Quần Đóng Bỉm Cho Bé Là Gì? Cách Dùng Và Top Gợi Ý Tốt Nhất Quần Đóng Bỉm Sơ Sinh Là Gì

Giai đoạn trẻ sơ sinh, cụ thể dưới 6 tháng tuổi (có cân nặng dưới 9kg) – trong giai đoạn này sẽ có 2 loại tã bỉm phù hợp với bé gồm: tã dán và bỉm dán quần cho trẻ sơ sinh (miếng lót sơ sinh). Hai loại tã bỉm này khác nhau ra sao? Loại nào thì phù hợp hơn với đặc điểm của con yêu và nhu cầu của mẹ khi sử dụng?

Vẫn còn khá nhiều câu hỏi mẹ còn thắc mắc đúng không nào? Vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để được gỡ rối từng vấn đề nhé!

1. So sánh tã dán và bỉm dán quần cho trẻ sơ sinh 

Bảng so sánh ngay sau đây sẽ phần nào giúp mẹ có cái nhìn phân biệt rõ ràng hơn giữa 2 loại: Tã dán và bỉm dán quần.

Bạn đang xem: Quần đóng bỉm cho bé là gì? cách dùng và top gợi ý tốt nhất

Tiêu chíTã dánBỉm dán quần
Hình dáng
*
*
Thiết kếThiết kế như 1 chiếc quần lót với vạt trước và sau nối với nhau bằng hai miếng dán hai bên hông. Miếng dán giúp cố định tã, điều chỉnh độ vừa vặn với bé. Giống như miếng băng vệ sinh phụ nữ của các mẹ các cô. Mặt sau có một lớp băng keo để dán vào tã vải hoặc quần đóng bỉm.
Độ thấm hútCó khả năng thấm tốt và ngăn tràn hiệu quả hơn bỉm dán quần.Thấm hút tốt nhưng khả năng ngăn tràn còn hạn chế.
Độ tiện lợiDễ dàng thay mặc, chỉ cần mẹ xé miếng dán 2 bên hông là có thể cởi bỏ tã. Cần sử dụng với tã vải hoặc quần đóng bỉm, khi thay mẹ chú ý không làm dây bẩn ra tã vải.
Chi phíGiá thành cao hơn miếng tã dán quần sơ sinh.Giá thành rẻ hơn tã dán

2. Nên sử dụng tã dán hay bỉm dán quần cho trẻ sơ sinh 

Việc sử dụng tã dán và bỉm dán quần như thế nào cho trẻ sơ sinh cần phải xét đến đặc tính, đặc điểm từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Miếng tã dán quần phù hợp với đặc điểm trẻ dưới 3 tháng tuổi: 

Trẻ ở những tháng này hoạt động chính là ngủ, ít vận động, chưa ăn nhiều nên lượng nước tiểu cũng ít. Cho nên lựa chọn bỉm cho trẻ giai đoạn này chưa cần chú trọng khả năng thấm hút nhiều hay chống tràn. Thay vào đó mẹ cần một sản phẩm dễ tháo thay và đặc biệt là tiết kiệm chi phí vì bé sẽ xì xòe liên tục.

Với những nhu cầu như vậy, lựa chọn tối ưu nhất cho cả mẹ và bé là miếng bỉm dán quần (miếng lót sơ sinh) đáp ứng đủ nhu cầu vệ sinh của bé mà cũng tiết kiệm một khoản tiền lớn cho mẹ. 

Chú ý: Trẻ dưới 2 tuần tuổi vẫn còn cuống rốn, để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp của bỉm tã với phần rốn gây nhiễm trùng thì tốt nhất mẹ cần ưu tiên chọn loại miếng lót có thiết kế rãnh rốn.

*
Nhược điểm của miếng lót là mất thêm thời gian, công sức của mẹ để vệ sinh và giặt tã chéo hay quần đóng tãTã dán phù hợp với đặc điểm trẻ từ 0 – 6 tháng:

Như đã phân tích ở trên, tã dán là phiên bản nâng cấp của miếng bỉm dán quần với khả năng thấm hút lượng chất lỏng lớn hơn và đặc biệt là chống tràn chân, lưng, bụng hiệu quả khi bé cọ quậy. Với những đặc điểm như vậy, mẹ có thể chọn tã dán cho bé từ 0 – 6 tháng tuổi. Tuy nhiên vì chi phí của tã dán cao hơn miếng bỉm dán quần, mẹ có thể ưu tiên dùng tã dán khi bé được 3 tháng trở lên.

Chú ý: Ngoài ra còn có cách kết hợp khá hay cho mẹ đó chính là Sáng dán và tối lót. Ban ngày bé hoạt động nhiều hơn thì dùng tã dán, ban đêm bé nghỉ ngơi đi ngủ thì dùng miếng lót. Như thế sẽ phần nào giúp mẹ tiết kiệm chi phí hơn.

