Công Dụng Của Cây Thuốc Dòi, Cây Thuốc Dòi Không Chỉ Có Mỗi Công Dụng Chữa Ho

Giadinh
Net - Cây thuốc dòi hay còn được gọi là cây bọ mắm, một loại thảo mộc rất phổ biến trong đông y để điều trị các bệnh lý như: chữa ho, hỗ trợ trị lao, điều trị mụn nhọt... Vậy uống thuốc lá dòi nhiều có tốt không?


Cây thuốc dòi, hay còn được gọi với tên là cây bọ mắm, cây bơ nước tương, đại kích biển. Ngoài ra, loại cây nàycó tên khoa học là Pouzolzia zeylanica, thuộc họ tầm ma.

Bạn đang xem: Công dụng của cây thuốc dòi

Cây thuốc dòi thuộc loại cây thân thảo, mọc sát mặt đất,thân câycó lông bao phủ, chia làm nhiều nhánh.Lá câythuốc dòi màu xanh lục, hình thon dài nhọn về đuôi lá, thường mọc kiểu so le.Hoa của câythuốc dòi nhỏ, mọc thành chùm, nở quanh năm.Quả thuốc dòi hình quả trứng, có khía dọc thân quả.

Cây thuốc dòi thuộc dòngcây mọc hoang, dễ phát triển ở những vùng đất ẩm ướt. Chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ, Philippinevà Việt Nam.



Công dụng của cây thuốc dòi

Theo đông y,cây thuốc dòi có vị ngọt, tính mát và được dùngtrong các trường hợp sau:

- Điều trị các vấn đề về hô hấp, tai mũi họng nhưho,ho dai dẳng,ho có đờm, viêm mũi, đau họng...

- Thanh nhiệt giải độc, trị mụn nhọt.

- Chữa các trường hợp bị viêm sưng vú,thông tắc tia sữa.

- Ngoài ra, vị thuốc này còn có tác dụng thông tiểu, tiêu vết bầm.

Cách sử dụng cây thuốc dòi

Một số cách sử dụng cây thuốc dòi để chữa bệnh như sau:

- Chữa hođau họng: Dùng 10-20g cây thuốc dòi khô đem sắc với nước uống mỗi ngày, đến khi triệu chứng thuyên giảm.

- Chữaho lao: Dùng nhựa cây thuốc dòi hấpcách thuỷ cùng mật ong, sau đó chắt lấy nước uống ngày 2 đến 3 lần.

- Thanh nhiệt thải độc: Dùng 10-20g cây thuốc dòi nấu lấy nước uống. Nên kết hợp cùng râu ngô, bông mã đề hay bạch mao căn để đạthiệu quả tốt hơn.

- Chữaviêm sưng vú, mụn nhọt: Lấy cây thuốc dòi giã nát,đắp trực tiếp lên vùng điều trị, triệu chứng sẽ giảm rất nhanh.

Ngoài ra cầnlưu ý những điều saukhi sử dụng cây thuốc dòi để trị bệnh như:

- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng dược liệu.

- Không nên lạm dụng thuốc với mục đích giải nhiệtlợi tiểu,vì có thể dẫn đến tình trạngmất nước,rối loạn điện giải.

- Phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây sảy thai.

- Thận trọng với bệnh nhân bị huyết áp, tiểu đường.

- Làm sạch dược liệu trước khi sử dụng.



Cây lá dòi có rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Tác hại của cây thuốcdòi? Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không?

Có nhiều người thắc mắc không biết uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không?
Thực tế, không chỉ riêng cây thuốc dòi mà tất cả các vị thuốc khác khi sử dụng cũng đều cần có liều lượng nhất định, cách dùng hợp lý. Việc lạm dụng quá nhiều các dược liệu sẽ gây ra các tác dụng phụ trên người bệnh.

Xem thêm: Nguyên nhân chó bị nổi mẩn đỏ trên da và rụng lông, chó bị viêm da

Đối với cây thuốc dòi, khuyến cáo liều dùng mỗi ngày trung bình khoảng 10-20g. Việc tăng giảm liều lượng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ vàphụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ cụ thể của từng người bệnh.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy đi tìm hiểu về tác hại của vị thuốc này. Thuốc dòi khi sử dụng quá liều lượng sẽ gây ra một số tác dụng sau:

- Đốivới phụ nữ mang thai:

Cây thuốc dòi là loại dược liệu có tính chất điều kinh. Vìvậy,phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng thường xuyên và liên tục cây thuốc dòi. Bởi có thể làm tăng co cơ trơn tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai nhi và thậm chí dẫn đến sảy thai.

