Món ngon với trứng bắc thảo, món ăn độc đáo từ trứng bắc thảo

Trứng bắc thảo là món ăn không chỉ thơm ngon, lạ miệng mà còn đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ăn trứng bắc thảo đúng cách. Cùng Vin
ID tìm hiểu các cách chế biến trứng bắc thảo cực đơn giản tại nhà và lưu ý khi ăn trứng bắc thảo trong bài nhé!


1. Hướng dẫn cách ăn trứng vịt bắc thảo đúng cách, không gây hại sức khỏe2. Cách chế biến trứng bắc thảo thành món ngon bổ dưỡng

1. Hướng dẫn cách ăn trứng vịt bắc thảo đúng cách, không gây hại sức khỏe

*
8 cách chế biến trứng bắc thảo tại nhà

1.1. Trứng bắc thảo có thể ăn trực tiếp, không cần luộc

Có rất nhiều người băn khoăn trứng bắc thảo có phải luộc không? Câu trả lời là không. Bởi trong quá trình chế biến, trứng bắc thảo đã được ủ và lên men dưới lòng đất từ 3 – 5 tháng nên chúng đã chín. Vì thế, bạn có thể ăn trứng ngay khi lột vỏ. Hoặc dùng để chế biến nhiều món ăn ngon mà không cần luộc.

Bạn đang xem: Món ngon với trứng bắc thảo

Tuy nhiên, tùy vào khẩu vị ăn của từng người, nếu bạn thích ăn trứng cứng có thể luộc trong khoảng 15 phút. Lưu ý khi luộc trứng bắc thảo nên để nhỏ lửa, tránh để trứng bị vỡ trong quá trình luộc.

1.2. Không nên ăn quá nhiều trứng bắc thảo

Vì đã được ủ và lên men trong thời gian dài nên trứng bắc thảo cũng bị biến chất, vitamin đã giảm nhiều nên nhiều người không biết nên ăn bao nhiêu trứng bắc thảo là tốt. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều, tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn từ 3 – 4 quả.

1.3. Thời điểm ăn trứng bắc thảo tốt nhất

Nếu bạn đang tìm hiểu ăn trứng bắc thảo khi nào là tốt thì bạn có thể yên tâm ăn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày vẫn có thể đảm bảo đủ dưỡng chất. Hãy sử dụng trứng bắc thảo để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, lạ miệng cho gia đình.

1.4. Bà bầu ăn được trứng bắc thảo không?

Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người già được khuyến cáo là không nên ăn trứng bắc thảo. Vì hệ tiêu hóa yếu, khi ăn loại trứng này rất dễ bị rối loạn hệ tiêu hóa.

Bà bầu, trẻ nhỏ, người già không nên ăn trứng bắc thảo

2. Cách chế biến trứng bắc thảo thành món ngon bổ dưỡng

Trứng bắc thảo làm món gì ngon? Có rất nhiều cách chế biến trứng bắc thảo thơm ngon tại nhà. Nếu bạn chưa biết làm món gì ngon với trứng bắc thảo hãy cùng trổ tài vào bếp với 8 món sau đây.

2.1. Cơm chiên trứng bắc thảo

Chuẩn bị nguyên liệu:

3 quả trứng bắc thảo1 bát cơm nguội3 cái xúc xích½ củ hành tây, 100 gram đậu Hà Lan, 1 củ cà rốt, 1 – 2 nhánh hành lá
Hành khô dập nát, gia vị

Cách làm cơm chiên trứng bắc thảo:

B1: Sơ chế nguyên liệu

Bỏ vỏ hành tây và cà rốt
Rửa sạch các nguyên liệu
Thái hạt lựu cà rốt, hành tây, đậu Hà Lan và xúc xích (để riêng)Hành lá bỏ rễ, cắt nhỏ.Trứng bắc thảo cắt thành 4 miếng hình múi cau.

