Thời kỳ bao cấp là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của nước ta, với nhiều dấu ấn và hoài niệm của không ít người từng sinh sống trong thời kỳ này. Tưởng chừng câu chuyện về thời kỳ bao cấp đang mờ dần trong cuộc sống ồn ào, tấp nập, có nhiều đổi thay nhưng vẫn còn nằm trong ký ức của nhiều người và được kể lại khi so sánh với cuộc sống đời thường hôm nay.
Bạn đang xem: Thời bao cấp là gì
![]() |
Bảo tàng tỉnh sưu tầm và bảo quản nhiều hiện vật về thời kỳ bao cấp |
Chúng tôi tìm đến ông Bùi Xuân Thếp, 92 tuổi ở thôn Hoàng Tranh, xã Minh Hoàng (Phù Cừ), là người có nhiều năm làm cán bộ chủ chốt của xã qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Bên tách trà nóng, ông kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện, những kỷ niệm về thời kỳ bao cấp. Ông Thếp cho biết: Thời kỳ bao cấp là tên gọi dùng để chỉ giai đoạn 1976 -1986 khi đất nước bước vào thời kỳ hòa bình, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng quê hương. Giai đoạn này, hầu hết mọi giao dịch từ nhu yếu phẩm, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt… đều thực hiện theo chế độ tem, phiếu. Đây chính là dấu ấn đậm nét trong ký ức của nhiều người dân Việt Nam nói chung và người dân quê tôi nói riêng. Với nhiều người, trong đó có tôi, thời kỳ bao cấp là miền ký ức rất đặc biệt. Đến giờ, tôi vẫn không thể nào quên được những buổi xếp hàng từ tờ mờ sáng để mua nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày, quên sao được những cảnh cả nhà nhường nhịn để một người trong nhà có tấm áo tươm tất đi làm. Ngày nay, ăn ngon, mặc đẹp là hết sức bình thường. Thế nhưng, ở thời kỳ bao cấp, người dân đều dành vải đến tết mới may quần áo để diện đi chơi. Lúc đó, vải là một mặt hàng vô cùng khan hiếm. Để có vải, người dân phải có tem vải, phiếu vải do cơ quan Nhà nước phát hành. Với định lượng phân phối được Nhà nước quy định cho từng đối tượng nên khi có vải để may quần áo cũng có nhiều câu chuyện vui. Người lùn nhỏ thì may quần áo còn rộng rãi vài phần. Những người cao lớn, mặc quần áo ngắn cũng đành chịu. Ai chịu khó giữ gìn thì quần áo mặc được lâu, lỡ sờn rách thì cố vá víu mặc tạm chờ đợt cấp mới. Vì thế, người mặc quần vá, tích kê đầu gối rất phổ biến, áo sơ mi sờn cổ thì mang ra hiệu may lộn lại. Hết chuyện mặc đến chuyện ăn, tất cả các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như thịt, đường, sữa… cũng đều có tem, phiếu.
Ông Bùi Đức Hiển ở phường Hiến Nam (thành phố Hưng Yên) hoài niệm: Ngoài lương thực, thực phẩm, Nhà nước quy định tiêu chuẩn của mỗi cán bộ Nhà nước được phân phối một chiếc xe đạp trong cả đời công tác. Ai đã có xe đạp thì được đăng ký để xin sổ mua phụ tùng. Ai chưa có xe đạp thì tích cóp dần phụ tùng qua mỗi đợt có tiêu chuẩn đưa về cơ quan, xí nghiệp như: Xích, líp, săm, lốp… Để có những phụ tùng này thường có những cuộc bình xét trong nội bộ, thế nên có người cả đời đi làm chỉ tích được hai đôi lốp vì không phải lần bình xét nào cũng may mắn được nhận phụ tùng. Với tôi, ký ức về thời bao cấp nhớ nhất là việc xem ti vi. Những năm 1978 -1979, cả xóm tôi chỉ có một nhà có ti vi đen trắng. Tuổi thơ chúng tôi gắn liền với bộ phim truyền hình của Bulgari “Trên từng cây số” kể về đất nước Bulgari trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, công cuộc tái thiết và chống lại các lực lượng phá hoại, ông Hiển kể, vào mỗi buổi tối có chương trình vô tuyến thì cả xóm vui như ngày hội. Nhà bác trong xóm có ti vi lúc nào cũng chật ních người, trong căn phòng rộng chừng hơn chục mét vuông, chiếc tivi để ở vị trí thật trang trọng. Mọi người từ lớn đến nhỏ ngồi trật tự, chăm chú như nuốt từng lời thoại của nhân vật trong phim. Bác hàng xóm rất nhiệt tình, hàng ngày mang bình ắc quy đi sạc điện và cũng không cảm thấy phiền hà gì khi trong nhà thường tối nào cũng chật ních người đến xem ti vi. Tình người thời đó thật đáng quý.
