Độc đáo nghệ thuật khắc trên bút chì của chàng trai 9x, dạy khắc bút chì nghệ thuật miễn phí

(CLO) Đam mê công việc thủ công khi còn là nam sinh 18 tuổi, anh Trần Vũ quyết định theo đuổi nghệ thuật khắc trên bút chì, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, có được nguồn thu nhập ổn định.

Bạn đang xem: Độc đáo nghệ thuật khắc trên bút chì của chàng trai 9x


*
*

(CLO) Đam mê công việc thủ công khi còn là nam sinh 18 tuổi, anh Trần Vũ quyết định theo đuổi nghệ thuật khắc trên bút chì, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, có được nguồn thu nhập ổn định.


Chia sẻ với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, anh Trần Vũ (27 tuổi, ngụ Bắc Giang), cho biết, nghệ thuật khắc bút chì du nhập vào Việt Nam và trở nên phổ biến ở những năm 2013-2014.


Trong quá trình theo đuổi sở thích mới mẻ, anh Vũ nhận ra môn nghệ thuật này có thể trở thành một công việc thực thụ nên đã mày mò tìm hiểu, tự học trên các trang mạng xã hội.

Trần Vũ theo đuổi nghề khắc bút chì đến nay đã được hơn 4 năm.

Theo đuổi nghề từ thời kỳ đầu của môn nghệ thuật, chàng trai 9X gặp không ít khó khăn do không có người đi trước hướng dẫn, quá trình tìm kiếm loại bút và các dụng cụ khắc phù hợp cũng rất gian nan. Song, nhận được sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè, anh Vũ có thêm động lực để cố gắng hơn.

Từ một cây bút chì giá rẻ, qua bàn tay của người nghệ nhân đã có thể trở thành món quà lưu niệm có giá trị cao hơn.

Đến năm 2018, anh Vũ thành công với những sản phẩm đầu tay, bắt đầu nhận khắc theo yêu cầu và bán sản phẩm.

“Khi đã khắc quen tay, tôi làm các video hướng dẫn khắc bút trên Youtube và Tiktok với mục đích chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu bộ môn này tới nhiều người biết hơn. Bất ngờ là những video của tôi thu hút được rất nhiều người xem, rất nhiều video đạt triệu view cũng từ cơ duyên đó mà có nhiều người chủ động liên hệ mua sản phẩm”, anh Vũ nói.

Tranh ghép từ bút chì khắc cũng là một trong những dòng sản phẩm đòi hỏi sự công phu.

Các sản phẩm khắc trên bút chì được chia làm nhiều loại như: khắc xích, khắc tượng, khắc chữ, ghép bút khắc tạo thành tranh,… Trong đó, sản phẩm phổ biến nhất là khắc chữ. Chất liệu anh dùng chủ yếu là bút chì gỗ và bút chì dẻo (dạng tái chế từ nhựa sáp).


Khắc xích là dòng sản phẩm đòi hỏi độ khó cao, dễ thu hút người xem.

Để tạo ra 1 tác phẩm hoàn chỉnh, người thợ phải thực hiện 3 bước: Tạo mặt phẳng trên thân bút; phác thảo mẫu bằng bút chì kim; khắc hoàn thiện dựa trên mẫu đã phác thảo. Tùy vào độ phức tạp, kích thước mà quyết định thời gian khắc và giá cả.

Bút chì khắc chữ đơn giản, nhưng cũng là món quà lưu niệm độc đáo.

Xem thêm: 7 Cách Phân Biệt Công Dụng Của Mặt Nạ Đất Sét Công Dụng Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Đối với các mẫu đơn giản, anh Vũ mất 15 – 30 phút để khắc. Riêng những mẫu phức tạp, anh phải mày mò tới 3 tiếng mới xong. Trung bình 1 tuần, anh Vũ có thể khắc được 10 – 20 chiếc bút chì.

Trải qua nhiều khó khăn, anh Vũ nhận ra chỉ cần cố gắng theo đuổi đam mê thì sẽ thành công.

Vì đầu tư nhiều công sức và thời gian, khách hàng sẵn sàng mua các sản phẩm của anh có giá từ 50 – 500 nghìn đồng.

“Khách hàng tìm đến tôi rất nhiều, đa phần là học sinh, sinh viên, người đi làm rồi có cả người nước ngoài. Có thể nói công việc khắc bút chì hiện chỉ là nghề tay trái, nhưng cũng mang lại cho tôi nguồn thu rất đáng kể và đều đặn”, chàng trai 9X tâm sự.

