Những Biểu Hiện Của Bệnh Cường Giáp : Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Chẩn Đoán Bệnh

Cường giáp thực chất là một hội chứng chứ không phải là bệnh. Các biểu hiện thường gặp là bướu cổ kèm triệu chứng tăng chuyển hóa: ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhanh, giảm đam mê tình dục.

Bạn đang xem: Biểu hiện của bệnh cường giáp

1Bệnh cường giáp là gì?

Bệnh cường giáp (tiếng Anh là hyperthoidism) là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất hormone giáp nhiều hơn bình thường. Hậu quả là làm gia tăng nồng độ hormone lưu hành trong máu, gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá. Người ta dùng từ nhiễm độc tuyến giáp (thyrotoxicosis) để chỉ toàn bộ các tổn thương này.

2Biểu hiện, triệu chứng bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng và rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng, biểu hiện của bệnh khác như bệnh phổi, tim, các căng thẳng thần kinh,... Các mức độ triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào mức độ cường giáp mạnh hay yếu, thời gian bị lâu hay mới bị, độ tuổi của bệnh nhân. Các triệu chứng biểu hiện trên bệnh nhân như:

- Gầy sút cân nhanh (có thể từ 3-20kg trong vài tuần - tháng) mặc dù vẫn có thể ăn ngon. Hoặc có trường hợp bệnh nhân tăng cân do ăn quá nhiều.

- Rối loạn tính cách và khí sắc: lo lắng, dễ bị kích thích, dễ cáu gắt, hay khóc, khó tập trung, cảm giác mệt mỏi nhưng khó ngủ.

- Rối loạn điều hoà nhiệt: Có những cơn nóng bừng, vã mồ hôi nhiều, nhất là ở ngực và bàn tay, sợ nóng. Bệnh nhân khát và uống nhiều nước.

- Tim mạch: Hay hồi ộp, đánh trống ngực, cảm giác nghẹt thở, đau vùng trước tim. Nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tâm thu tăng, rối loạn nhịp tim, có thể xảy ra suy tim ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc có tiền sử từng bị bệnh tim

- Rối loạn tiêu hoá: Đi ngoài nhiều lần, phân nát do tăng nhu động ruột.

- Thần kinh - cơ: Run đầu chi, biên độ nhỏ, tần số nhanh, run tăng lên khi bệnh nhân xúc động hoặc cố gắng tập trung làm việc như khi cầm đũa hoặc khi may vá. Có thể yếu cơ tứ chi, yếu cơ thân mình, cơ cổ, cơ chân.

- Bướu giáp là dấu hiệu thường gặp, xuất hiện ngay ở vùng cổ, có thể cứng hoặc hơi mềm, di động khi ta nuốt nước bọt.

Bệnh mắt nội tiết: Thường có những tổn thương như mi mắt không nhắm kín, lồi mắt một hoặc hai bên, giảm hội tụ nhãn cầu gây nhìn ra bóng mờ do liệt cơ vận nhãn.

3Nguyên nhân nào gây ra bệnh cường giáp?

Bệnh cường giáp có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, và để điều trị chúng ta cần xác định chính xác nguyên nhân bị bệnh. Một số nguyên nhân có thể khiến chúng ta mắc bệnh cường giáp như là:

- Bệnh cường giáp có tính chất gia đình và là một bệnh tự miễn dịch, với đặc điểm là có nhiều kháng thể gây bệnh tuyến giáp, quan trọng nhất là globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp, làm tuyến giáp phình to và tiết ra nhiều hormone. Một số yếu tố khởi động sự tự miễn dịch này có thể là sau khi sinh con, các căng thẳng (stress), chế độ ăn nhiều iod và uống các thuốc chứa nhiều iod như amiodarone.

- Bướu nhân độc tuyến giáp chủ yếu ở người lớn tuổi. Các nhân giáp này tăng sản xuất hormone giáp từ từ trong thời gian dài và thường chỉ tăng nhẹ vào thời điểm chẩn đoán.

