TÂY NGUYÊN MÙA HOA PƠ LANG LÀ HOA GÌ, RỰC RỠ HOA PƠ

Những ngày đầu năm mới, ngồi nhâm nhi cà phê phố núi với bạn, đắm mình trong khúc nhạc réo rắt “… Chim Kơ-tia bay tới, nghiêng cánh chào Dakrong. Pơ lang khoe sắc thắm, gió đưa hương đôi bờ…”, chợt ngẩn ngơ bởi khung trời khoáng đạt của miền đất đỏ bazan, càng yêu hơn sắc đỏ của hoa Pơ lang mỗi độ xuân về.

Bạn đang xem: Hoa pơ lang là hoa gì


Hoa Pơ lang còn được gọi với các tên: Hoa gạo, mộc miên,... Đây là loài hoa gần gũi, thân thương với mỗi làng quê Việt; đặc biệt, loài hoa này rất phổ biến và thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của vùng đất Tây Nguyên. Pơ lang thuộc họ gạo, có gai; lá mọc so le; hoa có màu đỏ, kết thành chùm, thường nở trước khi ra lá. Hoa Pơ lang không chỉ được xem là loài hoa đẹp nhất núi rừng đại ngàn, là biểu tượng cho vẻ đẹp tươi thắm, khỏe khoắn của người con gái Tây Nguyên mà còn gắn liền với tâm hồn, đời sống tâm linh của vùng đất cao xanh, nắng gió này.

Bất kì người dân Tây Nguyên nào cũng đều nằm lòng sử thi huyền thoại về chuyện tình buồn của chàng trai nghèo và cô sơn nữ xinh đẹp gắn với sự tích hoa Pơ lang. Câu chuyện vẫn được kể lại bởi những già làng từ thế hệ này sang thế hệ khác; từ buôn làng này sang buôn làng khác như bóng cây Pơ lang có mặt trên khắp núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn. Câu chuyện “Cô gái đã gieo mình hóa thân thành loài hoa Pơ lang mang sắc đỏ như màu của dải vải mà người yêu tặng cho mình, với mong muốn người yêu sẽ luôn nhận ra mình” trở thành minh chứng cho tình yêu buồn man mác mà đẹp đẽ. Sau này, trai gái ở bản làng thường rủ nhau nhặt cánh Pơ lang đem về, gửi vào đó bao yêu thương, thề ước. Với họ, hoa Pơ lang đã trở thành biểu tượng cho nỗi nhớ thương, cho lời thề thủy chung bền chặt.

Các nghệ sĩ Tây Nguyên biểu diễn nghệ thuật dưới sắc hoa Pơ Lang. Ảnh TL

Xuân về, núi rừng Tây Nguyên càng tràn trề sức sống. Những cơn gió mùa khô bắt đầu thổi; khắp núi rừng, từng gốc Pơ lang rủ nhau cùng dệt nên tấm áo hoa đỏ rợp trời. Bỗng nhớ những ca từ mềm mại trong bài hát về loài hoa màu đỏ rưng rức ngóng mong của nhạc sĩ Đức Minh: “Tây Nguyên ơi hoa rừng bao nhiêu thứ. Cánh hoa nào đẹp nhất rừng. Tây Nguyên ơi anh có nhớ buôn làng nhớ người con gái. Nhớ cánh hoa Pơ lang đẹp nhất rừng Tây Nguyên”… Lòng người lại xuyến xang, bổi hổi trước vẻ đẹp của một loài hoa hoang dã, của những cô “sơn nữ” tài sắc, dịu dàng.

Pơ lang trong tâm thức của người con Tây Nguyên còn là tình yêu với quê mẹ, với cội nguồn. Hoa Pơ lang không đài các, kiêu sa mà chân chất, mộc mạc như chính tâm hồn người Việt, tâm hồn người dân Tây Nguyên hiền lành, khiêm tốn; phóng khoáng, dung dị và dễ gần. Pơ lang là mong ước của ấm no, đủ đầy; của bình yên, hạnh phúc, tốt lành mà mỗi người dân Tây Nguyên đã chắt chiu, gửi gắm bằng tất cả sự trân trọng.

Hoa Pơ lang cũng là một phần không thể thiếu trong các lễ hội và đời sống của con người Tây Nguyên. Bạn kể, mỗi lần tổ chức lễ hội, người đồng bào thường dựng cây nêu giữa sân buôn làng, không quên trồng bên cạnh một cây Pơ lang nhỏ. Đến khi kết thúc lễ hội, cây Pơ lang nhỏ sẽ được dời đi trồng ở một chỗ khác. Nếu cây phát triển tươi tốt nghĩa là lời cầu nguyện, ước mong của buôn làng năm ấy sẽ trở thành hiện thực.