*
Cách mặc tã dán không có vấn đề gì khó khăn cả

3. Lưu ý khác khi chọn tã bỉm cho bé sơ sinh

Các tiêu chí nào cần đặt lên hàng đầu để lựa chọn tã bỉm cho trẻ sơ sinh, lời khuyên bổ ích cho mẹ được tổng hợp ngắn gọn ngay sau đây:

Chọn tã bỉm vừa vặn với cơ thể bé: Mẹ có thể chọn theo độ tuổi nhưng chọn theo cân nặng vẫn là phổ biến nhất và chuẩn nhất bởi vì các nhà sản xuất tã bỉm cũng nghiên cứu thiết kế kích thước bỉm theo số đo kích thước của trẻ ở số cân nặng cụ thể. Chọn tã bỉm theo tính năng của bỉm: Tã bỉm cần mỏng nhẹ, thấm hút tốt, chống tràn, thoáng khí ngừa hăm, độ co giãn linh hoạt, êm mềm thoải mái.Chọn tã bỉm theo đặc điểm của trẻ: Chẳng hạn như trẻ mới sinh thì cần chọn loại bỉm có thiết kế rãnh rốn; bé trai và gái sẽ có vị trí đi tiểu khác nhau nên chọn bỉm có phân chia giới tính; bé đi tiểu nhiều thì cần bỉm thấm hút tốt; bé ra mồ hôi nhiều thì cần bỉm thoáng khí,…Chọn tã bỉm an toàn chất lượng: Cách đơn giản nhất là chọn mua tã bỉm từ các thương hiệu nổi tiếng, uy tín, được nhiều mẹ bỉm khen ngợi. Có thể kể đến như: Bobby, Pampers, Moony,…

Tổng kết lại: Trẻ sơ sinh có thể sử dụng cả tã dán quần lẫn tã dán tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và thói quen từng bé. Đến giai đoạn bé lớn hơn, vận động nhiều hơn mẹ cho bé chuyển hẳn sang dùng tã dán và tã quần. 

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp hết các thắc mắc ban đầu của mẹ về hai loại tã dán và bỉm dán quần cho trẻ sơ sinh. Chúc mẹ thành công chọn được loại tã bỉm phù hợp nhất với bé yêu.

Đã từ lâu, việc thay bỉm và đóng bỉm cho bé cứ tưởng như khá quen thuộc và là niềm vui với các mẹ có con nhỏ, tuy nhiên đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ việc đóng bỉm thay bỉm cho bé có lẽ sẽ gây một số khó khăn nhất định. Nếu thay bỉm và đóng bỉm cho bé không đúng cách sẽ làm trẻ cảm thấy khó chịu suốt cả ngày và có thể gây hăm tã, rôm sảy ở vùng kín của trẻ.

Chính vì vậy, các mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức thay bỉm và đóng bỉm cho trẻ thật tốt để mang lại cho con những phút giây thoải mái. Hướng dẫn thay bỉm và đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách chuẩn không cần chỉnh dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó. Hãy cùng Kids Plaza tham khảo ngay những cách hướng dẫn thay bỉm và đóng bỉm cho bé nhé.

Khi nào nên thay bỉm, tã lót cho bé

– Trong những tháng đầu tiên sau sinh, cứ khoảng 2-3 giờ đồng hồ bạn nên thay bỉm cho bé. Tất nhiên, nếu bé đại tiện thì cần phải thay ngay. Trong tháng đầu tiên, bạn nên dùng tã giấy thay cho bỉm. Từ tháng thứ 2 trở đi bạn có thể dùng bỉm.

– Lưu ý cân nặng để mua bỉm/tã giấy phù hợp cho bé. Các loại bỉm hay tã giấy đều có thể để lâu, do đó bạn có thể mua số lượng lớn để trong nhà, phòng trường hợp bận rộn, không thể mua thường xuyên.

Xem thêm: Dầu gội tím giữ màu tóc nhuộm, dầu gội tím cho tóc tẩy có thật sự hiệu quả

*

Đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Khi thay bỉm nên vệ sinh vùng kín cho bé

– Khi thay bỉm hoặc tã cho bé, bạn nên làm vệ sinh cho bé. Những cách đơn giản sau đây giúp bạn vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé:

Nếu bé đi đại tiện, hãy dùng giấy vệ sinh loại thật mềm, chuyên dụng để lau sạch phần bên ngoài. Sau đó dùng nước ấm và một chút sữa tắm bé để vệ sinh cho bé. Dùng khăn khô thấm sạch nước cho bé.

– Cha mẹ có thể phòng ngừa hăm da cho trẻ bằng cách giữ cho vùng mặc tã thật sạch sẽ, khô – mát. Cần thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu, đại tiện. Lúc thay tã cần lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm và để cho da trẻ khô hẳn rồi mới mặc tã mới vào.

Ngoài ra, có thể chỉ dùng giấy ướt để lau phần bên ngoài và bên trong cho bé. Nếu trời lạnh nên làm ấm khăn ướt trước khi lau cho bé.

– Một quy tắc vàng mà các bà mẹ nên nhớ đó là để chăm con được tốt hãy để đồ dùng của con bạn trong tầm tay. Vì khi chỉ có mình bạn với bé, bạn sẽ không thể nhờ ai lấy hộ cái này hay cái kia.

– Lưu ý luôn đặt 1 tay trên người bé nếu bạn phải quay người lấy vật dụng gì đó.