4Điều trị ở bệnh nhân cường giáp.

Trong sinh hoạt hằng ngày:

Nghỉ ngơi, hạn chế lao động gắng sức, không thức khuya nhất là trong 3-4 tuần đầu, tránh căng thẳng, tránh bị stress.

Tránh các thức ăn có nhiều iod như: muối iod, cá biển, cua biển, rau cải xoong,...

- Phương pháp không xâm lấn:

Sử dụng các loại thuốc như iod vô cơ, iod phóng xạ, thuốc kháng giáp trạng tổng hợp nhằm giảm tổng hợp các hormone tuyến giáp, từ đó giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng của bệnh, cải thiện và điều trị khỏi bệnh cường giáp.

Chống biểu hiện của các triệu chứng khác ngoài tăng sinh tuyến giáp như: giảm nhanh các triệu chứng nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run, lo lắng.

Xem thêm: #10 kiểu tóc ngắn cô dâu hàn quốc, 12 kiểu tóc ngắn hàn quốc trẻ trung cho cô dâu

- Phương pháp có xâm lấn:

Can thiệp vào bệnh cường giáp bằng biện pháp phẫu thuật, có thể sử dụng cho trường hợp bệnh cường giáp tái phát hoặc bệnh nhân là nữ cần có thai sớm.- Điều trị các biến chứng của bệnh cường giáp như:

Điều trị cơn nhiễm độc giáp cấp (cơn bão giáp), một hội chứng hiếm gặp, đến nay chưa rõ nguyên do. Cơn nhiễm độc giáp cấp có tình trạng lâm sàng như: sốt cao 39-40ºC, nhịp thở nhanh từ 35-50 lần/phút, vã mồ hôi, mất nước, rối loạn tim mạch: nhịp tim nhanh, nhịp nhanh xoang,... huyết áp động mạch tăng, rối loạn tâm thần - vận động, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Ngoài ra khi bị nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn ý thức, nói lảm nhảm, hoang tưởng, co giật, hôn mê, xuất huyết não và phù não.

Điều trị biến chứng lồi mắt: nằm đầu cao, nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo, đeo kính râm thường xuyên, tránh khói thuốc lá, sử dụng các thuốc corticoid theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật giảm lồi mắt.

- Theo dõi bệnh nhân suốt đời, đề phòng các trường hợp tái phát sau khi điều trị khỏi vì đây là căn bệnh tự miễn của cơ thể, vì vậy khả năng tái phát rất cao. Bệnh nhân luôn phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tái khám thường xuyên tại các chuyên khoa nội tiết để được theo dõi và kịp thời điều trị nếu tái phát sau khi chữa trị khỏi.

- Dinh dưỡng cho bệnh nhân bị bệnh cường giáp

Bệnh nhân cường giáp không nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều iod như muối có iod, các loại hải sản biển (cá biển, tôm biển, cua biển), sữa tươi nguyên kem, các loại mì ống, bánh mì, đường, thịt đỏ, đồ uống chứa cồn. Bệnh nhân nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hoá như: gạo lứt, lúa mạch, các loại trái cây như mâm xôi, dâu tây, cà rốt,... các loại rau như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn,... và đặc biệt nên bổ sung thêm các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, selenium, vitamin D giúp tăng cường sức khoẻ cho người bệnh.

6Phòng bệnh cường giáp như thế nào?

- Bệnh cường giáp là một bệnh tự miễn, hiện nay vẫn chưa có các biện pháp cụ thể và hữu hiệu để có thể tiên lượng được việc một người khoẻ mạnh có khả năng mắc chứng cường giáp hay không. Việc phát hiện bệnh chủ yếu là sau một thời gian bệnh xuất hiện và ở giai đoạn tiến triển. Đây là một điều hết sức đáng lo ngại khi bệnh cường giáp gây ra rất nhiều khó khăn trong cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi có những dấu hiệu báo hiệu có thể bị bệnh cường giáp như cổ sưng, sờ cứng hoặc hơi mềm, thường mệt mỏi, lo âu, căng thẳng, mất ngủ,... bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế có chuyên môn kỹ thuật tốt để được khám và điều trị kịp thời.