B2: Làm cơm chiên trứng bắc thảo

Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn. Cho hành khô đã dập nát vào xào thơm khoảng 1 phút.Cho xúc xích vào chảo xào khoảng 2 phút.Cho cơm vào xào tơi. Sau đó, cho các nguyên liệu còn lại vào xào chung. Nêm nếm gia vị vừa ăn.Cuối cùng, cho trứng bắc thảo vào xào đến khi chín thì tắt bếp.

B3: Trình bày

Xúc cơm chiên trứng bắc thảo ra đĩa, rắc thêm chút hành lá và thưởng thức.

2.2. Canh trứng bắc thảo

Canh trứng bắc thảo là món ăn ngon, chế biến đơn giản nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Trứng bắc thảo 3 quả
Cà chua chín 3 quả
Hành lá, rau mùi
Hành khô
Gia vị

Cách nấu canh trứng bắc thảo:

B1: Sơ chế nguyên liệu

Hành lá, rau mùi rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ vừa ăn.Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng.Trứng bắc thảo bóc vỏ, cắt làm 4 hình múi cau.

B2: Nấu canh trứng bắc thảo

Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành khô rồi cho cà chua vào xào chín.Cho nước vào nồi một lượng vừa đủ, nêm nếm gia vị vừa ăn.Nước sôi khoảng 1 – 2 phút thì cho trứng bắc thảo vào nồi. Hạ nhỏ lửa, đun trên bếp thêm khoảng 1 -2 phút thì tắt bếp.

B3: Thưởng thức

Múc canh trứng bắc thảo ra bát, cho thêm hành lá, rau mùi.Dùng canh cùng với cơm nóng hoặc bún đều ngon.

2.3. Súp cua trứng bắc thảo

Có rất nhiều cách chế biến trứng bắc thảo ngon tại nhà. Súp cua trứng bắc thảo là một trong những món ăn vặt thơm ngon, độc đáo.

*
Súp cua trứng bắc thảo

Chuẩn bị nguyên liệu:

Trứng bắc thảo 3 quả
Thịt cua 200 gram
Xương ống hầm lấy nước dùng 1kg
Thịt ức gà 100 gram
Trứng gà 2 quả
Nấm đông cô khô 20 gram
Bột năng
Trứng cút luộc sẵn, bóc vỏ 10 quả
Hành tím, rau mùi, ngô 1 bắp, gia vị

Cách nấu súp cua trứng bắc thảo:

B1: Nấu nước dùng nấu súp

Xương ống rửa sạch, luộc qua nước để hết chất bẩn.Ninh xương ống với 1 lít nước khoảng 1 giờ để lấy nước dùng nấu súp.

B2: Sơ chế nguyên liệu

Thịt ức gà luộc chín, xé sợi nhỏ.Ngô rửa sạch, tách hạt.Nấm đông cô ngâm nước, thái thành miếng nhỏ vừa ăn.Bột năng ngâm với 30ml nước.Đập trứng gà ra bát, khuấy đều.

B3: Nấu súp cua trứng bắc thảo

Đun sôi nước dùng hầm xương, cho ngô, gà xé, nấm đông cô, thịt cua vào.Cho bột năng vào, khuấy đều đến khi thấy súp sánh lại thì dừng.Đổ từ từ trứng gà vào nồi, khuấy theo 1 chiều để tạo vân cho đẹp.Nấu súp đến khi chuyển sang màu trong thì thêm trứng cút, trứng bắc thảo vào đun thêm 3 – 5 phút thì tắt bếp.

Xem thêm: Những sáng tác của phạm duy hay nhất qua giọng hát tuấn ngọc

B4: Trang trí và thưởng thức

Cho súp ra bát, rắc hành lá, rau mùi ở trên và thưởng thức.

