CÁC CUỘC CHỐNG ĐỐI THUYẾT TIẾN HÓA CỦA DARWIN SAI, CÁC CUỘC CHỐNG ĐỐI THUYẾT TIẾN HÓA

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới cho thấy sự tiến hóa theo học thuyết của Darwin có thể diễn ra nhanh hơn gấp 4 lần, dựa trên các phân tích về sự biến đổi gen.

Bạn đang xem: Thuyết tiến hóa của darwin sai


Thuyết tiến hóa của Darwin vẫn còn là một giả thuyết đang gây tranh cãi.

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc đã tìm ra những đột phá trong quá trình tiến hóa ở một số loài. Theo đó, càng có nhiều sự khác biệt về di truyền, thì quá trình tiến hóa có thể xảy ra nhanh hơn, vì một số đặc điểm nhất định chết đi và những đặc điểm mạnh hơn được hình thành.

TS. Timothée Bonnet, một nhà sinh thái học tiến hóa và là đại diện của nhóm nghiên cứu cho biết: "Phương pháp này cung cấp cho chúng ta một cách thức để đo lường tốc độ tiềm ẩn của quá trình tiến hóa hiện đại nhằm thích ứng với chọn lọc tự nhiên trên tất cả các đặc điểm trong quần thể".

"Đây là điều mà chúng tôi đã không thể làm được với các phương pháp trước đây, vì vậy việc có thể nhìn thấy quá nhiều thay đổi tiềm năng là một điều bất ngờ đối với nhóm nghiên cứu", ông cho biết.

Trong số các loài động vật hoang dã được nghiên cứu, có loài chim hồng tước (Malurus cyaneus) ở Úc, linh cẩu đốm (Crocuta crocuta) ở Tanzania, chim sẻ (Melospiza melodia) ở Canada, và hươu đỏ (Cervus elaphus) ở Scotland.

Thời gian trung bình của mỗi nghiên cứu thực địa là khoảng 30 năm, với các chi tiết về sinh, tử, giao phối và con cái đều được ghi chép lại một cách cẩn thận. Đây là cũng lần đầu tiên tốc độ tiến hóa được đánh giá trên một quy mô lớn như vậy.

Sau đó, nhóm nghiên cứu mất thêm 3 năm, và cuối cùng đã định lượng được mức độ thay đổi giống loài do di truyền và chọn lọc tự nhiên gây ra. Họ phát hiện thấy quá trình tiến hóa có thể xảy ra chỉ trong vài năm, trái với nhận định của Charles Darwin khi ông từng cho rằng quá trình tiến hóa diễn ra rất chậm.

Sự tiến hóa ở một số loài đang được đẩy lên rất nhanh, nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (Ảnh minh họa).

Một thí dụ dễ thấy về sự tiến hóa nhanh là ở loài bướm đêm. Trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã gây ra tình trạng ô nhiễm và để lại muội đen trên cây cối và các tòa nhà. Bướm đêm đen khi ấy đã thay đổi màu sắc trên cơ thể chúng để giống với màu này, khiến các loài chim khó phát hiện ra.

"Bởi vì màu sắc của loài bướm đêm quyết định xác suất sống sót và do sự khác biệt về gen, các quần thể ở Anh nhanh chóng bị thống trị bởi loài bướm đêm đen", TS. Bonnet cho biết.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng với việc thế giới và hệ sinh thái động vật hoang dã đang "quay cuồng" với những tác động liên tục của biến đổi khí hậu, việc biết thêm về tốc độ thích nghi của các loài động vật sẽ rất hữu ích trong việc mô hình hóa rằng loài nào có thể tồn tại và loài nào sẽ không.

"Nghiên cứu này đã cho chúng ta thấy rằng không thể coi quá trình tiến hóa là một quá trình cho phép các loài tồn tại lâu dài để đáp ứng với sự thay đổi của môi trường", TS. Bonnet cho biết. "Thay vào đó, có thể coi sự tiến hóa là một động lực quan trọng, cho thấy khả năng thích ứng của các quần thể đối với những thay đổi môi trường hiện tại".

Lý thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc sự sống được giảng dạy đại trà là lý thuyết “nồi súp nguyên thủy”. Lý thuyết này hoang đường đến nỗi một số “nhà tiến hóa” cũng phải thừa nhận rằng đó là những chuyện không thể tin được. Nhưng thay vì thừa nhận thuyết tiến hóa sai, những “nhà tiến hóa” này nói rằng lý thuyết nồi súp nguyên thủy không nằm trong thuyết tiến hóa. Điều này để lộ cho thấy những “nhà tiến hóa” này có hiểu biết quá hạn chế. Để giúp mấy “nhà tiến hóa” này, xin khẳng định rằng thuyết tiến hóa Darwin gồm hai bộ phận chủ yếu sau đây: 

