BÉ BỊ DÂY RỐN QUẤN CỔ 1 VÒNG, NGUYÊN NHÂN GÂY RAU QUẤN CỔ THAI NHI

Mẹo hay chỉ cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi thường được lưu truyền trong dân gian được áp dụng nhiều. Tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng lại được nhiều mẹ tin tưởng và áp dụng thành công.

Bạn đang xem: Bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng

1. Tràng hoa quấn cố có ý nghĩa gì?

Hiện tượng tràng hoa quấn cổ khi mang thai chính là tên gọi khác của dây rốn quanh cổ của thai nhi một hay nhiều vòng. Thông thường, cứ 10 mẹ mang thai thì có 3 mẹ bầu gặp phải tình trạng không mong muốn này.Trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi thường hiếu động, thay đổi vị trí thường xuyên và các hoạt động khác trong bụng mẹ khiến tình trạng dây rốn quấn lại quanh người, đặc biệt là vùng cổ. Tình trạng này sẽ không quá nguy hiểm nếu phát hiện và can thiệp kịp thời trong quá trình mang thai. Tuy vậy, vẫn có một số nhỏ trường hợp tràng hoa quấn cổ gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng phát triển của thai nhi.

*
Hình ảnh tràng hoa quấn cổ ở thai nhi

2. Tràng hoa quấn cổ quan niệm dân gian:

- Dấu hiệu nhận biết dây rốn quấn cố:

Hầu như các trường hợp dây rốn quấn cổ thường được phát hiện nhờ siêu âm thai. Không chỉ biết được thai nhi có dây rốn quấn hay không, siêu âm còn cho phép bác sĩ biết được dây rốn quấn bao nhiêu vòng và tình hình sẽ nguy hiểm đến thai nhi ra sao.Mẹ bầu cũng nên thường xuyên theo dõi những cú "tung chưởng" của con mỗi ngày. Nếu đạp ít hoặc dữ dội hơn bình thường thì mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức.

- Không đeo trang sức quấn nhiều vòng:

Cũng như việc không bước qua dây và vòng, mẹ bầu đeo trang sức nhiều vòng cũng cần được kiêng cữ vì có thể dễ liên tưởng đến các tràng hoa, quấn thành nhiều vòng trên cổ thai nhi.Theo dân gian và duy tâm, nếu trong thai kỳ, mẹ thường sử dụng trang sức dạng này chính là điềm báo không vui cho bé. Bởi chưa có chứng minh khoa học chính xác về điều này nên chỉ khuyên bà bầu nên cẩn thận khi đeo trang sức đắt tiền để tránh những nguy hiểm.

- Bà bầu kiêng bước qua võng hoặc dây:

Bà bầu nếu bước qua 2 hình thức trên thai nhi sẽ bị tràng hoa quấn cổ. Hiện vẫn chưa có những giải thích cụ thể khoa học nào về quan niệm này. Cách hiểu đơn giản chỉ là bảo vệ mẹ bầu trước các nguy cơ vấp, té nã nếu không cẩn thận trong việc đi đứng. Dưới kiến thức y khoa hiện đại thì khẳng định việc bà bầu bước qua vật gì đó hoặc sợi dây không sự liên quan nào.

- Tràng hoa quấn cổ 1 vòng:

Dây rốn có thể quấn cổ thai nhi 1 vòng hoặc 2,3 vòng quanh cổ thai nhi tùy từng trường hợp. Phổ biến nhất là quấn 1 vòng. Mẹ bầu nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ trong lịch khám - lịch siêu âm thaiđịnh kỳ vì hiện tượng này không đáng ngại. Ngoài ra, tình trạng này cũng đã được chứng mình có tác động rất ít tới nguy cơ chết non của thai nhi khi sinh.

- Thai nhi bị tràng hoa quấn cổ thì sẽ thông minh?

Điều này là một trong những lời truyên truyền chưa có căn cứ cho tới hiện nay. Có nhiều bà mẹ tin rằng em bé bị tràng hoa quấn cổ sau này sinh ra sẽ thông minh, học giỏi. Nhưng y học đã chứng minh điều ngược lại, khi dây rốn siết chặt nhiều vòng, quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, máu nuôi thai nhi sẽ gặp khó khăn. Bởi thế trẻ sau này có nguy cơ sinh ra nhẹ cân và thiếu máu. Nguy hiểm hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân đẻ mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Chính vì thế nếu đẻ thường có nhiều nguy cơ ngẹt thở và tử vong cao hơn.