2.4. Dưa leo trộn tương trứng bắc thảo

Chuẩn bị nguyên liệu:

Trứng bắc thảo 4 quả
Dưa leo 3 trái½ củ hành tây
Trái chanh 2 quả
Muối, ớt tươi, nước tương, đường, dầu ăn

Cách làm dưa leo trộn tương trứng bắc thảo:

B1: Dưa leo rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 15 – 20 phút. Cắt dưa leo thành miếng dài 3 – 4 cm, bỏ ruột.B2: Pha nước tương + nước chanh + ớt + đường thành dạng sền sệt.B3: Trứng bắc thảo cắt làm 4 hình múi cau.B4: Cho dầu ăn vào chảo đun nóng thì thêm hành tây vào xào.B5: Thêm dưa chuột vào xào đến khi hơi chín thì nêm nếm gia vị vừa ăn.B6: Xúc dưa leo ra đĩa. Đổ thêm nước tương và trứng vào và trộn đều.

2.5. Canh rau dền trứng bắc thảo

Canh rau dền trứng bắc thảo là món canh “giải nhiệt” cực bổ dưỡng trong mùa hè.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Trứng bắc thảo 2 quả
Rau dền 1 mớ
Gia vị

Cách nấu canh rau dền bắc thảo:

B1: Rau dền rửa sạch, để ráo nước.B2: Trứng bắc thảo cắt 4 miếng hình múi cau.B3: Đun sôi nước, nêm nếm gia vị vừa ăn.B4: Thả rau dền và trứng vào đun thêm khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.B5: Múc canh rau dền trứng bắc thảo ra bếp và ăn nóng.

2.6. Trứng bắc thảo bọc thịt chiên xù

*
Trứng bắc thảo bọc thịt chiên xù

Chuẩn bị nguyên liệu:

Trứng bắc thảo 6 quả
Thịt nạc xay 300 gram
Giò sống băm nhỏ 100 gram
Trứng gà 1 quả
Bột chiên xù
Hành khô băm nhỏ
Muối, hạt tiêu, hạt nêm, đường

Cách làm trứng bắc thảo chiên xù:

B1: Trộn đều thịt nạc xay, hành khô, giò sống, gia vị thành dạng hỗn hợp sền sệt.B2: Dàn hỗn hợp thành từng miếng mỏng vừa ăn. Cho trứng bắc thảo vào giữa và bọc lại.B3: Đập trứng gà ra bát, cho thêm muối vào khuấy đều.B4: Cho bột chiên xù ra đĩa. Lăn trứng đã bọc thịt qua trứng, rồi lăn tiếp qua bột chiên xù.B5: Bắc chảo lên bếp, đợi dầu sôi thì cho trứng vào chiên vàng.B6: Xếp trứng ra đĩa, ăn nóng kèm với sốt mayonnaise và tương ớt.

2.7. Cháo nấm trứng bắc thảo

Chuẩn bị nguyên liệu:

Trứng bắc thảo 3 quả
Gạo tẻ 150 gram
Thịt nạc xay 100 gram
Nấm hương 100 gram
Hành lá, rau ngò gai
Nước tương, muối, dầu ăn, dầu hào, hạt tiêu

Cách nấu cháo nấm trứng bắc thảo:

B1: Hành lá, rau ngò gai rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.B2: Gạo tẻ ngâm trong nước sạch khoảng 10 phút. Đãi sạch gạo, để ráo nước, trộn cùng với ½ thìa muối và 1 thìa dầu ăn.B3: Thịt xay ướp cùng 1 thìa dầu hào, 1 thìa nước tương, ½ thìa muối khoảng 10 phút.B4: Nấm hương ngâm với nước ấm khoảng 15 – 20 phút. Vớt để ráo nước, thái thành miếng vừa ăn.B5: Cho gạo vào nồi, nấu ở lửa lớn khoảng 3 phút. Giảm nhỏ lửa, tiếp tục nấu cháo thêm 45 phút.B6: Khi cháo chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho thêm nấm, thịt lợn xay, trứng bắc thảo vào. Đun nhỏ lửa thêm 10 phút thì tắt bếp.B7: Cho chóa ra bát, rắc thêm chút hành lá, ngò gai, hạt tiêu và thưởng thức.

