Tại thiên đường dành cho gấu ở Việt Nam, hàng trăm con gấu đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi như con người. Chúng còn được trả lương lên đến 300 USD mỗi tháng.
Thiên đường giữa thung lũngỞ Việt Nam hiện nay, hơn 4.000 con gấu vẫn đang bị nuôi nhốt trong các chuồng cũi, lồng sắt tại nhiều trang trại. Những chú gấu tội nghiệp chịu cảnh bị cầm tù trong thời gian dài. Trên danh nghĩa, những cá thể gấu bị nuôi nhốt là để cho khách tham quan, nhưng thực tế chúng bị hút mật một cách dã man để phục vụ cho lợi ích kinh tế của con người, mặc dù hành vi nuôi gấu lấy mật đã bị cấm tại Việt Nam.Vì thế, Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn quốc gia Tam Đảo ra đời với mục đích giải thoát những con gấu không may mắn, đưa chúng trở lại thiên nhiên, nhằm bảo tồn loài gấu đã được liệt vào Sách đỏ trước nguy cơ bị săn bắt, nuôi nhốt và tận diệt.Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam nằm cách Hà Nội khoảng 70km, thuộc địa bàn huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc). Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo nằm trong một thung lũng xinh đẹp có tên Chắt Dậu, thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo, có suối Bạc trong vắt chảy ngang qua. Trung tâm cứu hộ gấu ở đây nằm giữa thiên nhiên nhưng có trang thiết bị dành cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc gấu vào loại hiện đại nhất châu Á. Dự án xây dựng trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam do Tổ chức Động vật châu Á (AAF) đầu tư gần 3,4 triệu USD, khởi công xây dựng năm 2006, sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
Một khu nuôi dưỡng bán hoang dã tại Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam, nằm giữa núi rừng tươi đẹp. Ảnh: Ngọc Phương.
Bạn đang xem: Nuôi gấu trúc ở việt nam
Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động tháng 4/2008, trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam trở thành chốn nương thân của những cá thể gấu do Cục kiểm lâm tịch thu từ những trại nuôi gấu để hút mật, hoặc là nạn nhân của hoạt động buôn bán động vật trái phép. Vào những năm 2005 – 2006, “phong trào” nuôi nhốt gấu phát triển rầm rộ ở nước ta, sự ra đời của trung tâm này đã nhắc người ta nhớ rằng gấu sinh ra không phải để con người chọc kim vào lồng ngực hút mật.Lúc mới đi vào hoạt động, trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo có tổng diện tích 1,2 ha, có thể nuôi dưỡng 200 cá thể gấu cùng một lúc. Khu cứu hộ bao gồm 3 nhà cách ly, cứu hộ, nuôi nhốt gấu, khu chế biến thức ăn cho gấu, hệ thống xử lý nước thải hiện đại… Cuối năm 2013, khi giai đoạn 2 hoàn thành, toàn bộ trung tâm cứu hộ gấu sẽ rộng tới 12 ha với 10 khu nuôi gấu bán tự nhiên và 2 khu chăm sóc gấu đặc biệt. Khi đó, trung tâm đủ khả năng tiếp nhận và chăm sóc 250 cá thể gấu cùng lúc. Về cơ bản, hiện nay trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam được chia 2 khu riêng biệt gắn với hoạt động cứu hộ gấu: Khu thứ nhất bao gồm một trạm cách ly và các cơ sở phẫu thuật, có sức chứa tới 100 cá thể gấu trong chuồng và trong các lồng lớn. Toàn bộ ngôi nhà có hàng rào lưới thép và bảo vệ trực canh nghiêm ngặt như một doanh trại. Khu thứ hai rộng rãi hơn, được chia thành các khu nhỏ gồm: chuồng, khu phục hồi chức năng cho gấu, khu bán tự nhiên ngoài trời và khu chăm sóc đặc biệt cho những cá thể gấu tàn tật.Hiện tại trung tâm đang bảo vệ và nuôi dưỡng 103 con gấu, trong đó có 96 con gấu ngựa và 7 gấu chó. Gấu đến với trung tâm có nhiều hoàn cảnh khác nhau. Gấu được lực lượng chức năng bắt giữ từ những người buôn bán trái phép hoặc do người dân tự nguyện giao nộp. Hầu hết các con gấu được đưa về đây đã ở trong tình trạng bị hút hết mật nên sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, nhiều con bị thương, bệnh tật.
Một chú gấu thoải mái nghỉ ngơi, vui chơi tại "thiên đường gấu" Tam Đảo. Ảnh: Ngọc Phương.