*
Tràng hoa quấn cổ thường có khi thai nhi "hiếu động" trong bụng mẹ

3. Cách chữa tràng hoa quấn cổ thai nhi:

Hiện nay, y học phát triển chưa tìm ra phương pháp khoa học nào để khắc phục hiện tượng tràng hoa quấn cổ. Chỉ hi vọng vào khả năng vận động của thai nhi, để bé có thể tự "gỡ rối".Trong dân gian thường lưu truyền mẹ vặt "mẹ bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ, thai quấn bao nhiêu vòng thì bò bấy nhiêu lượt". Nhiều mẹ đã áp dụng và thực hiện thành công. Tuy nhiên cần lưu ý những điểm sau:- Không bò quá nhiều vòng gây chóng mặt ảnh hưởng đến thai nhi- Không nên bò ngay sau khi ăn- Nếu thai máy bất thường lập tức đến bệnh viên vì có thể bé bị quấn cổ quá chặt.Như vậy, cách chữa tràng hoa quấn cổ thai nhi đơn giản theo dân gian chỉ là mẹ bò quanh giường. Tuy không hiệu quả 100% nhưng ngại gì không thử vì khoa học hiện đại cũng chưa tìm ra phương pháp nào hữu dụng hơn.

Từ 01/12 - 31/12,Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn dành tặng những ưu đãi cực hấp dẫn khi mẹ đăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói:

- Giảm 25% các gói thai sản trọn gói
Quà tặng đi kèm - Tặng giường gấp người nhà - Tặng bộ quà sơ sinh cao cấp cho Mẹ và Bé trị giá 1.000.000đ + 01 bộ quần áo Nous + 01 chăn ủ hoặc balo mẹ bé (tùy thời điểm) + Bộ quà tặng của nhãn hàng HIPP (sữa hoặc bình sữa, trà lợi sữa, kem hăm) + Bộ quà tặng của nhãn hàng Moony

Dân gian còn gọi dây rốn quấn cổ bằng một cái tên là tràng hoa quấn cổ, theo đó có rất nhiều câu chuyện dân gian về việc này ví dụ như em bé có dây rốn quấn cổ sẽ thông minh hơn, học giỏi hơn,... Tuy vậy nếu bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng lại có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Cùng tìm hiểu xem dây rốn quấn cổ 1 vòng có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé.

1. Dây rốn là gì?

Dây rốn đóng vai trò như một phương tiện vận chuyển chất dinh dưỡng cũng như oxy từ máu của người mẹ sang thai nhi trong bụng. Đây là một ống dẫn hai đầu rất quan trọng do đó nếu có vấn đề gì xảy ra với ống dẫn này, thì cả mẹ và bé đều có thể gặp nguy hiểm. Đặc biệt ở em bé, nếu như dây rốn có vấn đề, em bé sẽ có khả năng bị thiếu oxy, dẫn đến suy thai, tử vong.

*

Dây rốn là gì?

Trung bình dây rốn sẽ dài từ 50 đến 60cm. Nếu toàn bộ dây rốn dài dưới 35cm thì được gọi là dây rốn ngắn tuyệt đối, còn khi đã bị quấn vào cổ, tay chân hoặc thân của thai nhi khi vận động làm cho dây rốn ngắn đi, thì được gọi là dây rốn ngắn tương đối. Dây rốn càng dài thì khả năng sẽ bị quấn vào em bé càng cao hoặc tự dây rốn bị thắt nút lại với nhau.

Ở trong bụng mẹ, sự chuyển động của thai nhi sẽ làm cho dây rốn căng hơn và dài ra. Việc dây rốn bị dài quá là một tình trạng không tốt vì sẽ có thể quấn vào các bộ phận thai nhi, nặng có thể gây tắc nghẽn mạch máu của em bé.

Hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng hay nhiều vòng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, trong giai đoạn chuyển dạ hoặc trong quá trình mẹ sinh em bé.

Đối với thai nhi từ 24 đến 26 tuần tuổi, tỷ lệ các bé bị dây rốn quấn cổ là vào khoảng 12%. Tỷ lệ này tăng lên 37% khi thai nhi đã phát triển đủ tháng. Đây là một trường hợp bình thường và không gây các ảnh hưởng xấu như các bệnh ở trẻ cũng như liên quan đến tử vong chu sinh. Vì vậy khi mẹ đi khám, các bác sĩ thường ít báo cho mẹ biết con bị dây rốn quấn cổ, chỉ trừ trong trường hợp có khả năng nguy hiểm.

Xem thêm: Review Top 5 Sữa Dưỡng Thể Trắng Da Hàn Quốc Năm 2022!, Top 5 Các Sữa Dưỡng Thể Hàn Quốc

2. Cách phát hiện ra thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Dây rốn quấn cổ được phát hiện chủ yếu khi đi siêu âm thai vì gần như dây rốn không có dấu hiệu gì biểu hiện ra bên ngoài. Đôi khi có thể thông qua hiện tượng thai máy ít đi hoặc thai máy nhiều hơn so với bình thường, mà người mẹ có thể cảm nhận được và đi khám

Dây rốn quấn cổ thường gặp vào tháng thứ 4 của thai kỳ.

*

Cách phát hiện ra thai nhi bị dây rốn quấn cổ

3. Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi

Hiểu được sự phát triển của con trong từng giai đoạn trong bụng mẹ, các phụ huynh sẽ có kiến thức để đối phó trong các trường hợp cần thiết.

