Top 06+ cách cải tạo đất khô cằn đơn giản hiệu quả, cách cải tạo đất khô cằn để trồng rau hiệu quả

Hướng dẫn cách cải tạo đất khô cằn, đất chua phèn hiệu quả cho bà con
Hướng dẫn cách cải tạo đất khô cằn hiệu quả cho bà con2 Sử dụng vôi2.2 Tác hại của việc bón vôi2.3 Dùng vôi sao cho đúng
Đất trồng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong canh tác nông nghiệp. Nếu đất trồng tươi xốp, màu mỡ thì cây mới có thể phát triển và sinh trưởng tốt. Nhờ vậy mà chất lượng nông sản sẽ được tăng cao. Nhưng trường hợp đất khô cằn, nghèo kiệt chất dinh dưỡng thì năng suất nông nghiệp sẽ giảm sút.Trong khi đó, đất khô cằn lại là một vấn đề mà rất nhiều bà con nông dân đang gặp phải. Do đó điều mà chúng ta cần hướng đến đó là cải tạo đất. Vậy, cách cải tạo đất khô cằn hiệu quả như thế nào?

Đất khô cằn là gì?


*

Đôi nét về cải tạo đất khô cằn trong nông nghiệp


Như mọi người biết, đất chính là nơi sinh sống cũng như phát triển của thực vật. Đây là nguồn thực phẩm xanh, cung cấp nhiều dinh dưỡng nuôi sống con người. Thế nhưng, do chúng ta đã và đang sử dụng thổ nhưỡng của đất qua thâm canh cũng như dùng quá mức chất dinh dưỡng của đất khiến đất trở nên bị khô cằn, thoái hóa. Hơn nữa, không có một mảnh đất nào là có thể mãi sống cùng với thời gian. Qua một vài mùa vụ, qua một vài mùa canh tác thì đất trồng sẽ bị xuống cấp. Bởi vậy cho nên cải tạo đất khô cằn là một mục tiêu mà ngành nông nghiệp cần hướng đến.

Bạn đang xem: Cách cải tạo đất khô cằn

Cải tạo đất khô cằn trong nông nghiệp hay chính là cách mà chúng ta thay đổi tính chất đất trồng với chiều hướng tốt lên. Phải kể đến là những tính chất như đất mềm, tơi xốp, khả năng giữ nước cao, khả năng thoát nước tốt và rễ cây có điều kiện phát triển ở mức tốt nhất. Hơn nữa, cải tạo để đất có thể bảo vệ cổ rễ, giúp rễ chống lại được sự xâm nhập của các nấm bệnh gây hại. Sử dụng các cách cải tạo đất khô cằn nhằm cải thiện được đặc tính sinh học của đất. Ngoài ra, giúp tầng vi sinh vật có ích đa dạng hơn, bộ rễ cây trồng dồi dào sức sống!

Hướng dẫn cách cải tạo đất khô cằn hiệu quả cho bà con

Có rất nhiều cách để bà con tiến hành cải tạo đất khô cằn. Thế nhưng phải cải tạo như thế nào mới hợp lí và tốt nhất thì không phải dễ. Chúng ta phải xem xét đất trồng của mình và lựa chọn cách cải tạo sao cho phù hợp và lí tưởng nhất. Và để dễ dàng hơn, 3 cách cải tạo đất khô cằn được nhiều người áp dụng thành công nhất nhé!

1 Sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng hoai mục


*

Sử dụng phân bón hữu cơ


Tất nhiên rồi! Phân bón luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong nông nghiệp. Đối với những mảnh đất có tình trạng khô cằn, bạc màu hay hàm lượng các chất hữu cơ khác thì dùng phân bón sẽ giúp cải tạo đất hiệu quả. Phân bón sẽ làm cho đất trồng tăng được độ phì nhiêu, tơi xốp một cách đáng kể. Có được điều này là do nó cung cấp cũng như bổ sung các chất mùn, đồng thời trả lại các chất hữu cơ lấy được từ sản phẩm thu hoạch hay vi sinh vật cho đất.

Có thể mua hoặc tận dụng phân từ các hoạt động chăn nuôi: Phân Bò, phân gà, phân dê, rơm rạ, vỏ cà phê, tro trấu.

