CÁCH BĂNG RỐN CHO TRẺ SƠ SINH, CÓ NÊN ĐEO BĂNG RỐN CHO TRẺ SƠ SINH

Với các bé mới sinh, chăm sóc rốn đúng cách là việc rất quan trọng, bố mẹ/ người chăm sóc không nên lơ là. Khi bé còn trong bụng mẹ, dây rốn chính là nơi mang những dưỡng chất cũng như dưỡng khí quý báu từ mẹ sang cho thai nhi và cũng chính vì vậy mà bé lớn lên từng ngày. Gạc rốn với bé có vai trò quan trọng để bảo vệ và ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài.

Bạn đang xem: Cách băng rốn cho trẻ sơ sinh

Khi nào bé rụng rốn 

*
Gạc rốn là vật đảm bảo khỏi vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể bé

Khi đủ 9 tháng 10 ngày an toàn trong bụng mẹ, bé cất tiếng khóc chào đời, các bác sĩ đỡ đẻ sẽ cắt rốn cho trẻ và dấu tích của sự nối kết kỳ diệu giữa mẹ và bé ngày nào nay chỉ còn lại cái cuống rốn nhỏ với độ dài từ 4 đến 5 cm.

Tiến trình bình thường rốn của bé sẽ rụng trong vòng từ 7 cho đến 10 ngày sau sinh và sau khoảng 15 ngày thì phần cuống rốn sẽ liền hoàn toàn. Khi còn chưa liền, rốn được xem là một ngõ vào quan trọng gây nên nhiễm trùng tại chỗ và chính từ ổ nhiễm trùng này vi trùng có thể sẽ vào máu gây ra nhiễm trùng máu, thậm chí nghiêm trọng hơn sẽ gây nên tử vong cho trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.

Cách vệ sinh, thay gạc rốn cho bé

Việc chăm sóc rốn hàng ngày cho bé mới sinh rất quan trọng, khi mới sinh còn trong bệnh viện thì việc vệ sinh, tắm rửa, thay gạc rốn sẽ do y tế/ điều dưỡng phụ trách. Khi xuất viện về nhà gia đình/ bố mẹ có thể tự thực hiện việc vệ sinh hay thay gạc rốn tại nhà cho con theo các hướng dưới đây:

Chuẩn bị

Que bông gòn vô trùng.Chai cồn 70 độ.Băng rốn cho bé sơ sinh

Các bước thực hiện 

*
Gạc rốn nên được thay thế, vệ sinh 2 lần/ ngày
Trước khi thực hiện thay gạc rốn cho bé hãy rửa tay thật kỹ bằng nước với xà phòng.Nhẹ nhàng tháo băng/ gạc rốn cũ của bé ra.Quan sát kĩ rốn và những vùng da quanh để xem có dấu hiệu gì bất thường gì hay không.Rửa tay hay sát trùng lại tay với dung dịch còn 70 độ.Sử dụng bông que gòn có tẩm cồn sát trùng, từ từ vệ sinh rốn bé theo trình tự sau: Chân rốn- thân cuống rốn- mặt cắt cuống rốn,cuối cùng là vùng xung quanh rốn từ trong ra ngoài, bán kính rộng khoảng 5 cm.Thay que bông gòn khác cho mỗi lần sau sát trùng.

– Sau 2 ngày tuổi thì có thể không cần phải băng rốn lại sau khi chăm sóc để cho rốn bé mau khô. Có thể băng bằng gạc rốn mỏng nếu thấy rốn còn ướt. Nếu như chưa biết cách chăm sóc rốn, vệ sinh, thay băng gạc rốn thì các bà/ mẹ có thể nhờ nhân viên y tế đến nhà để hướng dẫn thao tác trong những lần sau.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện

Quá trình chăm sóc tại nhà cùng với người thân hàng ngày với bé rất quan trọng. hãy chú ý quan sát bé để có thể nhận biết được những dấu hiệu bất thường để có thể xử lý sớm, đúng cách. Rốn bé phải được gữi sạch sẽ, khô ráo, vệ sinh thay gạc rốn 2 lần/ ngày, bởi rốn chính là cửa ngõ để đưa vi khuẩn vào trong cơ thể non nớt của trẻ. Nếu nhận thấy có bất kì dấu hiệu nào sau đâ hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám cũng như điều trị sớm nhất

Rốn bị sưng tấy, vùng da bị đỏ.Rốn bị rỉ dịch, có mủ hay vẫn thấy còn ướt sau khi rụng.Rốn xuất hiện mùi hôi.Vùng da xung quanh rốn bị đỏ.Rốn bé bị chảy máu.Bé bị sốt/ quấy/ bỏ bú
Khi chạm nhẹ vào vùng quanh rốn/ rốn bé khóc và khó chịu
*
Gạc rốn sử dụng ngay sau khi bé đã rụng rốn

Các dây rốn của bé thông thường sẽ tự tách ra trong vòng khoảng một đến hai tuần. Mẹ nhìn thấy một mảng da khô, có màu đỏ ở cuống rốn, đâ là điều hết sức bình thường, mẹ đừng lo lắng quá nhé.

