Phân Hữu Cơ Vi Sinh Là Gì? Phân Loại Và Ưu Điểm Phân Hữu Cơ Vi Sinh: Phân Loại, Cách Làm Dễ Nhất

Phân hữu cơ vi sinh là một loại phân bón thiết yếu nhất cho nền nông nghiệp nước ta hiện nay. Đặc biệt trong thời hội nhập thì vấn đề đảm bảo số lượng, chất lượng nông sản luôn được quan tâm hàng đầu. Phân bón hữu cơ vi sinh sẽ đem đến chất lượng và sự an toàn, bền vững cho nông sản, đạt chuẩn xuất khẩu cũng như nâng tầm thương hiệu nông sản Việt trên thị trường. Cùng Sfarm Đặng Gia Trang tìm hiểu về phân hữu cơ vi sinh ngay nhé.

Bạn đang xem: Phân hữu cơ vi sinh


Mục lục

Phân loại phân hữu cơ vi sinh theo chủng loại vi sinh vật
Cách làm phân hữu cơ vi sinh
Hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là phân bón được tạo nên bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ (như phân gia súc, gia cầm, rác thải, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản,…) bằng cách cho lên men với các chủng vi sinh. Một loại phân hữu cơ vi sinh có thể chứa từ một đến nhiều loại chủng vi sinh vật có lợi. Tỷ lệ vi sinh trong phân hữu cơ vi sinh là 15% chất hữu cơ (rơm rạ, rác thải nhà bếp,…) và ≥ 1×106 CFU/mg cho mỗi loại chủng vi sinh vật.

*
(Hiểu được phân hữu cơ vi sinh là gì để áp dụng trong trồng trọt nhé)

Để làm nông nghiệp bền vững thì phân bón hữu cơ nói chung và phân hữu cơ vi sinh nói riêng sẽ là yếu tố không thể thiếu. Nhất là trong thời đại mà phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (thuốc sâu) bị lạm dụng quá đà. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà phân hữu cơ vi sinh còn cải thiện các vấn đề về đất trồng cũng như giúp cho cây trồng phát triển khỏe mạnh. Hiện nay, phân hữu cơ vi sinh rất phổ biến ở các vùng phát triển nông nghiệp nông thôn như vùng trồng cây cà phê thì thường ủ phân hữu cơ vi sinh từ phân bò hay phân gà và vỏ trấu cà phê, dùng phân trùn quế ở các vùng làm nông nghiệp trong nhà màng, khu nông nghiệp công nghệ cao,…

Phân loại phân hữu cơ vi sinh theo chủng loại vi sinh vật

Phân bón hữu cơ sinh học là thành phần thiết yếu của canh tác hữu cơ. Là các chế phẩm có chứa tế bào sống hoặc tiềm ẩn của các chủng cố định N, photphat (P), kali (K) và kẽm (Zn) hòa tan hoặc vi sinh vật phân giải xenlulo và huy động photphat (vi khuẩn, nấm, tảo , v.v.) được sử dụng để ứng dụng cho hạt giống, đất hoặc làm phân trộn với mục tiêu tăng số lượng vi sinh vật, thúc đẩy các quá trình vi sinh vật, từ đó làm tăng các chất dinh dưỡng sẵn có mà cây trồng có thể dễ dàng hấp thu. Bản thân vi sinh vật không có chất dinh dưỡng nhưng giúp tạo dinh dưỡng cho cây trồng bằng cách cố định N, hòa tan P, Zn, huy động K, huy động lân và vi lượng, v.v.

Ngoài các chức năng trên, nhiều vi khuẩn và nấm còn hữu ích trong việc thúc đẩy tăng trưởng thực vật bằng cách tiết ra các hormone như axit indole acetic, auxin, cytokinin, gibberellins và axit abscisic, những chất này trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của cây. Các nhóm vi sinh vật có ích thường được sử dụng làm phân bón hữu cơ sinh học là vi khuẩn, nấm, vi khuẩn lam và phần lớn có quan hệ cộng sinh với thực vật.

