Cách làm bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, súc tích

Bài văn nghị luận xã hội phải chặt chẽ, cô động nhất có thể. Cụ thể phải đảm bảo 4 yếu tố sau.

Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.Lập luận phải chặt chẽ. Câu trước câu sau không chọi ý nhau.Cảm xúc trong sáng, lành mạnh. Không nói cảm xúc như nghị luận văn học.Tạo lối viết song song (có khen, có chê, có đồng ý, có phản biện). Tránh viết kiểu “buông xuôi”, ngợi ca quá mức.

3.5. Bài học nhận thức và hành động cần có trong văn nghị luận xã hội

Trong cách làm bài văn nghị luận xã hội, yêu cầu cần nhất chính là rút ra bài học gì cho bản thân. Do đó, người viết cần có:

Sau khi giải thích, chứng minh thì cần chốt lại mình học được điều gì.Thông thường bài học phải là những bài học tốt, hướng đến cách sống tử tế hơn.

3.6. Độ dài văn nghị luận xã hội cần phù hợp với yêu cầu

Thông thường khi ra đề sẽ có thêm phần yêu cầu bài viết bao nhiêu chữ. Người viết cần tuân thủ đúng yêu cầu này. Tránh viết quá dài, hoặc quá ngắn đều dẫn đến kết quả điểm không cao.

*
Với văn nghị luận xã hội thí sinh cần viết cô đọng, súc tích và rõ ý. Ảnh: Internet

4. Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý

Bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý thường được chọn đề ra đề trong nhiều kỳ thi. Dưới đây là hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý đúng chuẩn nhất.

4.1. Cách mở bài văn nghị luận xã hội

Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần viết.Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra. Điều này có trong phần gạch chân những câu, từ quan trọng ở đề thi.

4.2. Cách làm thân bài văn nghị luận xã hội

Cách làm bài văn nghị luận xã hội ở phần thân bài cần có những luận điểm sau.

Luận điểm 1: Giải thích yêu cầu đề

Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý.Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng. Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói trong đề thi.

Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh

Các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý.Dùng dẫn chứng xảy ra cuộc sống xã hội để chứng minh.Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.

Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề

Phản biện những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý.Dẫn chứng minh họa (nên lấy những câu chuyện trong sách, cuộc sống mà nổi bật nhất).Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

4.3. Cách viết kết bài văn nghị luận xã hội

Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã viết.Mở ra hướng suy nghĩ mới về vấn đề đó.
*
Người học cần nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng viết bằng cách đọc sách, báo chí nhiều hơn. Ảnh: Internet

Ở trên là cách làm bài văn nghị luận xã hội cơ bản nhất mà mỗi người học cần biết. Ngoài sườn bài này, người học cần nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng viết bằng cách đọc sách, báo chí nhiều hơn. Việc có một vốn sống tốt sẽ giúp người học viết văn nghị luận xã hội trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

căn bệnh thành tích xuất hiên nhằm đáp ứng nhu cầu đó Ý 2: Hậu quả của căn bệnh thành tích - Đây là hiện tượng xấu để lại hậu quả nghiêm trọng cho ngành Giáo dục: + Đối với học sinh: tạo tâm lí học sinh ỷ laị, không phát huy được năng lực học tập, không có động lực học, không tiếp thu đựơc tri thức, ảnh hưởng đến chất lượng dạy- học + Đối với giáo viên: đánh mất lương tâm nghề nghiệp không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học. + Đối với ngành giáo dục: nền giáo dục trì trệ, chậm phát triển III. Giải pháp chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục : - Tất cả cần nhận thức đây là việc cần thiết làm mang lại lợi ích cho ngành giáo dục, tạo kỉ cương trong môi trường sư phạm. - Đối với học sinh: phát huy năng lực học tập, bỏ đi tính ỷ lại, học sinh không còn tình trạng chọi nhau trong các kì thi tập trung1 - Đối với giáo viên: sẽ không còn những việc làm không đúng với lương tâm, cố gắng tìm tòi phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng năng lực của học sinh. - Phê phán những hành vi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. IV. Bài học : - Rút ra bài học cho bản thân và kêu gọi mọi người nói không với bệnh thành tích . Tương lai do mình quyết định, hãy sống như thế nào để không hổ thẹn với mình với những thành quả mình đạt được trong học tập. - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, xứng đáng với lơì Bác Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quôc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn công học tập của các cháu hãy quyết tâm đẩy lùi căn bệnh thành tích ... . ĐỀ 2 : Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn . DÀN Ý THAM KHẢO 1 . Giải thích câu nói : - Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được. - Có người đã ví: Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng . Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình. - Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực. - Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ đủ lớn , trở thành hiện thực. 2. Phân tích, chứng minh : Có phải Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn ? Ý 1: Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. - Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả… - Có ước mơ vụt đến rồi vụt đi ước mơ luôn đồng hành cùng đời người ước mơ là vô tận. - Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ. Ý 2: Ước mơ cũng như một cái cây- phải được ươm mầm rồi trưởng thành. - Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. - Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn. * Dẫn chứng : + Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã theo đuổi đến cùng điều mình mơ ước ước mơ đó đã trở thành hiện thực. + Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình Ý 3: Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng không dễ đạt được : - Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng. - Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi. Ý 4: Ước mơ không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực , lười biếng, ăn bám… 3. Đánh giá – mở rộng : - Lời bài hát Ước mơ cũng là lời nhắc nhở chúng ta: Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không… . Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình. - Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không như ta phải biết giữ lòng tin với những ước mơ của mình . Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ đủ lớn thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt được điều gì mình mong muốn và sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa. 4. Bài học : * Nhận thức : Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền dẫu gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng chỉ phương hướng cho thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ ước mơ thật đẹp, thật lớn lao. * Hành động : - Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào! - Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực. . . . . . . . .");" />
*
*
*
*
*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.