2 Sử dụng vôi


*

Bột đá vôi


Vôi đã là một nguyên liệu không còn xa lạ đối với mọi bà con nông dân. Nó được sử dụng đa dạng với nhiều những lợi ích khác nhau cho nông nghiệp. Bón vôi là cách làm cảu cha ông ta để cải tạo tạm thời đất khô cằn. Thường sẽ có 3 loại vôi chính mà bà con hay dùng để cải tạo đất, đó là:

Bột đá vôi: Ca
CO3.Vôi nung: Cao.Vôi tôi: Ca(OH)2.

Ngoài ra, các chuyên gia nông nghiệp còn khuyến cào bà con rằng: Muốn sử dụng vôi để cải tạo đất khô cằn thật hiệu quả, cần tuân thủ và làm theo 4 quy tắc quan trọng sau đây:

Đúng loại.Đúng lượng.Đúng thời điểm.Đúng cách.

Bón vôi tôi (Ca(OH)2), bón vôi nung Ca
O

Đặc tính: phản ứng rất mạnh khi gặp nước, đây là chất diệt khuẩn mạnh có thể tiêu diệt cả vi sinh gây hại và vi sinh có lợi trong đất trồng
Tác dụng với đất: Tăng p
H của đất rất nhanh; khi pha nước tưới, sát khuẩn rất mạnh; sử dụng hổ trợ khống chế nhanh để dập dịch bệnh
Chú ý: Dễ gây hiện trạng cháy lá – rễ cây; gây bỏng da tay người khi tiếp xúc trực tiếp; chỉ nên cho vôi này vào nước- không làm ngược lại; không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợiBón vôi bột – Bột đá vôi (Ca
CO3)

Đặc tính: Trong đời sống bà con sử dụng loại này dưới dạng vôi bột, Phản ứng nhẹ, diệt khuẩn yếu, cung cấp Canxi
Tác dụng với đất: Làm tăng p
H đất nhanh
Chú ý: Dễ sử dụng không gây cháy lá – rễ cây, không được kết hợp với các chế phẩm vi sinh có lợi

Trong nông nghiệp, đất sét là loại đất chứa nhiều vôi nhất nhưng lại để nhiều năm thì mới trở lại. Còn đối với đất cát thì lại khác, bà con không nên trở lại một lần đối với số lượng nhiều. Điều này có thể gây ra tình trạng ức chế sự hấp thu của một vài các chất dinh dưỡng quan trọng khác nhau. Bởi thế cho nên, chúng ta cần phải xem xét vào số lượng chủ sở hữu trong đất. Ví dụ như đất nền nhiều thì nhiều năm trở lại. Còn nếu sở hữu đất ít hơn thì việc lặp lại phải ở mức độ thường xuyên đấy nhé!

 2.1.1. Vôi cung cấp chất dinh dưỡng Ca cho cây: 

Canxi (Ca) là một chất dinh dưỡng trung lượng nên cây cần khá nhiều Canxi để làm vững chắc thành tế bào. Thiếu Ca làm cây dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh, trái hay bị nứt; khi thiếu trầm trọng Ca làm đọt lá non biến dạng, quăn queo rồi chết khô. Ngoài ra Ca còn giúp giải độc cho cây trồng, tăng khả năng chống chịu của cây.

 2.1.2. Ngăn chặn sự suy thoái của đất:

Ở vùng đất phèn và đất thâm canh, đất canh tác bón nhiều phân đạm và kali lâu năm thì đất sẽ bị suy thoái làm giảm năng suất của cây trồng theo thời gian canh tác, đất trở nên rời rạc, mềm nhão khi gặp nước, đất trở nên bí, kém thông thoáng. Bón vôi bột vào đầu mùa mưa là một giải pháp hiệu quả để ngăn chặn quá trình suy thoái của đất, phục hồi cấu trúc đất.

 2.1.3. Khử tác hại của mặn:

Khi đất bị nhiễm mặn thì đất bị mất dần cấu trúc, rời rạc; cây thì không hút được nước và chất dinh dưỡng. Để hạn chế tác hại, những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung (Ca
O) để rửa mặn, còn đất mặn không phèn nên bón vôi thạch cao (Ca
SO4). Bón bằng cách rải đều trên đất ruộng đã được cày xới và ngập nước, đối với đất liếp phải được cuốc lên trước khi bón vôi. Sau khi rải vôi cần bừa hoặc trục cho vôi trộn đều trong đất, ngâm nước từ 1-2 ngày rồi rút bỏ nước này đi. Còn đất liếp vườn cây ăn trái thì phải tưới một lượng nước ngọt dư thừa để rửa mặn ra khỏi liếp.

