Lá Chè Xanh Tươi: 5 Tác Dụng Của Lá Chè Tươi : 5 Tác Dụng & Cách Nấu

(VTC News) -

Bên cạnh nước vối, chè tươi cũng là loại đồ uống được nhiều người yêu thích, vậy uống nước chè tươi có tác dụng gì?


Chè xanh còn gọi là chè tươi là loại nước uống cổ xưa nhất của loài người. Chè xanh được nhiều người sử dụng uống hàng ngày như nước vối. Vậy uống nước chè tươi có tác dụng gì?

Uống nước chè tươi có tác dụng gì?

Chè xanh được coi là một trong những thức uống rẻ tiền và lành mạnh nhất. Uống chè xanh thường xuyên có thể đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời, giúp tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật. Dưới đây là những lợi ích nếu bạn thường xuyên uống nước chè xanh.

Bạn đang xem: Tác dụng của lá chè tươi

Chè xanh giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim

Một công trình nghiên cứu ở Hà Lan nhận thấy nhóm dùng chè xanh hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim.

Trung tâm này cũng nhận định, nhờ tập quán lâu đời uống chè mà người dân Nhật được bảo vệ phòng chống các bệnh tim mạch. Nếu uống nước chè hàng ngày thì nồng độ cholesterrol xấu trong máu giảm rõ rệt.

Nhiều công trình cho thấy, chè xanh tác dụng hỗ trợ diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, hưng phấn thần kinh, hạ đường huyết, hỗ trợ giảm máu mỡ, lợi tiểu, giữ vệ sinh răng miệng.



Uống nước chè tươi có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người

Làm chậm quá trình lão hóa

Trong chè xanh chứa những chất giúp kích thích cơ thể bổ sung cholesterol tốt, và thải loại ra những cholesterol xấu.

Chè xanh cũng giúp làm mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt của bạn. Trong chè xanh chứa polyphenols, chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do, giúp làm chậm quá trình lão hóa.

Ngăn ngừa ung thư

Ở Nhật Bản, nơi chè xanh là thức uống phổ biến hàng ngày của hầu hết mọi người dân, tỉ lệ người bị nhiễm ung thư rất thấp, theo một nghiên cứu của trung tâm y tế thuộc đại học danh tiếng Maryland. Chè xanh là thức uống chứa nhiều chất chống oxy hóa như EGCG, EGC, ECG và EC, là những chất được biết đến có tác dụng làm giảm nguy cơ bị ung thư.

Những chất này bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công của các DNA lỗi, được biết là bước đầu tiên bệnh ung thư hình thành và phát triển. Ngoài ra, các chất trong lá chè xanh còn có tác dụng bảo vệ da bạn khỏi tia tử ngoại của mặt trời, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư da.

Tốt cho sức khỏe răng miệng

Chất catechin trong trà xanh cũng có lợi cho sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, catechin có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hình thành mảng bám, nguyên nhân hàng đầu gây ra hôi miệng và sâu răng.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều trà có thể cản trở sự hấp thụ sắt bởi chất tannin, đồng thời có thể gây xỉn màu răng khi chúng tích tụ trên men răng.

Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Một số nghiên cứu cho thấy, trà xanh có thể hỗ trợ làm giảm nhẹ lượng đường trong máu. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2.

Bệnh đái tháo đường loại 2 liên quan đến việc lượng đường trong máu tăng cao, có thể do kháng insulin hoặc không có khả năng sản xuất insulin. Trà xanh có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu ở các cá nhân Nhật Bản cho thấy, những người uống trà xanh nhiều nhất có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 thấp hơn khoảng 42%.

Chè tươi uống nóng hay uống lạnh?

Theo Đông y, chè xanh tính hàn cho nên không dùng lạnh vì sẽ gây quá hàn sinh đờm, do đó nên uống nóng. Một số nơi có tập quán uống chè phải nóng và còn cho vào chè một lát gừng tươi.