Trong các trường hợp bà bầu cần sử dụng loại thảo dược này,cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ nào trong thời gian điều trị bằng thuốc này thì phải dừng sử dụng ngay và đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Bên cạnh đó, việc uống nhiều lá thuốc dòi còn có thể làm hạ huyết áp, hạ nhiệt và làm giảm hiệu quả của một số thuốc nếu dùng cùng lúc. Chính vì vậy, có thể trả lời cho câu hỏi “uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không” đó chính là “không”.

- Làm mất cân bằng điện giải:

Do cây thuốc dòi có công dụng làm mát phế vị, thông tiện, lợi tiểu nên trong nhiều trường hợp có thể làm mất đi sự cân bằng điện giải của cơ thể, nhất là khi dùng quá nhiều. Điều này khiến cho việc hấp thụ các khoáng chất như: kali, natri… sẽ bị giảm do đào thải nhiều qua nước tiểu.

- Đối với người có cơ địa tính hàn:

Cây thuốc dòi có tác dụng giúp thanh nhiệt cơ thể. Vì vậy, đối với những người có cơ địa tính hàn hay còn gọi là thân nhiệt thấpsẽ rất dễ tạo ra các phản ứng đối nghịch nhau, không có lợi cho cơ thể khi sử dụng. Do đó, những người có thể hàn, thấp nhiệt cần chú ý liều lượng khi sử dụng cây thuốc dòi.

TT Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia - Vietfarm

Đơn vị nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu hàng đầu Việt Nam


*
*
*
*
Hình ảnh cây thuốc dòi
Ho lâu ngày không khỏi do cảm
Lao phổi
Ung thư
Viêm ruột, tiêu chảy
Viêm mủ, viêm vú, sâu quảng và đinh nhọt

5. Cách dùng – liều lượng

Cây bọ mắm được sử dụng ở dạng sắc, vắt lấy nước uống hoặc dùng ngoài. Mỗi ngày dùng từ 10 – 20g.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc dòi

1. Bài thuốc chữa viêm sưng vú, đinh nhọt và tụ máu do chấn thương

Chuẩn bị: Một nắm lá thuốc dòi.Thực hiện: Đem giã nát rồi đắp trực tiếp vào nơi sưng đau. Thực hiện cho đến khi tiêu viêm và hết đau nhức.

2. Bài thuốc trị viêm mũi sưng đau

Chuẩn bị: Hoa, lá của cây cỏ dòi 15 – 20g.Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó đem giã nát và thêm vài hạt muối vào chắt lấy nước. Sử dụng bông thấm dịch thoa vào niêm mạc mũi bị viêm. Thực hiện 3 – 4 lần trong liên tục vài ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.

3. Bài thuốc đau họng và ho do viêm họng, cảm mạo

Bài thuốc 1: Cây thuốc dòi khô 10 – 20g, đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống.Bài thuốc 2: Dùng hoa/ lá của cây cỏ dòi 20 – 30g, giã nát với vài hạt muối rồi chia nước thành nhiều lần. Ngậm nước cốt rồi nuốt dần có tác dụng giảm đau họng và tiêu đờm. Thực hiện bài thuốc liên tục trong 7 ngày.

4. Bài thuốc trị sâu răng

Chuẩn bị: Lá bọ mắm tươi.Thực hiện: Rửa sạch, giã nát rồi đắp vào chỗ bị sâu răng.

5. Bài thuốc trị ho lâu ngày hoặc ho do lao

Chuẩn bị: Cây thuốc dòi khô 40g.Thực hiện: Sắc kỹ thành dạng cao lỏng, sau đó thêm mật ong vào. Mỗi lần dùng 10 – 15ml, ngày dùng từ 3 – 4 lần.

6. Bài thuốc trị viêm phế quản, đau nhức răng và viêm họng

Chuẩn bị: Lá bọ mắm tươi.Thực hiện: Rửa sạch, nhai trực tiếp rồi nuốt lấy nước.

7. Bài thuốc trị tiểu buốt, tắc tia sữa

Chuẩn bị: Cây bọ mắm 30 – 40g.Thực hiện: Sắc uống hằng ngày, nếu bị nặng có thể kết hợp với các loại thảo dược khác.

8. Bài thuốc từ thuốc dòi trị lao phổi

Chuẩn bị: Cây long thảo dơi và thuốc dòi.Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

9. Bài thuốc từ thuốc dòi trị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp

Chuẩn bị: Lá bọ mắm tươi 100g.Thực hiện: Rửa sạch, xay nhuyễn rồi thêm vào 250ml nước. Vắt lấy nước uống, dùng mỗi ngày 1 lần.

Những điều cần lưu ý khi dùng cây bọ mắm

Tránh sử dụng cho phụ nữ mang thai vì có thể gây động thai và sảy thai.

Thông tin về cây cỏ dòi (bọ mắm) trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có thắc mắc về vị thuốc này, vui lòng trao đổi với thầy thuốc để được tư vấn cụ thể.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.