 2.1.4. Ức chế sự phát triển của nấm bệnh

Đất trở nên chua khi bị suy thoái là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh trong đất phát triển. Một trong những biện pháp ức chế sự phát triển của những loại nấm gây hại là bón vôi cải tạo đất.

Nhưng không phải bón vôi càng nhiều càng tốt, sử dụng vôi còn phải cân nhắc đến các tác hại của nó.

2.2 Tác hại của việc bón vôi 2.2.1. Làm chai đất:

Đất chua có nhiều nguyên nhân (chua vì dư thừa axít do bón phân hóa học lâu ngày nhất là các lọai phân sunphát ; chua do các vi sinh vật thải ra ; chua do rễ cây tiết ra trong quá trình hấp thu dinh dưỡng). Khi bón các lọai phân sunphat quá nhiều sẽ tạo ra dư lượng chất axit sunphuric H2SO4 làm chua đất, sau đó lại dùng vôi để khử chua nên sẽ có phản ứng hóa học sau : Ca(OH)2 +H2SO4 = Ca
SO4 +2H2O, tức tạo ra “thạch cao “gây ra hiện tượng chai đất và bó rễ cây.

2.2.2. Tiêu diệt hệ vi sinh vật có hại lẫn có lợi

Trong đất có rất nhiều vi sinh vật có lợi (EM) cho đất, khi bón vôi sẽ tiêu diệt chúng.

 2.2.3. Làm mất chất dinh dưỡng:

Vôi khi gặp các loại phân bón chứa nitơ (N) sẽ làm mất nitơ , khi gặp lân (P2O5) sẽ biến lân thành quặng phosphat khiến cây không hấp thu được. Hầu hết các loại phân vô cơ như Urê, SA, NPK, DAP, Lân…đều kỵ vôi .

Xem thêm: Khắc phục cơ mặt chảy xệ hiệu quả tại nhà ai cũng biết, cách khắc phục da mặt bị chảy xệ tại nhà hiệu quả

Trong phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật hay than bùn …chứa 1 chất rất quan trọng là Axit humic (đây là chất cực quý với tất cả các loại cây trồng ). Axit humic rất dễ tan. Nếu ở dạng humat kali, humat natri, humat amoni thì càng tốt. Nhưng khi trộn với vôi sẽ tạo thành humat canxi là chất không tan trong nước và cây không hấp thu được.

2.3 Dùng vôi sao cho đúng

Vôi vừa có lợi vừa có hại, vậy nên sử dụng như thế nào cho đúng?

 2.3.1. Chỉ dùng vôi khi đất bị chua: 

Chỉ nên dùng vôi cho mục đích chống chua. Không nên dùng cho mục đích cung cấp canxi.

 2.3.2. Bón vôi phải cách lý với các loại phân khác: 

Khi bón vôi bà con không nên trộn với bất kỳ lọai phân gì. Để tránh tác hại nên bón sau thu họach, bón sau đợt bón phân cuối cùng của vụ trước ít nhất 15 ngày và bón trước đợt bón phân của vụ sau ít nhất 15 ngày. Tốt nhất là bón trước khi mùa mưa đến hay giữa mùa mưa.

3 Sử dụng chất chuyên dụng cho cải tạo đất:

Đây được xem là một thành công của con người trong việc nghiên cứu, sáng tạo, phát triển nông nghiệp. Trước mỗi vụ canh tác, đầu và cuối mùa mưa khi độ p
H đất bị biến động chỉ cần làm ẩm đất, sau đó tưới dung dịch p
H Đất lên luống, gốc. p
H Đất sẽ tác động vào đất phản ứng và làm các ion H+ biến mất. Giúp giải phóng các hạt dinh dưỡng, giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ, đất trồng tơi xốp màu mỡ hơn. Bởi vậy đây cũng là một cách cải tạo đất theo phương hướng hiện đại mà bà con hướng đến.

Hi vọng những thông tin này là bổ ích và có ý nghĩa cho mọi người. Mong rằng, bà con sẽ có được những mảnh đất trồng màu mỡ, tươi tốt và nhiều dưỡng chất. Từ đó nông nghiệp nước nhà sẽ ngày một lớn mạnh và phát triển. Chúc thành công nhé!