Ở những tháng đầu tiên, vì còn nhỏ nên việc di chuyển của thai nhi trong bụng mẹ là rất dễ dàng. Do đó sẽ xuất hiện việc dây rốn dài và quấn quanh người em bé. Không chỉ vậy, việc bé di chuyển trong buồng tử cung còn có thể khiến cho dây rốn tự cuốn vào nhau tạo thành các nút thắt gây nguy hiểm.

*

Nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ thai nhi

Ở các tháng cuối của thai kỳ, thường là 3 tháng cuối thì thai nhi sẽ quay đầu từ từ xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Lúc này dây rốn mềm và trơn nên rất dễ bị quấn vào em bé. Khi dây rốn quấn vào người bé thì cũng có khả năng dây rốn sẽ tự tháo được, tuy nhiên cổ là một bộ phận nhạy cảm vì đây là một cái khe hẹp giữa vai và đầu, do đó nhiều trường hợp bé không thể tự tháo mà càng di chuyển làm dây quấn càng chặt hơn.

Việc mẹ lao động quá sức hay thường xuyên vận động được xem là nguyên nhan chính khiến dây rốn quấn quanh cổ em bé. Khi mẹ gắng sức, em bé sẽ có xu hướng quay đầu xuống dưới, việc này sẽ làm tăng khả năng dây rốn quấn vào cổ bé. Do vậy mẹ hãy chú ý vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ, tránh các hoạt động quá sức nhé. Mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn nên những việc có thể nhờ trợ giúp mẹ đừng ngại nhé.

Mẹ bị dư ối hay đa ối cũng là một nguyên nhân khiến bé bị dây rốn quấn cổ, đặc biệt là trong các tháng cuối thai kỳ. Có nhiều em bé có dây rốn dài hơn bình thường nên tình trạng bị dây quấn cổ là khá cao.

4. Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng?

Tình trạng em bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng là tình trạng an toàn nên mẹ không cần quá lo lắng. Nhiều em bé đã có thể tự tháo dây ra từ tuần thai thứ 18 đến 25. Dây rốn là phương tiện vận chuyển giữa mẹ và thai nhi nên những cản trở đối với dây rốn là không tốt. Tuy nhiên hiện tượng em bé bị dây quấn cổ 1 vòng là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

*

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng

Các bác sĩ sẽ đánh giá khi mẹ đi khám thai định kỳ và thường không xử lý cho đến khi xảy ra vấn đề bất thường. Mẹ hãy đi khám ngay khi cảm nhận thai máy khác bình thường nhé. Kể cả khi thai máy ít hơn hay nhiều hơn thì cũng đều là dấu hiệu mà con gửi đến, vậy nên mẹ đừng chủ quan nhé.

Tùy vào tình trạng của mẹ và bé mà các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp. Đa số các thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng mẹ đều có thể sinh thường bình thường và bé hoàn toàn khỏe mạnh.

Nhiều mẹ sẽ gặp tình trạng đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ hoặc từ tuần thai thứ 30. Tuy nhiên tình trạng quấn cổ 1 vòng thì không có gì đáng ngại ở thời điểm này. Mặc dù vậy, mẹ vẫn chú ý đi khám định kỳ đều đặn để theo dõi bé nhé.

Khi thai đã lớn thì việc tháo dây rốn quấn quanh cổ sẽ khó khăn hơn và nhiều trường hợp là hầu như không thể. Lúc này mẹ hãy nghe theo chỉ dẫn của các bác sĩ kết hợp theo dõi con trong bụng mình. Nếu xuất hiện các hiện tượng bất thường mẹ hãy liên hệ các bác sĩ chuyên khoa ngay nhé.

*

Mẹ nên làm gì khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng?

Nói chung dù là bất kỳ tình trạng nào xảy ra trong chu kỳ mang thai cũng đều sẽ khiến các mẹ căng thẳng. Việc đưa một đứa từ khi thai nghén đến chào đời là một quá trình dài và vất vả nhưng cũng rất hạnh phúc. Nếu có bất kỳ hiện tượng bất thường nào mà mẹ cảm nhận được, mẹ hay nhận sự hỗ trợ của các bác sĩ để quá trình mang thai diễn ra vui vẻ và em bé phát triển khoẻ mạnh nhé.

Bài viết đã giải đáp các thắc mắc về vấn đề dây rốn quấn cổ 1 vòng ở em bé. Tuy nhiên để có thể hiểu chính xác tình trạng và diễn biến sự phát triển của bé, các mẹ có thể đến các bệnh viện lớn hoặc các cơ sở uy tín để thực hiện kiểm tra và theo dõi. Bệnh viện Đa khoa canthiepsomtw.edu.vn với hơn 26 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sẽ giúp giải đáp các thắc mắc này một cách chi tiết nhất. Để được tư vấn chi tiết, Quý khách vui lòng liên lạc tới số hotline 1900 56 56 56.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.