Nghề này đòi hỏi người làm phải có tính tỉ mỉ, kiên trì và không thể thiếu sự sáng tạo.

Hiện kênh Facebook của anh Vũ về nghệ thuật khắc bút chì đã đạt gần 20.000 người theo dõi, kênh Tiktok có đến hơn 1,1 triệu lượt.

“Trong tương lai, tôi muốn đưa nghệ thuật khắc bút chì trở thành nghề thực sự, lúc đấy tôi sẽ khắc ít đi, dành thời gian đào tạo các bạn trẻ yêu nghề và tìm nguồn thu nhập ổn định cho họ”, anh Vũ chia sẻ.

Bút chì có lẽ là "người bạn đồng hành" đầu tiên trên con đường học vấn của mỗi chúng ta. Và bất kì ai sử dụng bút chì đều biết rằng ruột bút chì giòn và mỏng như thế nào, chỉ cần một lực mạnh thì cũng có thể làm gãy đầu ruột bút. Tuy nhiên, bằng một sự kiên nhẫn cũng như khéo léo đặc biệt, nghệ sĩ Nhật Bản - anh Shiroi đã có thể điêu khắc ruột bút chì thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp đến từng chi tiết.
*

Nghề điêu khắc bút chì không phải mới xuất hiện, nhưng những hình ảnh hoặc đoạn clip về các tác phẩm tạo ra từ ruột chì luôn thu hút được rất nhiều lượt xem kèm những lời cảm thán, trầm trồ. Được biết, anh Shiroi đã bắt đầu học nghề điêu khắc bút chì cách đây khoảng 7 năm, sau khi xem một đoạn clip về chủ đề này của nghệ sĩ điêu khắc bút chì nổi tiếng người Nhật Toshiyuki Yamazaki trên TV. Chính đoạn video đã truyền cảm hứng cho Shiroi, và từ đó anh quyết định sẽ thử thách bản thân mình ở lĩnh vực này. Sau nhiều năm học hỏi và luyện tập, giờ đây anh Shiroi đã là một bậc thầy khắc bút chì đúng nghĩa.

Có thể thấy, tính chất mỏng manh của ruột chì chính là điều khiến loại hình nghệ thuật này mang tính thách thức, nhưng đó cũng chính là điểm thu hút và là giới hạn mà các nghệ sĩ đều muốn vượt qua. Nhìn ngắm những tác phẩm điêu khắc từ ruột bút chì, bạn cũng có thể cảm nhận được rằng, chỉ việc người nghệ sĩ giữ cho tay mình ổn định, không run để không làm gãy ruột chì mỏng manh đã là một thách thức rất lớn. Nghề điêu khắc ruột bút chì không chỉ cho thấy sự kiên nhẫn mà còn thể hiện được đam mê và thú vui của người nghệ sĩ.

Qua nhiều năm, Shiroi đã trau dồi kỹ năng của mình đến mức giờ đây anh có thể khắc hầu hết mọi thứ từ ruột bút chì, chẳng hạn như những thanh kiếm nhỏ bé, hình ảnh các địa danh hay tên của các nhà sản xuất ô tô nổi tiếng.


*

Một trong những sáng tạo ấn tượng nhất của anh có thể kể đến là một chiếc ruột bút chì được khắc thành tất cả các chữ cái từ A-Z. Anh Shiroi chia sẻ, anh đã phải mất vài ngày để có thể hoàn thành tác phẩm này, và khi khắc đến Z, anh đã lo lắng đến nỗi tay run lên vì sợ rằng chỉ một sơ xuất nhỏ thôi cũng có thể hủy hoại cả quá trình cố gắng. Tuy nhiên, sau khi chia sẻ tác phẩm điêu khắc A-Z của mình, bên cạnh những bình luận tích cực, anh Shiroi đã rất thất vọng khi đọc một bình luận chỉ trích cho rằng việc làm này của anh là rất lãng phí. Điều này đã khiến anh suy nghĩ rất nhiều, từ đó cải thiện và trau dồi kĩ năng để khiên mọi người công nhân đây là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải sự lãng phí.


*

Theo chia sẻ của Shiroi, trong quá trình tạo ra những tác phẩm này, anh phải cố gắng tập trung kiểm soát hơi thở và chắc chắn không để bản thân mất tập trung, bởi những sơ xuất nhỏ nhất cũng khiến mọi công sức đổ sông đổ bể. Anh cũng luôn cố gắng tìm hiểu những kỹ thuật mới để nâng tầm nghệ thuật điêu khắc của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.