Thực vật cần đất để nảy mầm, sinh trưởng và sống. Nếu đất và việc quản lý đất diễn ra tốt thì năng suất của trang trại cũng tốt. Điều kiện môi trường, xã hội và kinh tế đều phụ thuộc vào sức khỏe của đất. Nếu đất màu mỡ, năng suất tăng, kinh tế địa phương phát triển và xã hội an ninh.

Cũng như lớp da bảo vệ cơ thể ta, đất che phủ mặt đất. Nếu da bị thương, rách thì cơ thể sẽ bị tổn hại. Nếu đất bị tổn hại, bị rửa trôi làm trái đất bị thương thì năng suất sẽ giảm. Nếu đất bị thương, cộng đồng nhà nông sẽ chịu tổn thất lớn.

Do đó ta cần hiểu nhu cầu của đất, và những yếu tố làm tổn hại đất.


Nội dung bài viết


Đất và nhu cầu của đất

Các vùng khí hậu khác nhau có các loại đất khác nhau. Thông thường, một loại khí hậu cũng có thể có nhiều loại đất. Nhưng dù là loại đất nào đi nữa, chúng đều có các thành phần tương tự nhau như:

Các thành phần khoáng – cấu tạo nên phần chính trong đất;Không khí;Độ ẩm (nước);Rác sinh vật (nhìn thấy được và vi sinh);Rễ cây sống;Chất hữu cơ (cây và động vật đã chết đang trong quá trình phân hủy).

Các thành phần kể trên được tìm thấy trong tất cả đất dù lượng ít hay nhiều. Khi có lượng thích hợp, đất sẽ màu mỡ tự nhiên.

Tùy theo loại đất mà các thành phần khác nhau có lượng khác nhau.

Ví dụ giữa đất sét và đất cát:

Đất cát: Các hạt khoáng lớn, không gian giữa các hạt khoáng lớn, nhiều khí trong đất. Do vậy, đất nhẹ và thoáng khí, đất không giữ nước, khô nhanh, dưỡng chất bị rửa trôi nhanh chóng.

Đất sét: Các hạt khoáng nhỏ, không gian giữa các hạt khoáng nhỏ, ít khí trong đất. Do đó, đất nặng, khi trời mưa, đất ngậm nước và bị ẩm rất lâu, khi đất khô đi thì lại rất cứng, dưỡng chất được giữ lại trong đất nhưng nếu không đủ khí trong đất, cây không lấy được dưỡng chất dễ dàng.

Nhu cầu của đất

Cần gì để bảo vệ và duy trì sự màu mỡ trong đất?

Các thành phần trong đất nói trên: khí, khoáng, hữu cơ, rễ cây sống, độ ẩm, và sinh vật đều cần thiết trong đất với lượng thích hợp để đất được khỏe. Nếu có tất cả trong đất, đất tự nhiên sẽ màu mỡ. Thêm lượng thích hợp vào đất để duy trì chất lượng của đất. Nhưng nếu có một chất nào đó có lượng ít hoặc nhiều hơn bình thường, chất lượng đất sẽ bị hư tổn, hoặc cũng có thể được cải thiện.

Mọi thành phần khác nhau trong đất phối hợp cùng nhau để giúp cây phát triển. Nhưng quan trọng hơn cả khoáng chất, rễ cây sống, chất hữu cơ,… là các vi sinh sinh sống trong đất.

Cụ thể là những sinh vật rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được như vi khuẩn, nấm… Chúng đóng một vai trò rất lớn trong việc duy trì và tăng sự màu mỡ của đất. Chúng được gọi là Vi sinh.

*
*
*
*
*

Các cách để tăng sự màu mỡ cho đất

Phân ủ từ gia súc, phân ủ làm từ rác nhà bếp
Cây họ đậu cố định đạm
Giun đất
Phù sa từ hồ, sông suối,…Phù sa, bụi từ nước chảy trôi sau vài cơn mưa đầu mùa
Lớp phủ bằng lá cây để phủ đất
Xác côn trùng, chim…Cây cỏ trên mặt đất
Phân xanh
Thu hoạch quay vòng
Không cày, để đất được màu mỡ tự nhiên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.