Bạn cần lưu ý không uống chè xanh thay nước lọc, không uống chè xanh đã pha để qua đêm, không uống khi đói bụng gây cồn ruột. Không dùng chè xanh để uống thuốc, không uống ngay sau bữa ăn làm giảm sự hấp thụ sắt từ thực phẩm vào cơ thể, tăng nguy cơ thiếu máu. Thời gian thích hợp để uống chè là sau bữa ăn 60 phút. Không uống sau 18 giờ gây mất ngủ.

Chè xanh sau khi được hái hoặc mua về, nếu không sử dụng hết hãy để vào túi kín. Lưu ý là túi đựng phải khô. Chè đã loại bỏ lá đã úa, sâu bệnh, rửa để ráo nước. Bảo quản ngăn mát tủ lạnh sử dụng khoảng 3 ngày. Không mua quá nhiều cùng một lúc. Nên mua đủ dùng để khi sử dụng chè vẫn giữ được nguyên mùi vị và công dụng của nó.

Chè xanh là loại thức uống lâu đời có nhiều lợi ích cho sức khoẻ như: tác dụng chống oxy hoá, chống ung thư và chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh như: bệnh lậu, bệnh tiểu đường, bệnh tim, xơ vừa động mạch…. Bài viết dưới đây cung cấp đầy đủ cho bạn tác dụng của chè xanh, vì sao nên thường xuyên uống chè xanh và những lưu ý khi sử dụng chè xanh để hỗ trợ tốt nhất cho sức khoẻ của bạn.


1. Cây chè xanh.

Cây chè còn gọi là trà, tên khoa học là Camellia sinensis O.Ktze (Thea chinensis Seem)

Thuộc họ Chè Theaceae. Người ta thường dùng búp và lá chè non sao khô làm thuốc, thường gọi là chè hương hay chè tàu còn gọi là trà diệp.

1.1 Mô tả cây

Cây chè (trà) là một cây khoẻ, mọc hoang và không cắt xén có thể cao tới 10m hay hơn nữa, đường kính thân có thể to như cây cổ thụ. Đôi khi mọc thành rừng gỗ trên núi đá cao. Nhưng khi trồng tỉa người ta thường cắt xén để tiện việc hái cho nên chỉ cao nhiều nhất 2m. Nhiều cành mọc ra từ gốc. Lá mọc so le, không rụng. Hoa to trắng, mọc ở kẽ lá, mùi rất thơm, nhiều nhị. Qủa là một nang thường có ba ngăn nhưng chỉ còn một hạt do các hạt khác bị teo đi. Quả khải bằng lối cắt ngăn, hạt không phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu.

*
Cây chè xanh

1.2 Phân bố, thu hái và chế biến.

Chè xuất phát từ Trung Quốc, chè được trồng từ 2.500 năm trước công nguyên, chè được trồng ở rất nhiều nước như: Nhật Bản, Liên Xô, Châu Á.

Ở Việt Nam, chè xanh được trồng nhiều nhất ở Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và các tỉnh miền Nam: Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng….

Chè dùng làm thuốc hái vào mùa xuân: Hái búp và lá non. Vò rồi sao khô giống như chế chè để pha nước uống. Không dùng chè đen hay chè mạn là những loại chè đã cho lên men rồi mới phơi hoặc sấy khô.

1.3 Thành phần hoá học.

Trong lá trà (chè) có chữa tới 20% tanin là chất có tác dụng làm săn da, sát khuẩn mạnh. Ngoài ra còn chứa cafein với tỷ lệ 1,5 đến 5% và một số vitamin như B1, B2 và C.

Chất tanin trong chè có tác dụng như 1 vitamin P vì đây là hỗn hợp của các catechin và dẫn cuất của catechin có cấu trúc hoá học của vitamin P.

2. Tác dụng của chè xanh.

*
Hoa cây chè xanh

Dưới đây là tổng hợp các công dụng của chè xanh để trả lời câu hỏi:” Chè xanh có tác dụng gì? Vì sao mà chúng ta lại nên thường xuyên uống chè xanh?”