Không phải tất cả các con gấu khi về trung tâm đều đã bị hút mật, nhưng chúng đều là nạn nhân của nạn buôn bán động vật trái phép. Thông thường, những chú gấu con về đây đều đã bị tách khỏi gấu mẹ không lâu sau khi chúng chào đời. Gấu mẹ bị giết, gấu con bị buôn bán tới các trại nuôi gấu hút mật. Gấu mẹ không còn, cũng có nghĩa là chẳng ai có thể dạy gấu con lớn lên, chúng ngay lập tức hoặc dần dần mất hết khả năng tự vệ, sinh tồn tự nhiên. Chúng như những đứa trẻ thơ mồ côi đáng thương.Nhiều cá thể gấu khi được đưa về trung tâm đã ở trong tình trạng thương tật đầy mình, tưởng như không sống nổi. Nhưng nhờ sự cứu chữa, chăm sóc tận tâm như dành cho con người của nhân viên trung tâm, những con gấu này đã hồi phục một cách kỳ diệu, kéo dài tuổi thọ thêm nhiều năm.Những con gấu đến đây như từ địa ngục được tới thiên đường khi có bác sỹ và chuyên gia nước ngoài chữa bệnh, chăm sóc, được sống trong môi trường gần với tự nhiên nhất và có cả đồ chơi. Ở đây, gấu còn được “trả lương” với chi phí nuôi dưỡng 300 USD/tháng/ cá thể gấu.Vượt qua bão tốTrung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và cho phép hoạt động trong vòng 20 năm. Kể từ khi ra đời, trung tâm này đã trở thành “thiên đường”, là ngôi nhà thực sự dành cho những con gấu bị nuôi nhốt, được giải cứu tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2011, trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam đối mặt với hàng loạt vướng mắc khi triển khai, thậm chí có nguy cơ bị di dời. Ngôi nhà bình yên của hơn 100 con gấu bị đe dọa, hàng chục lao động là người dân địa phương đang làm việc trong trung tâm có nguy cơ thất nghiệp bởi những quyết định khó hiểu.Tháng 9/2011, dự án Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam bất ngờ bị Giám đốc Vườn quốc gia Tam Đảo là ông Đỗ Đình Tiến ra quyết định đình chỉ với lý do xây dựng khi chưa có quy hoạch. Lý do này gây bất ngờ vì trong bản Dự án xây dựng Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam đã được phê duyệt, sơ đồ mặt bằng tổng thể đã được mô tả chi tiết. Điểm bất ngờ thứ hai đó là ông Đỗ Đình Tiến, với vai trò là đồng Giám đốc Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam, lại gây khó dễ cho chính dự án của mình.Bất ngờ hơn nữa, tháng 7/2012, Bộ Quốc phòng gửi công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không mở rộng Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam, dùng khu đất này cho mục đích an ninh quốc phòng.Cam kết đã có, quy hoạch đã có và hơn hết, có sự ủng hộ và trực tiếp chỉ đạo thực hiện từ đầu của Chính phủ, vậy mà một dự án có tính chất nhân đạo cho loài gấu Việt Nam vẫn gặp quá nhiều vướng mắc.
Sơ đồ toàn cảnh Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam rộng 12ha khi hoàn thành giai đoạn 2 của dự án. Ảnh: Ngọc Phương.
Chắc hẳn đối với tất cả chúng ta gấu trúc đã là cái tên không còn xa lạ gì nữa rồi. Loài động vật đáng yêu này được nhắc đến trên mọi phương tiện truyền thông mà chúng ta sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên đa phần chúng ta mới chỉ biết về hình ảnh của loài động vật này. Vậy bạn có biết gấu trúc sống ở đâu? Ở Việt Nam có gấu trúc không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Gấu trúc – loài động vật đáng yêu nhất hành tinh
Gấu trúc sống ở đâu?
Sau đây mình xin gửi đến các bạn một vài thông tin về gấu trúc để giúp các bạn có thể trả lời những câu hỏi “gấu trúc sống ở đâu?” Việt Nam có gấu trúc không?
Gấu trúc hay tên đầy đủ là gấu trúc lớn (để phân biệt với loài gấu trúc đỏ nhỏ hơn) tên tiếng anh là Giant Panda là một loài động vật thuộc họ gấu có nguồn gốc từ Trung Quốc đặc biệt là ở tỉnh Tứ Xuyên ( nơi nổi tiếng với món đậu phụ Tứ Xuyên ) nên còn hay được gọi là gấu trúc Trung Quốc. Tuy nhiên hiện nay nhiều người thường gọi loài động vật này với cái tên dễ thương là gấu panda,
Vậy với các câu hỏi ” Ở Việt Nam có gấu trúc không?” “Gấu trúc ở Việt Nam không?”, “Có được nuôi gấu trúc không?” thì câu trả lời sẽ là Không. Ở Việt Nam không có nuôi gấu trúc các bạn nhé.