*
(Mô phỏng một số loài vi sinh vật ứng dụng trong nông nghiệp)

Có 7 chủng vi sinh vật được dùng làm phân hữu cơ vi sinh như sau:

Phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm

Loài vi sinh vật: các vi khuẩn thuộc chi Azotobacter, Clostridium; các địa y (nấm và tảo lam của chi Nostoc); bèo hoa dâu nước ngọt cộng sinh với vi khuẩn lam như Anabaena; các vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ đậu,…

Phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố định nittơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu. Vi sinh vật có định đạm có hai kiểu đó là Vi sinh vật cố định đạm tự do và vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh.

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải lân

Loài vi sinh vật: Bacillus megaterium; B. subtilis; Aspergillus niger;…

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải lân là loại phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân giải lân dưới dạng khó tan trong đất thành lân dưới dạng dễ tan để cây trồng hấp thu và sử dụng được.

*

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải kali/ silic

Loài vi sinh vật: Bacillus edaphicus; B. mucilaginosus; Paenibacillus glucanolyticus.

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải kali/ silic là những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất chứa silic, kali như silicat… để giải phóng kali và silic dưới dạng ion cho cây trồng dễ hấp thu.

Phân bón hữu vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose

Loài vi sinh vật: Trichoderma reesei; xạ khuẩn; vi khuẩn như Clostridium, Pseudomonas;…

Rơm rạ, vỏ trấu, lá,… là nguồn hữu cơ dồi dào chứa cellulose. Nếu để những nguồn hữu cơ này thủy phân trong môi trường acid hay kiềm thì có thể bón cho cây, nhưng quá trình này lại tốn kém và ảnh hưởng đến môi trường. Do vậy mà sử dụng vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là biện pháp tối ưu hơn hẳn. Đây là nhóm phân bón mà trong thành phần của nó chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin.

Phân bón hữu cơ vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh

Đây là nhóm phân chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh hại.

Phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng

Đây là phân bón có khả năng hoàn tan Si, Zn để cho cây dễ hấp thụ.

Phân bón hữu vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng

Đây là nhóm phân bón hữu cơ mà thành phần của nó chứa nhóm vi sinh vật có khả năng tiết ra các chất kích thích sinh trưởng. Ngoài ra các vi sinh vật này cũng có vai trò như thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ cho cây trồng.

Cách làm phân hữu cơ vi sinh

*
(Trang trại ủ phân hữu cơ vi sinh từ lá, rơm rạ)

Bước 1: Xác định loại phân bón hữu cơ sinh học

Có rất nhiều chủng vi sinh vật mà Sfarm đã nêu trên, mỗi nhóm có một chức năng, nhiệm vụ riêng. Vậy nên khi bắt đầu ủ phân thì cần chuẩn bị chọn mua loại chế phẩm vi sinh phù hợp với nhu cầu cây trồng và loại nguyên liệu.

Bước 2: Chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết

Thùng chứa: thùng nhựa, thùng gỗ (thùng phải tương đối lớn và thoáng khí) hay tấm bạt lớn.Dụng cụ khuấy trộn nguyên liệu: gậy, cọc tre, leng, xẻng….Nguyên liệu hữu cơ từ rác thải xanh trong sinh hoạt, phân vật nuôi và phế phẩm nông nghiệp.

Bước 3: Lựa chọn phương pháp và môi trường lên men tốt nhất

Cần lựa chọn phương thức ủ phân và tạo môi trường lên men tốt nhất. Nhằm giúp vi sinh vật sinh trưởng nhanh chóng và đáp ứng được chất lượng phân bón hữu cơ sinh học khi đưa vào canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Bước 4: Bắt đầu đưa tất cả các nguyên liệu vào thùng chứa để tiến hành ủ

Rải từng lớp một xuống thùng ủ, cứ mỗi lớp nguyên liệu là một lớp đất và lớp vật liệu (lá, rơm, vỏ trấu,…) lên trên.Thường xuyên theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và trộn đảo nguyên liệu để cung cấp đủ oxy.

Bước 5: Sử dụng phân đã ủ cho cây trồng

Sau thời gian đủ tiêu chuẩn khoảng từ 30 ngày là có thể tiến hành khai thác và sử dụng. Phân thành phẩm: có màu nâu, vụn ra, giống mùn, có mùi đất.