2.1 Thanh nhiệt, giải khát, giải độc

Chè xanh được dùng từ rất lâu đời là một loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải khát có lợi cho sức khoẻ vì có tác dụng thải độc tố trong cơ thể hữu hiệu.

2.2 Chống oxy hoá, làm giảm quá trình lão hoá, làm đẹp da.

Polyphenols được tìm thấy trong trà xanh có chứa epigallocatechin gallate (EGCG) có tác dụng chống oxy hoá mạnh, giúp giảm sự lão hoá cho da và các tế bào da, giúp nhanh lành vết thương. Vì vậy khi bị các vết thương ngoài da, hoặc mụn nhọt có thể đun chè xanh lên rửa để sát khuẩn, giúp vết thương nhanh lành. Mỗi ngày uống 1 ly trà xanh giúp bạn có làn da sáng mịn, tươi trẻ hơn.

2.3 Tác dụng tốt giúp ổn định huyết áp.

Trong chè xanh có chứa chất polysaccarides giúp kiềm chế angiotensin, một hormone gây ra sự co mạch và tăng huyết áp. Vì vậy những người cao huyết áp nên uống trà xanh thường xuyên để giảm huyết áp.

2.4 Tác dụng giảm nguy cơ ung thư.

Chè xanh chứa chất chống oxy hoá và các vitamin như A, C,E giúp bạn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư và làm tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại tế bào ung thư. Ở Nhật chè xanh được sử dụng phổ biến để giảm nguy cơ ung thư, đó là bí quyết giúp người Nhật sống thọ, họ xây dựng quy trình uống trà đạo rất tinh tế và khoa học.

*
Uống nước chè xanh thường xuyên giúp tăng cường sức khoẻ

2.5 Giảm buồn ngủ, giúp tinh thần sảng khoái.

Chất cafein trong chè xanh có tác dụng chống buồn ngủ, giúp bạn giảm mệt mỏi, tăng hưng phấn cho bản thân. Tuy nhiên với những người mất ngủ không nên uống nhiều chè xanh vì sẽ làm bạn mất ngủ.

Xem thêm: Số 1 Đông Tác Kim Liên Hà Nội, Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người

2.6 Chữa bệnh da liễu, ngoài da, mẩn ngứa.

Trong dân gian thường dùng chè xanh tươi hoặc lá vối để đun nước tắm cho em bé để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, giúp mát da. Khi bị các bệnh như bệnh lậu, bệnh sùi mào gà, bệnh viêm da cơ địa… uống chè xanh thường xuyên sẽ giúp kháng viêm, tăng sức đề kháng giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

2.7 Chống sâu răng, bảo vệ răng lợi khoẻ mạnh.

Chất flouride trong chè xanh có tác dụng chống sâu răng, viêm lợi, giúp răng chắc khoẻ. Vì vậy chè xanh được ứng dụng nhiều để sản xuất kem đánh răng chứa chè xanh.

2.8 Giảm cholesterol và hỗ trợ giảm cân.

Chè xanh được chị em phụ nữ biết đến và sử dụng nhiều để giảm cân vì có tác dụng tăng khả năng đốt cháy mỡ thừa cũng như giúp tăng khả năng trao đổi chất. Trà xanh còn giúp ngăn chặn quá trình chuyển hoá glucose thành mỡ. Nếu uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm cân mà vẫn giữ cho làn da sáng đẹp không bị chảy xệ do giảm cân.

2.9 Ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Do có tác dụng giảm cholesterol nên chè xanh giúp giảm các bệnh tim mạch và đột quy (tai biến mạch máu não). Trà xanh hỗ trợ tốt cho các bệnh nhân sau phẫu thuật tim mạch vì tăng khả năng phục hồi, tái tạo tế bào.

2.10 Tăng sức đề kháng cho cơ thể, chữa cảm cúm

Chè xanh chứa các vitamin như A,C,E giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chất catechin có trong chè xanh có tác dụng diệt virus cúm, diệt khuẩn nên chữa cảm cúm rất hiệu quả.