Với người dân Tây Nguyên, Pơ lang là loài hoa của mùa Xuân, cũng là tín hiệu của mùa Tết đến, mùa lễ hội; là mùa chuẩn bị cho một vụ nương rẫy mới bắt đầu. Bạn kể: “Theo quan niệm của người đồng bào, ở buôn làng nào càng có nhiều cây Pơ lang được trồng thì nơi đó càng giàu mạnh”. Và tôi hiểu vì sao Pơ lang lại trở thành một loài cây quý, một loài hoa quý; lại được xem như một vị thần canh giữ sự yên ổn cho cuộc sống của các buôn làng đến vậy.

Xem thêm: Công cụ tạo, thiết kế màn hình desktop đẹp cho máy tính, điện thoại

Nếu đã một lần đặt chân lên vùng đất cao nguyên khoáng đãng này, tôi tin chắc rằng, bạn cũng sẽ như tôi, cũng sẽ mến người và yêu cảnh… chẳng dễ muốn rời!

Có thể nói, cùng với cây Kơ nia, Pơ lang (miền Bắc gọi là hoa gạo) cũng là một loài cây gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.


Pơ lang có mặt trong nhiều sử thi, cổ tích, huyền thoại của các dân tộc Êđê, M’nông, J’rai, có mặt trong các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Nó ăn sâu vào tiềm thức, tâm hồn của người Tây Nguyên. Pơ lang cũng được xem là loài cây biểu trưng của mùa xuân Tây Nguyên.

Lúc vua voi Ama Kông còn sống, có một lần ngồi trao đổi, tâm tình về chuyện buôn làng, tôi đọc một đoạn lời bài hát “Em là hoa Pơ lang” cho ông nghe: “Tây Nguyên ơi, hoa rừng bao nhiêu thứ/ Cánh hoa nào đẹp nhất rừng/ Tây Nguyên ơi/ Anh có nhớ buôn làng nhớ người con gái/ Nhớ cánh hoa Pơ lang/ Đẹp nhất rừng Tây Nguyên”, rồi hỏi: Vì sao người Tây Nguyên lại yêu cây Pơ lang nhiều vậy? Ama Kông thong thả nhồi thuốc vào tẩu rít một hơi thật sâu, nhả tràng khói dài trắng xóa, ra điều khoan khoái, rồi tủm tỉm cười: Hoa nó đẹp mà. Từ cách xa nửa tiếng tù và đã thấy cây Pơ lang đỏ rực như cây đuốc lớn cháy giữa trời. Nắng gió của mùa khô Tây Nguyên thổi ào ào như ngựa chạy, bỏng rát như lửa nung, sém cả da người mà hoa vẫn bám chặt vào cành, màu đỏ rực không nhạt phai, đỏ rực cả tháng trời, đỏ như thắp lửa cho cả trời đêm. Nó như người con gái khỏe, đẹp, kiên cường. Ngắm kỹ cánh hoa ta thấy nó như bờ môi của người con gái đẹp, muốn hôn lắm! Ai đó đã viết: “Cánh hoa như thể làn môi/ muốn dâng tất cả cho người nụ hôn”. Rồi ông cười hóm hỉnh, trẻ trung, dù năm ấy ông đã 85 tuổi và mới cưới bà vợ thứ tư.


*
Hoa Pơ lang.