*
(Các phụ phẩm hữu cơ sau thu hoạch như vỏ trấu cà phê được tân dụng ủ phân hữu cơ vi sinh, mô hình rộng mở nhờ được khuyến khích và hiệu quả tốt cho cây trồng)

Hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh

Tăng độ phì nhiêu, làm đất tơi xốp

Khi bón phân hữu cơ vi sinh dưới tác động của độ ẩm và nhiệt độ, các hydrat cacbon sẽ được phân giải chậm thành mùn, axit humic, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Sự phân huỷ này có thể kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng, tuỳ chất liệu của phân là gì và điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường đất. Nhờ các chất hữu cơ mà đất tơi xốp hơn, tăng khả năng thấm thoát nước, giúp cho bộ rễ phát triển mạnh hơn.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Cùng một loại cây trồng nhưng trồng trong các điều kiện canh tác khác nhau sẽ cho chất lượng khác nhau. Một trong những cây trồng bị ảnh hưởng nhiều nhất là cây rau, các loại cây ngắn ngày, còn các loại cây dài ngày, cây công nghiệp chịu ảnh hưởng ít hơn. Nếu để ý bạn sẽ thấy rau nhà trồng thường ăn ngọt hơn, ngon hơn so với rau mua ở chợ. Một phần lý do là từ đất và dinh dưỡng mà rau hấp thụ. Với rau trồng ở đất sạch, đất hữu cơ và bón phân hữu cơ thì rau tuy là có vẻ ngoài không đẹp mắt nhưng chất lượng về hương vị lại cực kỳ thơm ngon. Trong khi đó rau trồng bị phun thuốc hay bón phân thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng nhìn rất to, đẹp nhưng ăn khá nhạt. Chính vì vậy, để xuất khẩu các mặt hàng nông sản có chất lượng cao thì việc sử dụng phân hữu cơ để canh tác cần được quan tâm hàng đầu.

*
(Rau củ, trái cây hữu cơ luôn có hương vị thơm ngon)

Hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng

Các chất hữu cơ trong phân hữu cơ vi sinh sẽ làm đất tơi xốp hơn. Nhờ vậy, khi dùng phân bón hữu cơ sẽ tăng khả năng thấm thoát nước và “cầm” các chất ở dạng ion hoặc phân tử dưới dạng liên kết bền vững. Việc bón phân bằng các loại như rơm rạ, thân xác bã thực vật còn ngăn bớt dòng chảy của nước khi trời mưa lớn ở vùng đất có độ dốc cao.

Làm sạch nguồn nước

Các chất hữu cơ hút, hoặc giữ lại các chất hoà tan độc hại có trong nước như H2S, dư lượng phân hoá học Nitrat, Sunfat, Clor … dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm, oxy,… các chất độc sẽ dần bị phân huỷ thành các chất ít, hoặc không độc hại cho người và động vật. Nếu không có các chất hữu cơ, các chất độc hại sẽ được hoà tan và trôi tự do theo dòng nước thấm xuống các tầng nước sâu hoặc trôi ra ao hồ, sông, suối,…

Giảm sâu, bệnh hại

Với việc thâm canh cao độ sẽ làm cho cây phát triển nhanh về sinh khối như cành, lá rậm rạp, dễ hấp dẫn các loại côn trùng đến phá hại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại nấm hại phát triển trên các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, cành, trái… Khi bón nhiều phân hóa học lá cây sẽ to và mỏng hơn nên dễ bị sâu ăn lá và các loại nấm phá hại. Phân hữu cơ giúp các bộ phận cành lá, cây cứng cáp hơn, lá dày, khả năng chịu đựng các điều kiện bất lợi cũng tốt hơn, do vậy cây ít bị sâu bệnh hại.