Cũng có đôi khi, sẽ có một lượng nhỏ máu tối màu chảy ra – đây là điều rất bình thường. Nhưng trường hợp nếu vấn đề chảy máu kéo dài trên hai tuần, hãy xin ý kiến tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa ngay nhé.

Trong khoảng thời gian sau mới rụng rốn , những mạch máu nơi rốn sẽ là cửa ngõ vào của các vi trùng có khả năng gây bệnh. Chính bởi vậy, dù khi rốn đã rụng vẫn nên duy trì việc vệ sinh rốn bằng cồn rồi che rốn bằng gạc rốn mỏng, luôn giữ sạch chỗ da đang nên da non cho tới khi rốn được khô hẳn. Nếu trường hợp thấy rốn bé rớm máu hay có mủ/ mùi hôi, cần dùng với nước ôxy già để vệ sinh/ rửa, sau đó chờ khô, đặt gạc rốn mỏng lên, lặp lại như vậy 3 lần/ ngày. Khi chăm sóc mà phát hiện chỗ rốn bé có dấu hiệu sưng đỏ, dịch rỉ nơi rốn, có mủ hay là vẫn còn ướt sau đã khi rụng, thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn trán nguy cơ nhiễm trùng.

Tránh làm những điều sau khi chăm sóc rốn cho trẻ

– Băng rốn quá chặt và kín vì có thể làm rốn bị nhiễm trùng.

– Bôi hoặc đắp bất kỳ chất gì lên rốn vì vừa có thể gây nhiễm trùng rốn vừa gây ngộ độc (như sái á phiện) hoặc bị ngộ độc thủy ngân do bôi thuốc đỏ.

Thông thường, rốn em bé sơ sinh rụng vào khoảng thời gian từ 7-15 ngày sau sinh. Trong thời điểm rốn chưa rụng, mẹ cần chú ý tới cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh để tránh nhiễm trùng.

Dây rốn là sự kết nối kỳ diệu giữa mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Khi bé yêu chào đời là lúc bác sĩ cắt rốn cho bé, dấu dích còn là là cuống rốn dài khoảng 5 cm. Tuy nhỏ nhưng cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh trong suốt thời gian từ 7-15 ngày cần cẩn thận vì chỉ cần sơ sẩy thì đây là cửa ngõ để gây nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm cho bé.


Tại sao lại có hiện tượng trên? Sau khi rụng, cuốn rốn sẽ liền hoàn toàn. Nếu chưa thì rốn chính là nơi trung gian gây nhiễm trùng tại chỗ và từ ổ nhiễm trùng này vi trùng có thể vào máu gây nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Mỗi ngày mẹ đều phải tắm và vệ sinh rốn cẩn thận cho bé cho tới khi rụng phần dây rốn còn lại. Thay băng rốn chính xác giúp bảo vệ bé khỏi những nhiễm trùng nguy hại.

5 bước thay băng rốn chuẩn

Khi tiến hành thay băng rốn cho bé, mẹ cần rửa sạch tay với nước và xà bông diệt khuẩn.


1. Tháo băng quấn xung quanh rốn. Bước này cần tới sự cẩn thận kết hợp cùng việc quan sát kỹ vì có thể băng gạc dính vào rốn. Nếu bị dính, mẹ hãy nhẹ nhàng kéo băng gạc ra một cách từ từ tránh làm tổn thương vùng rốn.

Xem thêm: Lộ trình ôn thi đại học môn tiếng anh đạt điểm 8+ dễ dàng nhất


2. Nếu vùng rốn không có những dấu hiệu bất thường như sưng tấy, dịch mủ, chảy máu hay có mùi lạ thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Nếu có, mẹ cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để khám vì rốn của bé đang có các triệu chứng bị viêm.