2.11 Giúp xương chắc khoẻ, hỗ trợ bệnh viêm khớp dạng thấp

Chè xanh chứa hàm lượng florua cao giúp cho xương chắc khoẻ, bạn nên uống chè xanh mỗi ngày để bảo vệ hệ xương và làm giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp.

2.12 Tác dụng tăng cường trí nhớ

Trà xanh không những giúp thúc đẩy sức mạnh cho các bộ phận trên cơ thể, trà xanh còn giúp trí óc của bạn thông minh hơn, nhạy bén hơn. Trà xanh giúp bảo vệ bộ não của bạn với sự hỗ trợ của các hợp chất hoạt tính sinh học và catechin (có tác dụng chống lại hoạt động của các gốc tự do. Các gốc tự do này vốn là những tác nhân gây nên các tổn thương màng tế bào của cơ thể, và nó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính, hoặc làm tăng các nguy cơ bệnh ác tính).

Không những thế, trà xanh còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson.

2.13 Bảo vệ gan, giúp gan khoẻ mạnh

Nhờ có catechin mà chè xanh còn có tác dụng bảo vệ gan hiệu quả, cải thiện chức năng gan và giảm lượng mỡ trong gan.

2.14 Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chất catechin có trong chè xanh còn giúp làm giảm lượng đường trong máu. Nói chung, lượng đường trong máu có xu hướng tăng theo tuổi tác nhưng các chất polyphenols và polysaccarides có trong trà xanh giúp giữ cho lượng đường trong máu ở mức thấp. Vì vậy uống chè xanh mỗi ngày hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt cho bạn.

2.15 Tăng cường hệ miễn dịch

Trà xanh có chứa chất polyphenol và flavonoid, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể khỏe mạnh và mạnh mẽ hơn, và có khả năng chiến đấu chống lại chứng nhiễm trùng.

2.16 Giảm nguy cơ hen suyễn

Các theophyline trong trà xanh có tác dụng lợi tiểu và làm giãn các cơ trơn hỗ trợ phế quản. Kết quả là, đồ uống lành mạnh truyền thống này có thể làm giảm sự tác động nguy hại của bệnh hen suyễn.

*
Sử dụng bột chè xanh để làm đẹp da

2.17 Sử dụng bột chè xanh để làm đẹp.

Chị em phụ nữ thường sử dụng bột chè xanh để đắp mặt nạ, với công dụng chống oxy hoá tốt và chứa các vitamin giúp làn da khoẻ mạnh, tăng cường dưỡng chất cho da và làm giảm nếp nhăn, làm cho làn da sáng bóng hơn khi sử dụng mặt nạ trà xanh thường xuyên.

2.18 Công dụng chữa bệnh lỵ

Chè được dùng để pha nước uống và làm thuốc kích thích do cafein và chữa lỵ theo đơn sau đây:

Trà diệp: 100g

Cam thảo: 10g

Nước vừa đủ: 100ml

Cách làm: Lấy chè và cam thảo cho nước vào cho ngập. Đun sôi trong nửa giờ, lọc. Bã còn lại cho thêm nước vừa đủ mặt chè đun sôi trong nửa giờ nữa. Lọc. hợp cả hai nước lại. Đun cô cho đến khi còn đúng 100ml. Thêm natri benzoat 0,3g hoặc cho thêm 0,93g nipagin vào để bảo quản.

Có thể không cho cam thảo hoặc natribenzoat hay nipagin cũng được, nhưng không ngọt và không để lâu được.

Cách dùng: Ngày dùng 4 lần, mỗi lần 5-10ml. Mỗi lần điều trị từ 3 đến 5 ngày.

Với người không uống được nước chè, có thể chế thành dung dịch 10% rồi thụt giữ như sau: Lấy 10g chè, sắc trong nửa giờ rồi lọc. Mỗi ngày thụt 1-2 lần, mỗi lần 100ml.

