THI CÔNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở XÃ HỘI, CẢ NƯỚC KHỞI CÔNG 9 DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI

Sáng 23-6, dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân và người lao động có tổng diện tích sử dụng đất 17.959 m2, gồm 4 khối chung cư cao 5 tầng, cung cấp 303 căn hộ nhà ở xã hội, 68 căn hộ thương mại, thời gian thực hiện 2 năm, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng giải quyết nhu cầu nhà ở cho khoảng 1.500 công nhân, người lao động đã được Công ty cổ phần đầu tư nhà An Bình, công ty thành viên của Tập đoàn Capital, tổ chức khởi công tại Khu công nghiệp Phú Hội, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Bạn đang xem: Thi công công trình nhà ở xã hội


 Phối cảnh dự án nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp Phú Hội, tỉnh Lâm Đồng.

Đây là dự án quan trọng, mở đầu cho mục tiêu xây dựng 2.980 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Sau 7 năm, Lâm Đồng mới có dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân và người lao động có thu nhập thấp. Mặc dù quy mô, tổng mức đầu tư chưa lớn nhưng mang ý nghĩa an sinh xã hội rất lớn. Tôi yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu tập trung nhân lực, vật lực thi công công trình bảo đảm tiến độ, chất lượng, mỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Sau khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, chủ đầu tư cần nghiên cứu giá bán, giá thuê, tổ chức thông báo công khai rộng rãi để công nhân, người lao động có thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận, bảo đảm đúng đối tượng, đúng thành phần, không được để xảy ra hiện tượng trục lợi, "tranh thủ" đối với dự án mang ý nghĩa xã hội này".

 Ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phát biểu tại lễ khởi công 

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng, các dự án nhà ở xã hội của địa phương hiện chủ yếu tập trung tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) với 3 dự án, gồm 318 căn hộ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lâm Đồng dự kiến triển khai 12 dự án nhà ở xã hội. Ngoài dự án tại Khu công nghiệp Phú Hội tổ chức khởi công sáng nay thì Dự án nhà ở xã hội có quy mô 480 căn nhà tại Khu dân cư, tái định cư 5B, Phường 3 và Phường 4 (TP Đà Lạt) đang được UBND TP Đà Lạt chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Dự án nhà ở Kim Đồng gồm 94 căn tại Phường 6, TP Đà Lạt đang được thẩm định hồ sơ năng lực của nhà đầu tư.

Các đại biểu khởi công dự án nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp Phú Hội, tỉnh Lâm Đồng sáng 23-6 

Ngoài 3 dự án trên, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp cùng các sở, ngành và địa phương tiếp tục kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án nhà ở xã hội tại khu vực ấp Sào Nam, Phường 11, TP Đà Lạt gồm 520 căn nhà và dự án nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp Lộc Sơn, TP Bảo Lộc gồm 450 căn nhà. 

*

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.

Để bảo đảm việc triển khai, thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và có giải pháp thực hiện hiệu quả trong thời gian tới.

Các địa phương phải đôn đốc chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của các dự án này theo tiến độ được phê duyệt; trường hợp chủ đầu tư không thực hiện thì thu hồi quỹ đất 20% để lựa chọn, giao cho các chủ đầu tư khác.

Tập trung đánh giá đúng thực trạng kết quả đã triển khai trong thời gian qua; chỉ rõ tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp thiết thực, hiệu quả nhất là giải pháp về huy động mọi nguồn lực từ xã hội cùng tham gia với sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, nhằm đạt mục tiêu của Đề án.

Đối với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn, ngoài việc phát triển các dự án khu đô thị, nhà ở thì cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội dành cho các đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp tại các địa phương nhằm đảm bảo công tác an sinh, xã hội.

Xem thêm: Bộ chuyển đổi cáp chuyển đổi sata sang usb 3, cáp sata to usb giá tốt tháng 7, 2023

Bên cạnh đó, cần tập trung vào các vấn đề liên quan đến thể chế chính sách, các thủ tục đất đai đầu tư-xây dựng, cải cách thủ tục hành chính...

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai


Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bám sát chủ trương của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định cần phải ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho phát triển nhà ở xã hội.

Phó Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Xuân Bắc khẳng định, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực phối hợp Bộ Xây dựng, các cơ quan liên quan trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai, xây dựng nhà ở xã hội. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng dòng vốn vào phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở cho người thu nhập thấp.

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, nhưng tín dụng đối với nhà ở xã hội còn thấp do một số nguyên nhân như: nguồn cung nhà ở xã hội còn khan hiếm, khiến tiếp cận khách hàng, dự án nhà ở xã hội tốt, có hiệu quả còn khó khăn; việc bố trí nguồn vốn ngân sách cho các chương trình nhà ở còn hạn chế, chưa kịp thời...

*

Tạo động lực xây dựng nhà ở xã hội

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, đến nay thành phố đã triển khai 2 dự án nhà ở xã hội, hoàn thành 1.499 căn hộ, đang xây dựng 546 căn hộ; đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi công năng 2 dự án ký túc xá sinh viên sang nhà ở xã hội cho công nhân với 728 căn hộ; đồng thời triển khai kêu gọi đầu tư 1 dự án với khoảng 600 căn hộ và đang phối hợp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chọn địa điểm để triển khai 1 dự án thiết chế công đoàn (gồm nhà ở và các thiết chế văn hóa, thể thao) phục vụ công nhân tại khu vực quận Liên Chiểu.

Dự kiến, giai đoạn 2021-2030, thành phố Đà Nẵng đầu tư 20.493 căn hộ nhà ở xã hội.

Thực tế trong quá trình thực hiện phát sinh một số vấn đề phức tạp liên quan đến thủ tục, thời gian lựa chọn chủ đầu tư, gây ảnh hướng rất lớn đến tiến độ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội.

Theo quy định, trường hợp đối tượng đăng ký thuê nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú thì phải có bản sao giấy xác nhận đăng ký tạm trú và giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Như vậy, đối với công nhân không có hộ khẩu thường trú tại địa phương thì phải làm việc ít nhất 1 năm mới đủ điều kiện được thuê nhà ở xã hội.

Trong khi đó, đa số công nhân có nhu cầu thuê nhà ở xã hội khi đến làm việc tại địa phương, các trường hợp làm việc trên 1 năm đều đã thuê nhà ở và ít có nhu cầu thay đổi chỗ ở.

Do đó, kiến nghị xem xét điều chỉnh quy định xét duyệt đối tượng công nhân khu công nghiệp được thuê nhà ở xã hội tương tự như đối tượng là học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề thuê nhà ở sinh viên (bỏ điều kiện về cư trú, giảm trình tự thủ tục xét duyệt bố trí thuê).

Vì vậy, để thực hiện mục tiêu hoàn thành khoảng một triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030, Nhà nước cần khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp theo cơ chế thị trường.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.