Cũng trong buổi gặp gỡ, tâm tình đó, Ama Kông kể cho tôi nghe huyền thoại về nguồn gốc của cây Pơ lang: Ngày xưa khi Giàng (Trời) và Đất còn ở gần nhau, người từ mặt đất có thể bắc cây thang trèo lên nhà Giàng được, có một chàng trai khỏe như voi, nhanh như hổ, yêu một cô gái ở cùng buôn mặt đẹp như bông hoa tăm dăng nở bên suối ban mai. Cô gái cũng rất yêu chàng trai. Khi hai gia đình trai gái đã lo đủ trâu, bò, gà, lợn... chuẩn bị tổ chức đám cưới thì bất ngờ trời đổ mưa như trút thành cơn lũ dữ cuốn trôi hết lễ vật mà hai gia đình đã chuẩn bị; dân làng cũng bị trôi mất nhiều tài sản và phải chịu bao nỗi khổ sở. Chàng trai và dân làng vô cùng tức giận Giàng. Chàng cùng dân làng trồng một cây nêu cao để chàng trèo lên gặp Giàng hỏi cho ra lẽ... Trước lúc đi, chànggặp người yêu, buộc vào cổ tay nàng một băng vải màu đỏ, mỗi đầu có tua năm cánh tượng trưng cho lời hẹn thủy chung. Lên đến nhà Giàng, theo lời đề nghị của Thần Sấm, chàng bị Giàng giữ lại để phụ việc cho Thần Sấm; Giàng còn ra lệnh nâng bầu trời lên cao để chàng trai không về mặt đất được nữa. Cô gái đợi mãi không thấy chàng trai trở về thì ngày ngày trèo lên cây nêu để ngóng chàng. Thế rồi có một lần vào giữa mùa xuân, Giàng có việc xuống mặt đất. Nghe chuyện cô gái vẫn chờ đợi chàng trai, Giàng động lòng thương cảm, bèn đến gặp cô gái và ban cho cô một điều ước. Cô gái ước: Biến cây nêu thành một cây hoa, thân thẳng, ngọn cao để mỗi lần cô trèo lên đó sẽ thấy được bóng hình của người yêu và băng vải đỏ trên tay nàng biến thành những bông hoa đỏ có năm cánh đính đầy cành cây để chàng trai dễ nhận ra lòng thủy chung của mình... Giàng bèn cho cô gái toại nguyện. Sau khi toại nguyện, từ trên cây caocô gái buông tay rơi xuống đất. Máu đỏ của cô liền nhập vào cánh hoa, làm cho hoa đã đỏ càng thêm đỏ, đỏ như ngày nay ta vẫn thấy... Vì vậy Pơ lang cũng được người Tây Nguyên xem là biểu tượng của lòng thủy chung, son sắt.


*
Khách du lịch chụp ảnh kỷ niệm với già làng Tây Nguyên bên cây hoa Pơ lang.

Ama Kông còn cho biết: Cây Pơ lang được đồng bào xem là cây tâm linh. Ngày xưa khi tổ chức lễ hội, đồng bào thường dựng cây nêu giữa sân nhà cộng đồng để thông linh với các thần. Bên cạnh cây nêu, họ thường cắm một cành Pơ lang nhỏ. Sau lễ hội, cành Pơ lang được di dời đến trồng ở góc sân. Nếu cành Pơ lang lên mầm, phát triển tươi tốt thì đó là điềm lành, báo hiệu năm đó sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người được no đủ, bình yên. Cũng vì những lẽ đó đồng bào Tây Nguyên rất coitrọng cây Pơ lang, khi phát rừng làm rẫy họ thường giữ cây Pơ lang lại, không chặt bỏ như các cây khác. Nhờ thế đến nay nhiều buôn làng ở Tây Nguyên vẫn còn những cây Pơ lang cổ thụ, vào dịp giữa mùa xuân hằng năm, tức khoảng sau Tết Nguyên đán, Pơ lang lại nở hoa đỏ rực trời, chim đến hút mật ríu rít đầy cành gợi khung cảnh vừa hoành tráng, vừa thanh bình. Ama Kông bảo: “Đó là những tập tục giàu ý nghĩa, những hình ảnh đẹp đã khắc sâu vào trái tim, nên người Tây Nguyên dẫu đi xa muôn dặm cứ mỗi mùa xuân về lại nhớ hoa Pơ lang, nhớ về xứ sở của mình”.

Những điều tốt đẹp, linh thiêng, giàu ý nghĩa kể trên cũng là lý do để Pơ lang đi vào thơ, ca, nhạc, họa, với nhiều tác phẩm làm say đắm lòng người. Nổi tiếngnhất là ca khúc “Em là hoa Pơ lang” của nhạc sĩ Đức Minh, sáng tác trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Mỹ đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam. Cho đến nay mỗi lần mở băng nhạc, nghe các ca sĩ Rơ Chăm Phiang, Thu Hiền hay Anh Thơ cất giọng: Quê hương ơi Tây Nguyên ơi/ Anh ơi em sẽ là Pơ lang hoa đẹp nhất/ Thứ hoa buôn làng quý... ta lại thấy rạo rực trong tim bởi chất trữ tình, thiết tha của bài hát, bởi tình yêu nồng nàn với người đi đánh giặc, tình yêu xứ sở và lòng thủy chung với cách mạng của người con gái Tây Nguyên và đồng bào Tây Nguyên thời kháng chiến chống giặc ngoại xâm, dẫu nhiều gian khổ, hy sinh, nhưng rất đỗi hào hùng...

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.