2.8. Tôm cuộn trứng bắc thảo

*
Tôm cuộn trứng bắc thảo

Chuẩn bị nguyên liệu:

Tôm tươi 200 gram
Giò sống 100 gram
Cá thác lác 100 gram
Trứng bắc thảo 2 quả
Bột chiên xù 50 gram
Bột chiên giòn 1 gói
Trứng gà 1 quả
Hành tím, ngò gai, hành lá
Gia vị, hạt nêm, hạt tiêu
Máy xay sinh tố, giấy thấm dầu

Cách làm tôm cuộn trứng bắc thảo:

B1: Sơ chế nguyên liệu
Tôm lột vỏ, bỏ đầu và phần chỉ đen trên sống lưng, rửa sạch, để ráo nước.Cá thác rửa sạch, bỏ vây, lấy nguyên phần thịt.Hành tím bóc vỏ. Hành lá và ngò gai rửa sạch, cắt khúc
Cho tôm, giò sống, cá thác lác, hành tím, ngò gai, hành lá vào máy xay, xay vừa tới.Trứng bắc thảo bóc vỏ, cắt thành 4 miếng hình múi hạt cau.Đập trứng gà vào bát, khuấy đều.B2: Chia hỗn hợp thành những viên tròn nhỏ tùy theo sở thích. Tiếp tục ấn lõm phần ở giữa viên thịt để cho trứng bắc thảo vào làm nhân rồi vo tròn lại.B3: Chiên tôm cuộn trứng bắc thảo
Nhúng từng viên thịt qua trứng gà, qua bột chiên giòn rồi nhúng trở lại trứng. Cuối cùng lăn qua bột chiên xù
Chiên từng viên tôm cuộn trứng bắc thảo trong dầu nóng cho tới khi chín vàng đều.Gắp từng viên cho ra giấy thấm dầu và thưởng thức

Hy vọng với 8 cách chế biến trứng bắc thảo trên đây, bạn sẽ tự tay trổ tài vào bếp nấu những món ăn thơm ngon, lạ miệng cho cả gia đình. Bạn có thể chọn mua trứng bắc thảo đóng hộp sẵn tại siêu thị Vinmart, Vinmart+ với mức giá ưu đãi nhất để tiết kiệm thời gian vào bếp.

ANTD.VN -Trứng bắc thảo (hay trứng muối, trứng bách thảo) vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khác với trứng thường, trứng bắc thảo màu đen và có mùi vị khá kỳ lạ, chính vì thế nó là món ăn khá kén người ăn. Nhưng nếu đã ăn mà thấy thích thì từ “thích” chuyển sang “nghiện” cũng rất nhanh.

Hấp dẫn bởi mùi vị lạ

Ngay ở Trung Quốc cũng không có nhiều thư tịch cổ ghi chép về nguồn gốc và sự ra đời của trứng bắc thảo. Tuy nhiên, cũng có vài nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh rằng, trứng bắc thảo ra đời từ khoảng 500 năm trước tại Hồ Nam. Khi đó, một người nông dân tình cờ phát hiện nhiều quả trứng vịt bị chôn vùi trong bùn. Thay vì bỏ đi, người đàn ông này đã nếm thử và phát hiện ra vị ngon cùng màu sắc lạ. Sau đó, đã ông tự mày mò và làm ra những quả trứng bắc thảo đầu tiên.

Ngoài trứng vịt là loại trứng thông dụng để làm trứng bắc thảo, có thể dùng cả trứng gà hay trứng chim cút. Trứng được ngâm trong dung dịch trà đen, vôi, muối, tro trong khoảng thời gian 7 tuần đến vài tháng. Trứng thành phẩm có màu đen, trong như thạch, lòng đỏ chuyển màu xanh đen và mềm. Một số quả trứng sau khi ngâm còn có hoa văn giống bông tuyết.