Một vài thông tin về gấu trúc
Bạn hoàn toàn có thể nhận ra loài động vật này một cách dễ dàng qua các đặc điểm nổi bật dễ thương trên cơ thể chúng. Gấu trúc sở hữu một bộ lông dày với hai màu chủ đạo là trắng và đen, trong đó màu trắng là màu nền còn màu đen được điểm thêm vào các chân, tai và đặc biệt là quan hai mắt của chúng khiến cho nhiều người vẫn ví von thiếu ngủ với loài động vật đáng yêu này.
Khẩu phần ăn của gấu trúc có đến 99% là là tre và trúc tuy nhiên trong tự nhiên chúng là một loài động vật ăn tạp và có thể ăn cỏ dại, thịt chim và thậm chí là gặm nhấm cả xác thối.
Trước đây gấu trúc đã từng đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng khi môi trường sống bị thu hẹp bởi các hoạt động khai phá rừng của con người. Bằng những nỗ lực của mình, chính phủ Trung Quốc đã duy trì và tăng được số lượng gấu trúc về con số an toàn hơn. Ước tính hiện nay có khoảng 2000 cá thể gấu trúc sống trong tự nhiên và cả mỗi trường nuôi nhốt.
Hiện nay gấu trúc đang là một linh vật và là quốc bảo của đất nước Trung Quốc và đã xuất hiện trong rất nhiều những ấn phẩm quốc tế nổi bật như bộ phim kungfu panda. Ở Việt nam có gấu trúc không phải ở ngoài đời thì chú gấu trong bộ phim này cũng là tuổi thơ của rất nhiều người.
Đặc điểm của loài gấu trúc
Các thông tin bên trên thì vẫn có thể nhiều người trong chúng ta có thể sẽ biết tuy nhiên những đặc điểm và tập tính của loài động vật đáng yêu này thì thật sự lại không có quá nhiều người biết đến. Visa ANB xin gửi đến các bạn một vài thông tin thú vị về đặc điểm cũng như tập tính của gấu trúc
Đầu tiên như đã đề cập đến ở bên trên là 99% khẩu phần ăn của gấu trúc đến từ tre và trúc, Mỗi ngày loài động vật này có thể tiêu thụ đến gần 13kg trúc và dành 12 giờ chỉ để ăn cũng như đi “vệ sinh”.
Gấu trúc có ngón tay giả giúp chúng cầm nắm tre và trúc
Gấu trúc rất lười và ít khi di chuyển và dành phần lớn thời gian ngoài ăn và đi “vệ sinh” là để ngủ.
Xem thêm: # 99+ Mẫu Giấy Dán Tường, Tranh Dán Tường Quán Cà Phê, Nhà Hàng Sang Trọng
Tập tính ăn uống này của chúng là một quá trình tiến hóa và thích nghi vô cùng dài khiến cho loài động vật này có đặc điểm mà không loài gấu loài gấu nào khác có đó chính ngón tay cái “giả” trên bàn tay của gấu trúc có phần giống với con người khi nằm ở một phía khác so với những ngón còn lại đây thực chất là một phàn của xương cổ tay. Điều này đã giúp chúng có thể cầm được các cây tre cây trúc và ăn một cách dễ dàng.
Tuy có đến 99% khẩu phần là tre và trúc tuy nhiên gấu trúc vẫn là một loài động vật ăn thịt thực thụ khi trong tự nhiên bạn hoàn toàn có thể bắt gặp gấu trúc ăn thịt chim, động vật gặm nhấm hay thậm chí là cả xác thối, điều này sẽ giúp chúng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết . Trong môi trường nôi nhốt khẩu phần ăn của gấu trúc đa dạng hơn rất nhiều bao gồm mật ong, trứng, cá, chuối, cam và nhiều loại thức ăn khác, đây cũng chính là lý do khiến cho các con gấu trong các khu bảo tồn hay công viên có vẻ khá hoạt bát.