Bà Hoàng Thị Hoan, sinh năm 1970 ở xã Đức Thắng (Tiên Lữ) hiện là giáo viên cũng là một người từng trải qua thời kỳ ấy. Chị từng xếp hàng đi mua lương thực, phải dậy từ rất sớm để đến cửa hàng mua gạo, sau giờ học lại tất tả xếp hàng mua dầu hỏa, nước mắm. Vì ở vùng nông thôn, chị thường cùng các em mang rổ đi bòn rau tập tàng hoặc ra hàng rào hái cúc tần về đun với mớ cá bắt được ngoài đồng. Vì rau tập tàng, cúc tần sẵn có ở nông thôn nên là món ăn thường xuyên của gia đình chị. Rồi cơm độn khoai cũng ngon lắm. “Bây giờ mà ăn lại những món ăn ấy thì chắc chắn phải chảy nước mắt khi ăn vì không thể nghĩ rằng mình đã đi qua một thời khốn khó như vậy” -Chị Hoan chia sẻ. Ngày đó, trẻ con thật hồn nhiên. Do cuộc sống nghèo khó nên trẻ em tự sáng tạo ra đồ chơi cho mình. Đến Tết Trung thu, có đứa được mẹ làm bông hoa sen bằng quả bưởi để đi góp cỗ cùng các bạn trong xóm, để rồi thật hãnh diện khi được các bạn khen mẹ mình khéo tay. Tết Nguyên đán là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm. Bố mẹ luôn chắt chiu để các con có bộ quần áo mới, rục rịch mua lá dong, gạo nếp, đỗ xanh và thịt để chuẩn bị nồi bánh chưng. Sáng mùng 1 tết, ló đầu ra ngoài cửa hà hít cái mùi của bánh pháo vừa đốt và không khí rộn ràng của năm mới thấy cuộc sống thật đáng yêu. Được xúng xính quần áo mới và đi chúc tết các nhà cô, dì, chú, bác nhận tiền mừng tuổi, rồi cất thật kỹ là những ký ức tuổi thơ không bao giờ quên.
Còn rất nhiều câu chuyện về sự khó khăn, thiếu thốn của thời kỳ bao cấp mà nhắc lại ai cũng rưng rưng. Nhưng sự thiếu thốn về vật chất của giai đoạn đã qua ấy đem đến cho chúng ta nhiều điều đáng trân trọng, phải giữ gìn. Đó là tinh thần nhân văn, đùm bọc nhau trong thời buổi khó khăn chung của cả đất nước.


Hiện nay bạn đọc có thể bắt gặp khái niệm Thời kỳ bao cấp. Vậy Thế nào là Thời kỳ bao cấp? Về vấn đề này, ACC xin đưa ra bài viết Thời kỳ bao cấp là gì? Có từ khi nào? để bạn đọc tham khảo cách lý giải về khái niệm này:

Thời kỳ bao cấp là gì? Có từ khi nào?