Đơn thuốc này thường được áp dụng đối với người lớn. Một số người có thể mất ngủ do tác dụng của cafein. Do đó nên uống hoặc thụt vào buổi sáng hoặc trưa.

3 Cách sử dụng chè xanh để hiệu quả

Nếu muốn chè xanh trở thành một thần dược chữa bệnh bạn cần phải uống chè xanh đúng cách để chè xanh có thể phát huy hết tác dụng của mình. Dưới đây Đôngytinhhoa.vn sẽ giúp cho bạn có kiến thức để sử dụng chè xanh hiệu quả nhất tăng cường khả năng chữa bệnh.

3.1 Khi pha trà xanh cần bỏ nước đầu

Đây là loại trà bạn vừa cho vào ấm, đổ nước sôi vào, thì nước trà đó gọi là trà nước đầu. Do quy trình chăm sóc, sản xuất trà hiện nay trải qua khá nhiều công đoạn gia công, đóng gói, rất khó tránh khỏi việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và bảo quản, khói bụi… Vì vậy, khi pha chè, bạn nên đổ bỏ nước đầu, một cách nhanh chóng, coi như “rửa” chè.

3.2 Không uống chè bị biến chất, để quá lâu.

Nếu như bạn bảo quản trà không đúng cách có thể bị biến chất, hấp thụ hơi ẩm và sản sinh nấm mốc. Có nhiều người thích uống trà, “tiếc của” nên có thể sẽ không muốn đổ bỏ dù biết rằng chúng đã bị mốc.

Trà biến chất sẽ chứa rất nhiều chất độc hại và vi khuẩn, vì thế tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng. Bên cạnh đó, trà sau khi pha xong, bạn nên uống ngay thay vì để quá lâu, trà sẽ bị biến chất, ô xy hóa, nhiễm khuẩn. Loại trà pha lâu không uống, bạn cũng nên đổ bỏ.

3.3 Uống chè sau bữa ăn 30 phút

Chất tanin có trong chè xanh sẽ kết hợp với sắt và protein làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể vì vậy nên uống chè xanh sau ăn 30 phút để không bị cản trở quá trình hấp thu giúp cơ thể có được năng lượng tốt nhất.

3.4 Không uống chè xanh khi đói

Chè xanh có tác dụng kích thích tiêu hoá, kích thích dạ dày tiết dịch vị chính vì vậy nếu uống trà xanh khi đói sẽ làm cho chúng ta có cảm giác cồn cào ruột gan, chóng mặt, thậm chí đau dạ dày.

3.5 Không uống chè xanh vào buổi tối trước khi đi ngủ

Chè xanh chứa hàm lượng cafein cao gây hưng phấn, kích thích thần kinh gây khó ngủ vì vậy nên uống chè xanh trước khi đi ngủ từ 1 đến 2 tiếng.

3.6 Không dùng chè xanh để uống thuốc

Không dùng chè xanh, sữa để uống thuốc vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

3.7 Không uống chè quá nóng, quá lạnh.

Khi uống chè quá nóng sẽ làm cho dạ dày, họng và thực quản của bạn. Vì vậy nên uống trà dưới 60 độ. Không uống chè lạnh vì sẽ bị cảm. Vì vậy uống chè ấm là tốt nhất vì sẽ khiến cho cơ thể bạn sảng khoái, thư giãn và dễ chịu.

Bài viết có thể bạn quan tâm: 

Lá vối với 9 công dụng tuyệt vời của lá vối và những lưu ý khi dùng lá vối.

Yến sào: thuốc bổ vàng của Đông Y với 7 tác dụng tuyệt vời của yến sào

Cây tía tô và 10+ Công dụng chữa bệnh kì diệu của cây tía tô.

10+ tác dụng của chè vằng. Cách sử dụng chè vằng để trở thành thần dược chữa bệnh

Bài viết của canthiepsomtw.edu.vn mang tính chất tham khảo không thay thế việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Trước khi áp dụng những bài viết chữa bệnh trên người bệnh cần phải hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và được tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.