– Ngay khi đã cởi tã/ bỉm cho bé, đặt bé lên bàn thay hoặc trên giường, bạn không nên để bất cứ điều gì làm gián đoạn công việc của mình nữa, điện thoại, hay chuông cửa, ấm nước đang sôi… Nếu buộc phải ngừng tay, hãy đặt bé con an toàn vào cũi, hoặc bế bé theo bạn. Không bao giờ để bé lại một mình trên bàn thay tã/gần mép giường, bởi bé có thể lăn và rơi xuống bất cứ lúc nào dù chỉ trong tích tắc.

Bạn hãy chọn nơi kín gió và rửa tay bằng xà phòng trước khi thay bỉm cho bé nhé!

– Bé trai và bé gái có khác nhau. Bố mẹ nên biết rằng ngay giữa lúc thay bỉm có thể bé sẽ quyết định “cho ra nốt những gì còn sót lại”. Bởi thế, nếu không muốn phải đi thay quần áo, bố mẹ nên đưa nửa phần bỉm gần mình lên trước che trong lúc thoa kem, phòng khi bé “vọt cầu vồng”.

– Thời gian thay bỉm sẽ mất khoảng 25 giây mỗi lần.

– Miễn là mẹ bé chọn được những loại bỉm tốt và phù hợp nhất với làn da của bé là được. Với lại, chỉ cần thường xuyên thay bỉm cho con mỗi 3-4 tiếng/ lần và tắm rửa sạch sẽ cho con thơm tho cả ngày thì không có vấn đề gì hết.

*

Đóng bỉm bao lâu thì thay

2. Hướng dẫn các bước đóng bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết trình tự 4 bước để ba mẹ tham khảo và học cách thay bỉm/tã cho con.

Bước 1: Chuẩn bị

Đầu tiên, các bạn cần rửa sạch và lau khô tay. Sau đó chuẩn bị sẵn bỉm/tã sạch, tấm vải lót, giấy ướt hoặc khăn ướt sạch, kem bôi chống hăm.

Bước 2: Cởi tã bẩn ra cho bé

Khi bắt đầu thay bỉm, tã cho bé, bạn hãy trò chuyện, cưng nựng bé để bé có sự chuẩn bị. Vừa nựng bé vừa nhẹ nhàng cởi quần cho bé.Nếu mông bé dính phân hay nước tiểu thì bạn có thể dùng ngay tã đó để lau sạch rồi gập đôi chiếc tã bẩn.Sau đó, nhấc nhẹ mông của bé lên rồi rút tã bẩn ra, cuộn gọn tã bẩn và để vào vị trí xa tầm tay của bé.

Bước 3: Vệ sinh cho bé

Với bé gái: Bạn dùng khăn mềm nhúng nước ấm lau cho bé từ trước ra sau sẽ ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Tiếp đó, bạn gập khăn lại để lấy mặt sạch và lau các kẽ, nếp gấp rồi nâng chân bé lên để lau sạch phần mông. Khi đã lau xong, bạn để khăn ướt bẩn vào chỗ tã bẩn.Với bé trai: Khi lau rửa cho bé, bạn nên dùng khăn phủ lên vùng kín của bé để bé không tè ngược lên trên tràn ra ngoài hoặc vọt vào mặt. Sau đó, bạn lau nhẹ nhàng xung quanh vùng kín của bé. Nếu bé trai mới được cắt bao quy đầu, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì bé cần được vệ sinh theo cách khác khi thay tã.

Mỗi khi thay tã giấy cho bé mới sinh, mẹ nên dùng một miếng gạc thấm nước hoặc cồn y tế lau sạch các mảng bám cứng, chất nhầy tại nơi tiếp giáp của đầu cuống rốn với da. Đến khi dây rốn rụng hẳn thì bạn mới lau cho bé bằng khăn.

Bước 4: Mặc tã/bỉm mới 

Sau khi đã lau rửa cho bé sạch sẽ, bạn dùng khăn bông mềm lau khô người bé và để da bé trần vài phút.Bóc bỉm/tã mới, sau đó nhấc nhẹ 2 chân của bé và luồn tã/bỉm mới vào dưới mông bé.Tiếp đó, bạn bôi kem chống hăm lên mông bé và các phần da nếp gấp rồi mặc tã mới cho bé.Kéo miếng dán ở hai bên tã rồi dính lại sao cho ôm vừa người bé. Nếu tã quá chặt sẽ gây các vết hằn lên da bé, nếu tã có khe hở sẽ làm rò rỉ chất thải khi bé đi vệ sinh.Với các bé mới sinh, bạn nên gập một phần của tã giấy xuống để nó không che qua cuống rốn, giúp cuống rốn luôn khô ráo hoặc bạn có thể dùng tã dành riêng cho trẻ sơ sinh. Sau khi trẻ sinh được 2 tuần, bạn có thể kéo tã lên trên rốn của trẻ.Sau khi đã mặc tã xong, bạn mặc quần áo lại cho bé, đặt bé nằm chơi ở vị trí an toàn rồi dọn dẹp và rửa tay thật sạch.

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.