*

Khoảng những năm 1940, trứng bắc thảo không chỉ là món ăn dân gian mà đã được một số nhà hàng ở Hồng Kông đưa vào thực đơn như là món khai vị, khi ăn kết hợp với gừng muối. Thực đơn trứng bắc thảo ngày nay đã được mở rộng hơn rất nhiều. Món trứng này có mặt ở nhiều quốc gia châu Á và được người dân bản địa sáng tạo ra nhiều kiểu chế biến khác nhau. Điều khiến món trứng này trở thành món gây nghiện là mùi vị đặc trưng. Chính cái mùi vị đặc trưng này lại cũng có thể là trở ngại lớn đối với nhiều người khi lần đầu tiếp cận. Và như đã nói ở trên, hoặc nó sẽ trở thành món ăn gây nghiện, nhưng cũng có thể một lần và mãi mãi không bao giờ đụng đũa lần thứ 2 bởi cái thứ mùi rất... khó ngửi. Nhiều người gọi đây là mùi trứng thối. Tuy nhiên, trong ẩm thực, có rất nhiều món ăn có mùi vị khó chịu, nhưng nếu ăn được lại rất ngon. Ví dụ như trường hợp của sầu riêng, đậu hũ thối, một vài loại phô mai hay các món mắm.


Bên cạnh tác dụng về ẩm thực thì trứng bắc thảo còn rất tốt cho sức khỏe. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trứng bắc thảo có chứa nhiều khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giải nhiệt, giải rượu, cầm máu.

Những món ăn kèm

Trứng bắc thảo bây giờ được bán rộng rãi ở rất nhiều chợ và siêu thị. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự tay chế biến thì rất nên thử một lần. Nguyên liệu để chế biến món này bao gồm trứng vịt, bồ kết, phèn chua, quế bột, đinh hương, trà mạn khô, rau dền gai, lá trắc bách diệp,

Trứng sau khi đã được lựa chọn thì sẽ ngâm với phèn chua trong 3 ngày, công đoạn này khiến lòng trắng trở nên trong. Các nguyên liệu khác như bồ kết, đinh hương đều được sao vàng, tán nhỏ. Riêng trà mạn hãm lấy nước đặc. Rau dền gai phơi khô đốt lên lấy tro trộn với bột quế, diêm sinh và lá trắc bách diệp giã nhỏ (có thể thay thế rau dền bằng vỏ trấu). Pha tất cả hỗn hợp trên với nhau rồi phết lên bề mặt trứng. Khi hỗn hợp bùn, vỏ trấu khô lại là hoàn thành món trứng vịt bắc thảo. Khi trứng chuyển sang màu xanh xám, lòng trắng có màu nâu đen và trong suốt như thạch là ta có thể dùng ăn được. Trứng bắc thảo không cần phải làm chín trước khi sử dụng bởi trong quá trình chế biến nó đã được ủ và lên men, về cơ bản là đã chín. Vì thế, có thể ăn trứng ngay khi bóc vỏ. Tuy nhiên, cũng tùy vào khẩu vị, nhiều người muốn miếng trứng cứng hơn thì có thể luộc trong khoảng 10 - 15 phút.


Có rất nhiều cách chế biến trứng bắc thảo, món ăn được nhiều người yêu thích nhất là rau dền đỏ nấu trứng bắc thảo, món ăn giải nhiệt trong mùa hè. Nguyên liệu để nấu món canh này gồm trứng, rau dền, cùng gia giảm mắm muối. Cách nấu cũng đơn giản, nước ninh xương đun sôi, thả rau dền, nêm gia vị vừa ăn rồi thả trứng đã bóc vỏ và bổ miếng và tắt bếp, múc ra ăn nóng.

