Tính toán bù công suất phản kháng là gì? cách tính công suất phản kháng

Công suất phản kháng Q (k
VAr) là công suất vô ích, gây ra do tính cảm ứng của các loại phụ tải như: động cơ điện, máy biến áp, các bộ biến đổi điện áp… Q = S*Sinφ.

Bạn đang xem: Tính toán bù công suất phản kháng


*

Công suất phản kháng


2. Tại sao phải bù công suất phản kháng

Trong thực tế công suất phản kháng Q không sinh công nhưng lại gây ra những ảnh hưởng xấu về kinh tế và kỹ thuật:

– Về kinh tế: Chúng ta phải trả chi phí tiền điện cho lượng công suất phản kháng tiêu thụ trong khi thực tế nó không đem lại lợi ích gì.

– Về kỹ thuật: Công suất phản kháng là nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt áp và tiêu hao năng lượng trong quá trình truyền tải điện năng.

Vì vậy, ta cần có biện pháp bù công suất phản kháng Q để hạn chế ảnh hưởng của nó. Cũng tức là ta nâng cao hệ số cosφ.

Lợi ích khi nâng cao hệ số cosφ:

– Giảm tổn thất công suất trên phần tử của hệ thống cung cấp điện (máy biến áp, đường dây …).

– Giảm tổn thất điện áp trên đường truyền tải.

– Tăng khả năng truyền tải điện của đường dây và máy biến áp.

3. Tại sao phải bù công suất phản kháng


Công thức tính:
Qb = P*(tgφ1 – tgφ2)

Trong đó Qb: Công suất phản kháng cần bù (Var)


p : Công suất thực
tgφ1: hệ số công suất tải trước khi bù
tgφ2: hệ số công suất tải sau khi bù

  Việc nâng cao hệ số công suất cosφ giúp giảm tối thiểu công suất trên phần tử của toàn hệ thống cấp điện và giảm tổn thất điện áp trên đường truyền, tăng khả năng truyền tải điện trên đường dây và máy biến áp.

Các biện pháp nâng cao hệ số cosφ

Có 2 cách nâng cao công suất phản kháng là :

1. Phương pháp nâng cao hệ số cosφ tự nhiên

Nâng cao cosφ tự nhiên có nghĩa là tìm các biện pháp để hộ tiêu thụ điện giảm bớt được lượng công suất phản kháng mà chúng cần có ở nguồn cung cấp.

– Thay đổi và cải tiến quá trình công nghệ để các thiết bị điện làm việc ở chế độ hợp lý nhất.– Thay thế các động cơ làm việc non tải bằng những động cơ có công suất nhỏ hơn.– Hạn chế động cơ chạy không tải.– Ở những nơi công nghệ cho phép thì dùng động cơ đồng bộ thay cho động cơ không đồng bộ.– Thay biến áp làm việc non tải bằng máy biến áp có dung lượng nhỏ hơn.

2.Phương pháp nâng cao hệ số cosφ nhân tạo

Phương pháp này được thực hiện bằng cách đặt các thiết bị bù công suất phản kháng ở các hộ tiêu thụ điện. Các thiết bị bù công suất phản kháng bao gồm:

Máy bù đồng bộ: chính là động cơ đồng bộ làm việc trong chế độ không tải.

Ưu điểm: máy bù đồng bộ vừa có khả năng sản xuất ra công suất phản kháng, đồng thời cũng có khả năng tiêu thụ công suất phản kháng của mạng điện.Nhược điểm: máy bù đồng bộ có phần quay nên lắp ráp, bảo dưỡng và vận hành phức tạp. Máy bù đồng bộ thường để bù tập trung với dung lượng lớn.

 Bù bằng tụ : là phương pháp làm cho dòng điện sớm pha hơn so với điện áp do đó, có thể sinh ra công suất phản kháng cung cấp cho mạng điện.

*

 Ưu điểm:– Công suất nhỏ, không có phần quay nên dễ bảo dưỡng và vận hành.– Có thể thay đổi dung lượng bộ tụ bù theo sự phát triển của tải.– Giá thành thấp hơn so với máy bù đồng bộ.