Hạn chế sử dụng thuốc hóa học

Do cây phát triển cân đối thân, cành, lá, sức đề kháng của cây với các điều kiện bất lợi của môi trường như hạn hán, lũ lụt, gió, ẩm, nóng, lạnh cũng tốt hơn. Môi trường đất sạch, bộ rễ cây nhiều, đâm sâu. Các loại nấm có hại cũng không có điều kiện phát sinh và lây lan. Do vậy, chúng ta sẽ rất hạn chế dùng thuốc hóa học để bảo vệ cây trồng.

*
(Phun thuốc trừ sâu bị lạm dụng trong nông nghiệp hiện nay)

Tạo môi trường tốt cho các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động

Phân bón hữu cơ sau khi phân hủy có lợi ích sẽ cung cấp mùn cho đất, làm tăng độ p
H, độ chua đất giảm và tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật trong đất phát triển. Việc bổ sung đầy đủ phân bón hữu cơ sau mỗi vụ thu hoạch sẽ làm cho đất được tơi xốp, các chất mùn trong phân hữu cơ sẽ là thức ăn cho các loại vi sinh có ích, số lượng vi sinh vật có ích tăng đáng kể, trong khi các loại vi sinh có hại sẽ giảm.

Tiết kiệm nước tưới

Các chất hữu cơ hạn chế khả năng bốc thoát hơi nước và giữ ẩm tốt cho đất. Nhiệt độ trong đất được điều hòa tốt hơn, đất không bị nóng lên đột ngột hoặc hạ nhiệt độ xuống thấp trong một thời gian ngắn.

Giảm lượng phân hóa học

Đối với đất trồng lúa, ngô, các loại cây ngũ cốc… sau khi thu hoạch, phần hạt được lấy đi, còn lại những phần con người không sử dụng được như thân, lá, lõi ngô sẽ được nghiền nát và trả lại ngay cho đất thì đất sẽ ít bị bạc màu. Việc giữ cho đất có hàm lượng mùn 5-6% cùng với bón phân hữu cơ thường xuyên, đầy đủ có thể giảm lượng phân hóa học từ 70-80% nhưng năng suất thu được vẫn cao.

Tốt cho sức khỏe con người và động vật nuôi

Phân bón hữu cơ còn có lợi ích là không gây ô nhiễm môi trường trong khi phân hóa học để lại dư lượng là các gốc muối Sunfat, Nitrat, Clor… khi kết hợp với các ion tự do trong đất như H+, K+… sẽ tạo thành các loại axit vô cơ gây chua đất và ô nhiễm nguồn nước. Đặc biệt đối với các vùng dân cư sinh sống ở gần nơi sản xuất nông nghiệp. Phân hữu cơ và các vi sinh vật có lợi trong đất sẽ là nhà máy chế biến các chất độc hại như H2S, CO2, NH3, CH4… thành các hợp chất không độc hại, nguồn nước sẽ sạch hơn và an toàn đối với người và gia súc.

Xem thêm: Trái đất hình gì? mặt trăng mặt trời trái đất và mặt trăng trái đất hình gì

*
(Ô nhiễm nước ở Lạng Sơn do rò rỉ bể chứa phân bón)

Những loại phân hữu cơ vi sinh như phân trùn quế, ngoài việc giúp kích thích hệ vi sinh vật trong đất, còn cung cấp thêm 1 lượng vi sinh cho đất. Hệ vi sinh vật có lợi càng dồi dào, càng đẩy lùi được những vi sinh vật bất lợi cho đất và cây trồng, giúp hạn chế được những loại bệnh do vi sinh vật có hại gây ra, những loại nấm bệnh gây hại cho rễ. Đây là tác dụng rất “lợi hại” của phân hữu cơ vi sinh mà bà con nên tận dụng.

I. THỰC TRẠNG PHÂN BÓN HIỆN NAY

Nền nông nghiệp Việt Nam sau thời kì tiếp thu các kĩ thuật canh tác tiến bộ đã góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực trong cả nước và trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó nền nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt với những vấn đề hết sức khó khăn. Những năm trước đây, tập quán canh tác các nhà nông thường sử dụng phân vô cơ nhằm tăng sản lượng và chưa quan tâm đến chất lượng. Lượng phân bón vô cơ được cây trồng hấp thụ chưa đến 50%, phần còn lại thất thoát ra môi trường, rửa trôi, bay hơi, ngấm vào đất tạo sự lãng phí đầu tư. Bên cạnh đó, các chất hóa học tồn dư trên bề mặt của nông sản ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Các loại phân hữu cơ sinh học, phân bón vi sinh, phân hữu cơ khoáng đem lại nhiều lợi ích cho các nhà nông canh tác theo hướng hữu cơ bền vững. Giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, và tạo ra các nông sản hữu cơ sạch và an toàn. Vậy phân bón hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh và phân vi sinh là gì? Sự khác biệt các loại phân bón này như thế nào.