Mỗi con gấu trúc trưởng thành đều có một lãnh địa riêng của mình, đặc biệt là các con cái chúng sẽ không tha thức cho bất kỳ con cái nào khác lăm le đi vào lãnh địa của mình. Gấu trúc giao tiếp chủ yếu bằng mùi và nước tiểu những ngoài ra chúng cũng có thể giao tiếp bằng tiếng kêu hay dùng móng vuốt đánh dấu lên những thân cây.
Một đặc điểm nữa khác với các loài gấu đó chính là gấu trúc không ngủ đông mà thay vào đó là di chuyển đến nới có nhiệt độ ấm áp hơn do tập tính sống trong các hốc cây thay vì trong các hang như những người anh em của mình.
Gấu trúc cũng rất lười giao phối, con đực và con cái chỉ gặp nhau trong mùa sinh sản ngắn ngủi sau đó con đực sẽ bỏ đi và để lại gấu trúc mẹ nuôi con một mình. Vì vậy việc nhân giống và mua gấu trúc không hề đơn giản.
Một vài thông tin thú vị khác về loài gấu trúc
Gấu trúc con siêu siêu bé
Đúng vậy đó các bạn gấu trúc lúc mới sinh rất nhỏ bé chỉ nặng khoảng 80g đến 200g cùng với chiều dài gọn gọn của một chiếc bút chì 15 cm. Như vậy so với gấu mẹ nặng đến gần 100kg của mình thì những chú gấu con chỉ bằng 1/1000 của mẹ mình mà thôi.
Gấu trúc sơ sinh rất bé nhỏ
Gấu trúc là quốc bảo của Trung Quốc
Gấu trúc thực sụ là những nhà ngoại giao của Trung Quốc khi rất nhiều lần đất nước này sử dụng gấu trúc như một món quà thể hiện sự trân trọng và hài hòa của dất nước này đối với các quốc gia khác trên thế giới. Tất cả gấu trúc hiện nay trên thế giới đều là của Trung Quốc và có một điều luật đặc biệt là các nước được tặng gấu trúc đều phải trả lại cho Trung Quốc trong vòng 10 năm và tất cả các gấu trúc được sinh ra bên ngoài Trung Quốc đều phải được gửi về đất nước này (trừ trường hợp của cặp gấu trúc được Trung Quốc tặng vĩnh viễn cho Đài Loan và các con của chúng)
Gấu trúc là quốc bảo của trung quốc và cũng là nhà ngoại giao tài tình
Dạy gấu trúc “giao phối”
Không phải chuyện đùa đâu, gấu trúc lười giao phối đến mức một vài con gấu trúc trong mỗi trường nuôi nhốt thậm chí còn đánh mất cả bản năng này của mình khiến cho các nhà bảo tồn cũng như nhân viên chăm sóc phải vô cùng đau đầu khi phải dạy cho chúng thứ tế nhị này.
Nuôi gấu trúc con
Trước hết phải nói việc nuôi gấu trúc ở Việt Nam là không thể vì điều kiện tự nhiên nước ta không cho phép những chú gấu đáng yêu này có thể sinh sống.
Hiện tại có rất nhiều người có câu hỏi ” mua gấu trúc ở đâu” thì câu trả lời là gấu trúc là động vật quý hiếm được bảo tồn nên sẽ không được phép bán gấu trúc bên ngoài.
Trong mỗi lần sinh sản của mình gấu trúc mẹ thường sẽ sinh ra 2 bé gấu trúc con, tuy nhiên do trong tự nhiên với điều kiện thiếu thức ân nên thường gấu mẹ chỉ chọn nuôi một trong 2 bé gấu trúc mà thôi. Chính vì điều này mà trong môi trường nuôi nhốt nhà khoa học và nhận viên chăm sóc phải đánh tráo hai bé gấu trúc luân phiên để có thể đảm bảo cơ hội sống sót cho cả hai.
Nuôi dưỡng gấu trúc con cũng là một công việc hết sức khó khăn
Gấu trúc vô cùng “hậu đậu”
Gấu trúc là loài động vật vô cùng hậu đậu nên không có gì lạ khi ta có thể bắt gặp những hình ảnh chú gấu trúc ngã hay lăn lông lốc từ trên dốc xuống tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng kém thông minh. Trong môi trường nuôi nhốt có nhiều con gấu trúc còn giả các triệu chứng mang thai để được hưởng những đãi ngộ tốt hơn và một điều đáng “buồn” là kể cả các con đực cũng làm như vậy.
Gấu trúc là loài động vật hậu đậu
Sau khi tìm hiểu về gấu trúc các nhà khoa học chứng minh rằng gấu trúc có trí thông minh bằng với một đứa trẻ 5 tuổi.