1. Thời kỳ bao cấp là gì?
Thuật ngữ thời kỳ bao cấp được sử dụng tại Việt Nam dùng để chỉ một giai đoạn mà hầu hết những sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước chi trả, diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế các nước thuộc Khối xã hội chủ nghĩa tại thời kỳ đó. Trong thời kỳ bao cấp kinh tế tư nhân bị xóa bỏ, nhường chỗ cho khối kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Mặc dù kinh tế chỉ huy đã tồn tại ở miền Bắc thời kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế của cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986 trên toàn quốc, là trước khi Đổi Mới diễn ra.
Trong nền kinh tế kế hoạch, phần lớn nền thương nghiệp của tư nhân bị loại bỏ, hàng hóa được phân phối theo tem phiếu do Nhà nước nắm toàn bộ quyền điều hành, và hạn chế việc người dân tự do mua bán trên thị trường hay vận chuyển hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Lúc này, Nhà nước độc quyền phân phối hầu hết các loại hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để nhằm mục đích phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định bắt buộc và mặt hàng mà một gia đình nào đó được phép mua.
Xem thêm: 20+ Mẫu Váy Kẻ Sọc Cho Người Béo, Người Béo Nên Mặc Gì
Đặc biệt, ở thời kỳ bao cấp hàng hóa các loại đều rất khan hiếm, dù có tiền cũng không mua được. Thậm chí có tem phiếu nhưng có quá nhiều người xếp hàng mua nên không ít trường hợp chờ đến lượt mình thì không còn hàng, đành phải ra về. Hàng hóa số lượng ít, không đa dạng về chủng loại, mặt hàng để lựa chọn phục vụ nhu cầu nên nhiều khi không đủ ăn tới cuối tháng, nhiều người dân phải đi mua ở chợ đen.
2. Thời kỳ bao cấp có từ khi nào?
Sau cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt, đầy máu và nước mắt của nhân dân nước Việt Nam ta với những nước được xem là hùng mạnh nhất trên thế giới, đó là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhiều quân đội của các nước đồng minh khác. Khi đất nước thống nhất, toàn thể nhân dân ta bước vào giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước. Thời kì này đã được gọi là thời kì bao cấp, nước ta xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô (cũ).Thời kỳ bao cấp xuất hiện ở giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1986 khi đất nước Việt Nam bước vào thời kỳ hòa bình, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng quê hương. Ở giai đoạn này, hầu hết mọi giao dịch từ nhu yếu phẩm, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt… đều thực hiện theo chế độ tem, phiếu.

3. Câu hỏi thường gặp
1. Giá trị đồng tiền ở thời kỳ bao cấp như thế nào?
Đồng tiền vào thời kỳ bao cấp không có nhiều giá trị sử dụng do việc sử dụng phổ biến tem phiếu rộng khắp cho nên đồng tiền cũng mất giá dần dần.
2. Các hình thức bao cấp?
Các hình thức bao cấp bao gồm:
Hình thức bao cấp qua giá và số lượng hàng hóaHình thức bao cấp qua chế độ tem phiếu
Hình thức bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách
3. Kinh tế nước ta trong thời kỳ bao cấp như thế nào?
Vào thời kỳ bao cấp, kinh tế - xã hội của nước ta không dễ gì có thể nhanh chóng thoát khỏi nghèo khó, khó khăn do vừa mới thoát khỏi chiến tranh. Thời kì bao cấp là giai đoạn mà toàn thể nhân dân đang cố gắng vượt qua những điều kiện khó khăn, thiếu thốn của thực tại và tìm hướng đi để phát triển đất nước tốt hơn.
4. Xã hội thời kỳ bao cấp như thế nào?
Xã hội thời kỳ bao cấp ít có sự phân hóa giàu nghèo như hiện nay nhưng mức sống của người dân thấp. Xã hội thời kỳ này có tính cộng đồng cao, sống có người làng nghĩa xóm thân thiết, tối lửa tắt đèn có nhau. Đời sống tinh thầncủa người dân không có nhiều loại hình giải trí, cuộc sống bình an nhưng còn nghèo nàn, khó khăn.
Việc tìm hiểu về Thời kỳ bao cấp sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Thời kỳ bao cấp là gì? Có từ khi nào? gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: canthiepsomtw.edu.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.