Xem thêm: 10 lợi ích đắp mặt nạ dưa leo hàng ngày, mặt nạ dưa leo có tác dụng gì

Nhược điểm:– Nhạy cảm với sự biến động của điện áp và kém chắc chắn, đặc biệt dễ bị phá hỏng khi ngắn mạch hoặc điện áp vượt quá định mức. Tuổi thọ tụ bù có giới hạn, sẽ bị hư hỏng sau nhiều năm làm việc.– Khi đóng tụ bù vào mạng điện sẽ có dòng điện xung, còn lúc cắt tụ điện khỏi mạng trên cực của tụ vẫn còn điện áp dư có thể gây nguy hiểm cho người vận hành.– Sử dụng tụ bù điện ở các hộ tiêu thụ công suất vừa và nhỏ (dưới 5000 k
VAr).

Trên đây là các thông tin của Công suất phản kháng mà chúng tôi chia sẻ để giải đáp cho câu hỏi Công suất phản kháng là gì? Hi vong với những kiến thức này sẽ giúp bạn nắm được cách tính và chọn lựa được phương pháp tốt nhất.

Hãy liên hệ với Công ty CP thiết bị điện Hoàng Phương để được tư vấn và mua được sản phẩm chính hãng với giá cả hợp lí nhất.

Thực tế có rất nhiều cách tính tụ bù để đảm bảo mức công suất hệ số cos phi luôn ở đạt tiêu chuẩn. Nếu bạn còn chưa tìm ra phương pháp xác định dung lượng tụ bù chính xác là bao nhiêu thì hãy đọc nội dung bài viết sau. Đây là những cách làm phổ biến được áp dụng nhiều hiện nay, hy vọng có thể cung cấp các thông tin hữu ích để xác định lượng công suất cần bù.

Lắp đặt tụ bù có mục đích gì?

Tụ bù là một thiết bị quen thuộc, xuất hiện trong hệ thống cấp điện, máy biến áp. Nó tham gia vào mạng lưới, đóng vai trò như môi trường, giúp giảm bớt hao tổn trên dây dẫn truyền tải. Đồng thời đảm bảo điện áp luôn ổn định, không xảy ra tình trạng nóng hay cháy nổ.

*

Lắp đặt tụ bù có mục đích gì?

Ngoài ra, lắp đặt tụ bù còn là phương pháp để các nhà máy, doanh nghiệp tránh phải nộp phạt do không đạt mức công suất cos phi quy định. Hệ số phạt phổ biến là 4.65%. Điều này có nghĩa, khi lượng điện tiêu thụ tháng cần đóng là 200 triệu sẽ phải nộp thêm 9.3 triệu đồng tiền phạt. Vậy làm thế nào mới xác định chính xác lượng tụ bù để tránh bị phạt? Hãy cùng Elecvona Việt Nam tìm hiểu các cách tính tụ bù qua nội dung tiếp theo nhé.

Các cách tính tụ bù phổ biến hiện nay

Tùy từng điều kiện, bối cảnh, chúng ta có thể lựa chọn 1 trong các cách tính tụ bù sau đây để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt, đúng công suất tiêu thụ và hệ số cos phi.

Từ công suất tiêu thụ & hệ số cos phi thực tế

Theo cách tính tụ bù này, bạn cần áp dụng công thức:

Dung lượng tụ bù (Q bù) = Công suất tải (P) x (tan φ1 - tan φ2)

Trong đó cos φ1, cos φ2 là hệ số công suất trước khi bù và sau khi bù.

Để hình dung dễ hơn, bạn có thể tham khảo và xem ví dụ minh họa sau.

Giả sử công suất tải đạt mức P = 100k
W. Với hệ số công suất trước và sau khi bù tụ lần lượt là 0.75 và 0,95. Tức là cosφ1 = 0.75; cosφ2 = 0.95. Áp dụng công thức toán học, ta xác định được tan φ1 = 0.88 và tan φ2 = 0.33. Vậy công suất phản kháng cần bù là: Q bù = 100 x ( 0.88 - 0.33) = 55 k
VAr.