 

II. KHÁI NIỆM

1. Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ gồm các chất thải của động vật, phế phẩm thực vật, phế phẩm chế biến nông lâm thủy sản, than bùn và rác thải hữu cơ được ủ hoai mục.

Phân hữu cơ tạo môi trường thuận lợi giúp cho côn trùng và vi sinh vật sinh sống và tạo hệ sinh thái cân bằng cho đất.

Phân hữu cơ gúp cải tạo đất, giúp đất tơi xốp và giữ ẩm cho đất. Kết hợp bón phân hữu cơ và phân vô cơ sẽ tiết kiệm lượng phân bón hóa học cần dùng nhờ chất hữu cơ giữ các chất khoáng không bị hao phí do bay hơi hoặc rửa trôi.


*
Hình 1. Một số phế phụ phẩm ngành nông nghiệp và vi sinh vật dùng để ủ phân hữu cơ

2. Phân vi sinh vật là gì (vsv)?

- Phân bón vi sinh vật (còn gọi là phân bón vi sinh) là phân bón chứa ít nhất một loại vi sinh vật có ích. Mật số mỗi loại lớn hơn 108cfu/g hoặc cfu/ml. Các chủng vi sinh phổ biến được sử dụng nhiều trong nông nghiệp:

Nấm Trichoderma: phòng ngừa nấm bệnh, phân giải xenlulose, kích thích sinh trưởng cây trồng,… giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất thành dạng dễ tiêu.


*
Hình 2. Hình thái khuẩn lạc và bào tử nấm Trichoderma spp.
*
Hình 3. Trichoderma sp. đối kháng với nấm bệnh trên cây trồng (A) Trichoderma sp. đk Fusarium sp., (B) Trichoderma sp. đk Phytophthora sp.,(C) Trichoderma sp. đk Neoscytalidium sp., (D) Trichoderma sp. đk Colletotrichum sp.,
*
Hình 4. Test khả năng phân giải xenllulose của các chủng nấm Trichoderma (A, B, C)

- Nấm Paecilomyces lilacinus (nấm tím) ký sinh lên trứng của tuyến trùng, làm giảm đáng kể mật số tuyến trùng có hại trong đất. Ngoài ra còn có một số loài có khả năng tạo ra mạng lưới (network), vòng thắt (ring) như Monacrosporium spp. Dactylella spp., Arthobotrys spp., để bẫy và tiêu diệt tuyến trùng, hoặc ký sinh lên tuyến trùng như Harposporium anguillulae, Haptocilium sp.,.

*

Nấm Metarhizium anosipliae (nấm xanh), Beauveria bassiana (nấm trắng), Nomuraea có khả năng ký sinh lên côn trùng hoặc tạo ra các độc tố sinh học, qua đó giúp cây tránh được sự phá hoại của các loại côn trùng, sâu bọ, rệp sáp, nhện đỏ...

 

*


*
Hình 9: Nấm M. anisopliae ký sinh trên: (1) rầy nâu. (2) sùng đất, (3) ấu trùng xén

- Vi khuẩn Bacillus spp.: phòng ngừa nấm bệnh, chuyển hóa đạm, lân trong đất thành dạng dễ tiêu, kích thích sinh trưởng cây trồng,… giúp bảo vệ bộ rễ và cải tạo đất.


*
Hình 10. Bacillus sp. đối kháng với nấm bệnh trên cây trồng (A) Bacillus sp. đk Fusarium sp., (B) Trichoderma sp. đk Colletotrichum sp., (C) Trichoderma sp. đk Neoscytalidium sp.,

- Vi khuẩn Azotobacter sp., Rhizobium sp.: cố định đạm trong không khí cung cấp dinh dưỡng cho cây và tạo các chất kích thích sinh trưởng cây trồng


*
Hình 11. Hình thái khuẩn lạc và tế bào Azotobacter sp.