Súp cua trứng bắc thảo cũng được nhiều người yêu thích. Món này khá cầu kỳ, ở Hà Nội có rất nhiều hàng súp cua trứng bắc thảo nổi tiếng. Trứng bắc thảo còn được dùng chung vơi cháo trắng như là một món ăn bổ dưỡng. Cũng có thể làm trứng chiên xù bằng cách bao quanh trứng một lớp thịt băm, nhúng vào bột mỳ pha loãng hoặc lòng đỏ trứng đã đánh bông rồi lăn qua bột chiên xù, chiên vàng.

Đơn giản hơn nữa là món tôm khô củ kiệu trứng bắc thảo. Tôm sau khi rửa sạch để ráo thì được ngâm với nước dấm đường ngâm củ kiệu, tôm mềm và ngậm nước thì vớt ra, bày lên đĩa cùng củ kiệu. Trứng bắc thảo bỏ vỏ trấu, rửa sạch, cho vào nước, luộc 12-15 phút cho chắc lại, sau đó bóc vỏ, cắt hình múi cau và xếp xung quanh. Món này vừa để ăn chơi, vừa là mồi nhậu, nhưng cũng là món chống ngán sau khi đã ăn ê hề thịt cá.


Điều khiến món trứng bắc thảo trở thành món gây nghiện là mùi vị đặc trưng. Chính cái mùi vị đặc trưng này lại cũng có thể là trở ngại lớn đối với nhiều người khi lần đầu tiếp cận. Và như đã nói ở trên, hoặc nó sẽ trở thành món ăn gây nghiện, nhưng cũng có thể một lần và mãi mãi không bao giờ đụng đũa lần thứ 2.


Từ khoá


Món ăn từ trứng bắc thảo

CAH Mỹ Đức hướng dẫn nhân dân phòng cháy trước thềm Lễ hội Chùa Hương

*

Những loại quả nên và không nên bày ban thờ ngày Tết

*

Khuyến cáo đảm bảo an toàn điện dịp Tết

*

Thăm hỏi, tặng quà cán bộ chiến sỹ có hoàn cảnh khó khăn

*

Cam kết lộ trình thực hiện nghiêm Nghị quyết số 05

*

Bác sĩ Bệnh viện Nội tiết khuyến cáo phòng bệnh cho người đái tháo đường dịp Tết

*

Đề nghị xử mạnh tay trang mạng xã hội quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm

*

Đề xuất tăng phí thi sát hạch ô tô, xe máy

*

Công an quận Tây Hồ tri ân các anh hùng liệt sỹ

*

Chia sẻ, động viên cán bộ có hoàn cảnh khó khăn

*

Kiến nghị tháo gỡ khoản phí đường bộ, lệ phí đăng kiểm đang bị niêm phong tại các trung tâm đăng kiểm

Có đến 3.500 “vì sao” tỏa sáng trên đỉnh Núi Bà Đen hàng đêm


Bắc bộ nhiệt độ giảm cả chục độ C, trời chuyển âm u và rét Rét đậm, rét hại bao trùm Bắc bộ duy trì trong bao lâu? Cá chép cúng ông Công ông Táo vừa thả xuống sông, đã bị thuyền chài vớt ngay Xem ông đồ Tây viết chữ tuyệt đẹp ở Văn Miếu, chia sẻ đam mê văn hóa Việt Nam Độc lạ linh vật mèo đón Tết Quý Mão trên cả nước

Địa chỉ tòa soạn: Số 82 Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Điện thoại: +84-24 3942 6355

Antdcahn
AN NINH THỦ ĐÔ - CƠ QUAN CỦA CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - CHUYÊN TRANG CỦA BÁO CAND

Tổng Biên tập Báo CAND: Phạm Quang Khải

Trưởng BBT An ninh Thủ đô: Nguyễn Thanh Bình

Phó Trưởng BBT An ninh Thủ đô:: Lưu Hồng Quân, Chu Quốc Dũng, Vũ Mạnh Hùng


Bản quyền thuộc An ninh Thủ đô. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.