Bệnh cường giáp là một bệnh tự miễn, không thể dự đoán trước được, nếu có nghi ngờ bệnh nhân cần đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa nội tiết. Bệnh nhân bị bệnh cường giáp cần tuân thủ điều trị nghiêm ngặt để có thể điều trị khỏi bệnh và cần sự theo dõi suốt đời do căn bệnh là bệnh tự miễn dễ tái phát.

Cường giáp là tình trạng tăng quá mức lượng hormon tuyến giáp lưu hành trong máu do tăng hoạt động tuyến giáp. Xu hướng người mắc bệnh này ngày càng nhiều. Đáng chú ý hơn, các biến chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.

Cường giáp và triệu chứng bệnh

Việc thừa nồng độ hormon giáp làm tăng cách sử dụng năng lượng trong cơ thể cũng như nguy cơ bị những bệnh khác như loãng xương, tim, vô sinh hiếm muộn…

Các triệu chứng chung của bệnh thường biểu hiện như: cơ thể đổ mồ hôi nhiều, hay run tay, khó ngủ, hay căng thẳng, sụt cân…Với phụ nữ, triệu chứng kinh nguyệt không đều cũng là một trong những biểu hiện đáng chú ý của bệnh.


*

Cường giáp là tình trạng tăng quá mức lượng hormon tuyến giáp


Có thể bạn quan tâm:

Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

U lành tuyến giáp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trị bệnh tuyến giáp bằng lode phóng xạ

Nguyên nhân gây bệnh

Cường giáp là bệnh lý gây ra bởi các nguyên nhân dưới đây:

– Viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp là bệnh tổn thương tuyến giáp do nhiễm virus vi khuẩn, do miễn dịch hoặc thuốc. Viêm tuyến giáp ít được biết đến nên thường bị bỏ qua nhưng khi bệnh kéo dài mà không được điều trị sẽ dẫn đến suy giáp không hồi phục, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

– Sử dụng nhiều hormon (đặc biệt ở những người lạm dụng thuốc giảm cân) khiến cơ thể tăng hấp thu quá mức hormon giáp.

– Bệnh nhân đã mắc phải bệnh graves- các kháng thể trong máu kích thích tuyến giáp phát triển và tiết ra quá nhiều hormon tuyến giáp gây ra. Loại bệnh này là bệnh di truyền và tỉ lệ xảy ra đối với phụ nữ cao hơn gấp 4 lần.

– Quá nhiều lượng iot

– Bướu cổ hoặc u tuyến giáp…


*

Bướu cổ có thể là nguyên nhân dẫn đến cường giáp


Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh cường giáp, cần thực hiện xét nghiệm máu bằng việc đo TSH trong máu . TSH là hormon kích thích tuyến giáp, loại hormon này được bài tiết từ tuyến yên của cơ thể, trong trường hợp hormon tuyến giáp được bài tiết vượt quá mức cho phép, TSH sẽ điều hòa làm giảm hormon xuống và lúc này, tuyến giáp sẽ bài tiết trở lại.

Cho dù xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh nhưng nó không giúp chỉ ra nguyên nhân gây bệnh. Tùy theo từng tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Khi bạn gặp phải những triệu chứng như: cơ thể đổ mồ hôi nhiều, hay run tay, khó ngủ, hay căng thẳng, sụt cân, tim đập nhanh… bạn nên đến cơ sở y tế uy tín chất lượng để được chẩn đoán bệnh. Nếu không điều trị sớm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và gây ra vô sinh hiếm muộn sẽ không hề nhỏ. Chính vì vậy, hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình ngay từ hôm nay.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/Benhvien
Hong
Ngoc/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.