Cách tính tụ bù bằng bảng tra hệ số

Thực chất, đây là phương pháp ghi lại kết quả của cách tính tụ bù bằng công suất tiêu thụ và hệ số cos phi ở trên. Tuy nhiên, công thức áp dụng là Q bù = Công suất tải (P) x k. Trong đó, chúng ta sẽ xác định k thông qua việc đối chiếu thông số tương ứng thể hiện trong bảng tra hệ số. Giao nhau giữa hệ số cos phi trước và sau bù tụ là một ô ghi dung lượng cần bù.

*

Bảng hệ số dùng tính dung lượng tụ bù

Ví dụ như trường hợp trên, sau khi đối chiếu cosφ1 = 0.75; cosφ2 = 0.95, ta xác định được hệ số k=0.55. Vậy tính công suất cần bù = 100 x 0.55 =55k
VAr. Con số nhận được giống với kết quả ở cách tính tụ bù ở trên.

Cách tính tụ bù từ hóa đơn điện

Đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp có thể áp dụng cách tính tụ bù từ hóa đơn điện. Sau khi xác định các chỉ số trên tờ hóa đơn, bạn ghi lại những thông tin sau: hệ số cosφ1, lượng điện năng tiêu thụ bình thường, vào thời gian cao điểm và thấp điểm. Khi có đầy đủ các số liệu, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tính tổng lượng điện năng tiêu thụ = Số k
Wh lúc bình thường + Số k
Wh cao điểm + Số k
Wh thấp điểm
Bước 2: Tính điện năng tiêu thụ trung bình 1 ngày = Tổng lượng điện năng tiêu thụ tháng / 30Bước 3: Tính công suất trung bình = Điện năng tiêu thụ 1 ngày/24Bước 4: Tra bảng hệ số công suất, xác định k từ hệ số cosφ1 tới hệ số cosφ2 =0.95 (theo quy định)Bước 5: Tính tụ bù = Công suất trung bình x k

*

Cách tính tụ bù từ hóa đơn điện

Ví dụ, theo hóa đơn điện công ty ở Bình Chánh vào tháng 4/2022 trong hình ảnh trên đây, bạn có thể biết:

Số k
Wh lúc bình thường (BT) = 90334 - 72261 = 18073k
Wh
Số k
Wh cao điểm (CĐ) = 34558 - 27613 = 6945k
Wh
Số k
Wh thấp điểm (TĐ) = 40640 - 32112 = 8528k
Wh
Tổng lượng điện năng tiêu thụ = 18073 + 6945 + 8528 = 33546k
Wh
Trung bình mỗi ngày lượng điện năng tiêu thụ = 33546/30 = 1,118k
Wh
Công suất trung bình = 1,118/24 = 46.6k
WHệ số cosφ1 = 0.68, cosφ2 =0.95 suy ra hệ số k=0.75Công suất tụ bù = 0.75 x 46.6= 43.95 KVAr
Giả sử công ty luôn phải lưu trữ 30% (tức 0.3) thì Q bù thực tế = 43.95 x (1+ 0.3) = 45.435KVAr.

Tính tụ bù từ công suất trạm biến áp

Đối với trường hợp chưa có phụ tải, chúng ta sẽ áp dụng cách tính tụ bù bằng công suất trạm biến áp. Công thức chuẩn là: Q bù = 0.4 x Smba. Tuy nhiên cách tính này chỉ phù hợp cho những tải cos phi đạt mức tối thiểu 0.75 và tải tối đa rơi vào khoảng 80%. Nếu trạm biến áp có tải thấp hơn, đôi khi áp dụng công thức bù vẫn bị thiếu.

Trên đây, Elecnova Việt Nam đã hướng dẫn chi tiết cách tính tụ bù bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hy vọng sẽ giúp bạn xác định chính xác dung lượng tụ bù là bao nhiêu để đảm bảo hệ số cos phi luôn đạt mức tiêu chuẩn 0.95. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline. Đội ngũ chăm sóc khách hàng luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.