Mẹ chỉ cần thay băng rốn cho trẻ trong vòng 2-3 ngày đầu tiên


3. Tháo xong băng rốn, mẹ rửa lại tay bằng cồn 70 độ để diệt khuẩn hoàn toàn.

4. Mẹ dùng tăm bông tẩm cồn 70 độ rồi lau lần lượt chân rốn, thân cuống rốn, mặt cắt cuống rốn, da xung quanh rốn có bán kính khoảng 5cm từ trong ra ngoài. Mẹ lưu ý sử dụng tăm bông khác nhau cho mỗi một bộ phận sát trùng.

5. Sau cùng đậy một miếng gạc vô trùng lên vùng rốn rồi nhẹ nhàng dùng băng dính y tế băng lại. Tránh quấn quá chặt và kín sẽ khiến vùng rốn bị bí, khó thoát hơi.


Lưu ý, mẹ chỉ nên băng rốn trong 2-3 ngày đầu thôi. Những ngày kế tiếp, hãy để rốn hở hoặc chỉ phủ một lớp gạc mỏng để rốn thông thoáng, nhanh khô và mau rụng. Mẹ nên dùng loại băng y tế mỏng và vô trùng. Tránh dùng băng vải kín và quấn quá chặt khiến cuống rốn trẻ sơ sinh có mủ và khó khô.

Những bất thường rốn trẻ sơ sinh

Khi rốn chưa rụng, nếu mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám:

Chân rốn sưng đỏ hoặc có mủ Rốn bị chảy máu, chảy mủ vàng hoặc trắng Nước chảy ra từ rốn và có mùi hôi thối


Sau khi bé rụng rốn, nếu có các triệu chứng như xuất hiện u hạt màu đỏ hay khối tròn nổi lên thì bé cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm:

Xuất hiện u hạt rốn sau khi rốn rụng: Đây là tình trạng chậm biểu bì hóa sau rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức, thường xảy ra với những trẻ chậm rụng rốn.

Dấu hiệu nhận biết: Trẻ rụng rốn trễ, u hạt màu đỏ nhạt, rỉ dịch vàng nhạt vùng rốn, mủ đục hôi nếu có bội nhiễm.

Thoát vị rốn: Thoát vị rốn xảy ra khi các cơ bụng đóng không kín.

Dấu hiệu nhận biết là Một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn. Khối thoát vị có thể to lên khi trẻ khóc, ho, ưỡn người để đi ngoài hay khi trẻ ngồi dậy.


Sai lầm khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Băng rốn quá chặt, quá kín: Trái với suy nghĩ của nhiều mẹ, việc băng chặt, băng kín không giúp bảo vệ rốn cho bé mà lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Tự ý giật núm rốn “trước thời hạn”: Việc rốn tự khô và rụng là quá trình tự nhiên, và không cần sự can thiệp của mẹ. Giật, kéo cuống rốn của bé khi rốn chưa đủ “chín” có thể gây đau, chảy máu và nhiễm trùng.

Cho bé ngâm mình trong nước: Với những bé chưa rụng rốn, khi tắm cho trẻ mẹ nên hạn chế không để rốn của bé bị ướt, tránh kéo dài thời gian rụng rốn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn.

Trong cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh quan trọng nhất chính là cần sử dụng các loại băng gạt y tế vô trùng và thật nhẹ nhàng để tránh làm đau bé yêu.


Các bài viết của Marry
Baby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Rốn trẻ sơ sinh có mủ: Dấu hiệu cảnh báo mẹ cần lưu ý

Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng có mùi hôi mẹ phải làm sao?


Loading
x
Nội dung chính


Chuyên đề sức khỏe


Kiểm tra sức khỏe


Cộng đồng


Chuyên mục nổi bật


Chuẩn bị mang thai


Gia đình


Mang thai


Nuôi dạy con


Sau khi sinh


Sự phát triển của trẻ


Thông tin


Điều khoản sử dụng


Chính sách quyền riêng tư


Chính sách Biên tập và Chỉnh sửa


Chính sách Quảng Cáo và Tài trợ


Câu hỏi thường gặp


Tiêu chuẩn cộng đồng


Về Hello Health Group


Tự giới thiệu


Ban điều hành


Đội ngũ chuyên gia


Tuyển dụng


Quảng cáo


Liên hệ


*

Marry
Baby là trang thông tin dành cho Mẹ và Bé, chuyên cung cấp các kiến thức và kinh nghiệm hữu ích trong việc Thụ thai, Mang thai và Nuôi dạy con. Nhằm giúp cho độc giả có những quyết định tốt trong việc chăm sóc sức khỏe, xây dựng đời sống gia đình và nuôi dạy trẻ tốt hơn.


*
*
*
*

Baby chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.