- Xạ khuẩn: Streptomyces sp., Actinomyces sp.: có khả năng phân giải xenlulose mạnh, thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy xác bã hữu cơ, đồng thời một số chủng còn tiết ra enzym ức chế lại các loại nấm bệnh gây hại trong đống ủ.


*
Hình 12Khuẩn lạc xạ khuẩn (A) và kiểm tra khả năng phân giải xenllulose của các chủng xạ khuẩn Streptomyces (B,C,D)

Tóm lại, tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau mà chúng ta sẽ tuyển chọn các loại vi sinh vật khác nhau để đưa vào sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

 

3. Phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích như Trichoderma sp., Bacillus sp., Streptomyces sp., Azotobacter sp., được sản xuất bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh. Mật số mỗi loại lớn hơn 106cfu/g hoặc cfu/ml. Phân hữu cơ vi sinh có tác dụng:

Cải tạo môi trường sống cho hệ vi sinh vật trong đất, làm cho đất tơi xốp, chống xói mòn, rửa trôi.Bổ sung thêm nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng như: các vi sinh vật làm tăng khả năng trao đổi chất, nấm và vi khuẩn đối kháng giúp phòng trừ bệnh hại cho cây trồng, tăng sức đề kháng cho cây trồng.Năng cao phẩm chất và chất lượng nông sản.III. PHÂN BIỆT PHÂN HỮU CƠ, PHÂN VI SINH VÀ PHÂN HỮU CƠ VI SINH

Bảng 1: Sự giống nhau và khác nhau giữa phân hữu cơ – phân vi sinh – phân hữu cơ vi sinh

 

Phân hữu cơ

Phân vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh

Nguồn gốc

Có nguồn gốc từ chất thải của động vật, phế phẩm nông nghiệp, than bùn…

Là chế phẩm sinh học có chứa các chủng vi sinh vật có ích

Là phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích

Thành phần chính

Hữu cơ

Ít nhất có một loại vi sinh vật có ích

Hữu cơ và ít nhất có một loại vi sinh vật có ích

Chất hữu cơ

 ≥ 20%

-

≥ 15%

Mật số vi sinh

-

 ≥ 1 x 108 Cfu/g cho mỗi loại

 ≥ 1 x 106 Cfu/g cho mỗi loại

Các chủng vi sinh

-

- Đối kháng nấm bệnh,

- Kiểm soát tuyến trùng côn trùng, sâu hại.

- Phân giải xenlulozo, lân …và vsv cố định đạm

- Phân giải xenlulozo, lân …và vsv cố định đạm

- Đối kháng nấm bệnh,

- Kiểm soát tuyến trùng côn trùng, sâu hại.

Hình thức sử dụng

Bón trực tiếp: rải xung quanh gốc cây, luống rau, trộn vào đất.

Bón trực tiếp, trộn vào bầu ươm cây, phun qua lá, rải đều dưới gốc cây, ủ compost...

Bón trực tiếp: rải xung quanh gốc cây, luống rau, trộn vào đất.

Công dụng

Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm đất. Cân bằng sinh thái đất

Cung cấp vi sinh vật mật số cao giúp kiểm soát bệnh cây trồng và phân giải các chất hữu cơ trong đất.

Cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, giữ ẩm đất. Cung cấp vi sinh vật có lợi cho cây trồn

 

IV. ĐỐI TƯỢNG CÂY TRỒNG SỬ DỤNG

- Phân hữu cơ, phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh dùng cho tất cả các loại cây trồng, giúp bổ sung chất hữu cơ và hệ vi sinh vật có ít vào trong đất giúp kiểm soát nấm bệnh, sâu hại và tuyến trùng gây hại.

- Giúp cải tạo, phục hồi hệ sinh thái đất, làm đất tơi xốp, giữ nước, giữ dinh dưỡng, chống xói mòn, rửa trôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.