1 – Lý thuyết về sự tiến hóa từ loài này thành loài khác (Darwin gọi là lý thuyết về sự biến hình – transformism). Đây là nội dung chủ yếu của cuốn “Về nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species) của Charles Darwin, xuất bản lần đầu tiên năm 1859. Đến nay nó đã tròn 160 tuổi, nhưng vẫn không hề có một hóa thạch nào chứng minh cho sự biến đổi loài! Sự tuyệt đối vắng bóng hóa thạch chuyển tiếp nói lên rằng LOÀI LÀ CỐ ĐỊNH, có nghĩa là thuyết tiến hóa của Darwin sai. Điều này hoàn toàn phù hợp với các Định luật Mendel về Di truyền. Nói cách khác, các Định luật Mendel về Di truyền tự động bác bỏ thuyết tiến hóa. Đó chính là tình trạng khủng hoảng của thuyết tiến hóa trong những năm đầu thế kỷ 20, khi công trình nghiên cứu của Gregor Mendel được tái khám phá. Các nhà tiến hóa vội vàng tập hợp lại để tìm cách cứu vãn học thuyết của mình. Đó là lý do ra đời cái gọi là Học thuyết Tân-Darwin (Neo-Darwinism) – học thuyết cho rằng tích lũy vô số các đột biến gene sẽ dẫn tới biến đổi loài (!). Thực chất học thuyết Tân-Darwin lại là một giả thuyết mới, bởi cho đến hôm nay vẫn không hề có một chứng minh nào cho thấy điều nó tiên đoán là một hiện thực. Thực tế cho thấy đột biến gene chỉ dẫn tới bệnh tật và cái chết, tức là dẫn tới thoái hóa và tuyệt chủng, thay vì tiến hóa! Vì không thể kiểm chứng học thuyết Tân Darwin bằng thí nghiệm nên các nhà khoa học đã đánh giá khả năng hiện thực của nó bằng toán học xác suất. Năm 1966, Hội nghị chuyên đề tại Viện Wistar ở Philadelphia đã kết luận: Thuyết Tân-Darwin không thể bảo vệ được về mặt toán học!<1> 

Người ta thường nói rằng tất cả các điều kiện để hình thành sự sống đầu tiên hiện đang có mặt, (nhưng) điều này có thể đã từng có mặt rồi. – Nhưng nếu (& ôi một cái nếu to tướng) chúng ta có thể hình dung trong một cái ao nhỏ ấm áp nào đó với đủ loại muối ammonia và phosphoric, –ánh sáng, nhiệt, điện… hiện diện, rằng một hợp chất protein đã được hình thành nhờ các phản ứng hóa học, rồi sẵn sàng trải qua những thay đổi còn phức tạp hơn nữa, vào thời điểm hiện tại, những thứ như vậy sẽ bị nuốt chửng hoặc hấp thụ ngay lập tức trước khi sự sống được hình thành”.

Từ phỏng đoán mơ hồ ấy các nhà tiến hóa đã dựng nên rất nhiều giả thuyết khác nhau, mang nhiều cái tên nghe rất kêu, làm cho những người kém bản lĩnh rối trí, chẳng hạn:

Darwin đã sai?

Các tác giả cho rằng nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất không giống giả thuyết do nhà bác học Charles Darwin đưa ra từ 2 thế kỷ trước.

Theo các tài liệu lịch sử, Charles Darwin trên thực tế không chắc chắn về nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất. Năm 1871, ông đưa ra giả thuyết rằng sự sống bắt nguồn từ “một cái hồ nước ấm áp có chứa đầy các loại muối ammonia và phosphat, ánh sáng, nhiệt độ… để các hợp chất protein có thể hình thành và trải qua những biến đổi phức tạp”.

Tuy nhiên, một nhóm nhà khoa học đến từ Đại học College London (Anh) mới đây công bố giả thuyết hoàn toàn khác.

Xem thêm: Cách Làm Bánh Mousse Chocolate Đơn Giản Cho Người Mới Bắt Đầu

Theo nghiên cứu vừa được công bố hôm 4/11 trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature, các tác giả tạo ra tiền tế bào (protocell) ở môi trường kiềm gần giống nước biển, qua đó chứng minh rằng sự sống bắt nguồn từ những “miệng phun thủy nhiệt” nằm dưới đại dương.

*
Nguồn gốc của sự sống trên Trái đất không giống như lý giải của Darwin? Ảnh: Firstpost.

Kết quả này bác bỏ giả thuyết của Darwin và các nhà khoa học quan niệm sự sống hình thành từ bọt biển.

Trên Science Daily, giáo sư Nick Lane – đồng tác giả của công trình nghiên cứu – cho biết: “Có nhiều giả thuyết về việc sự sống bắt đầu từ đâu và như thế nào. Miệng phun thủy nhiệt là một trong những vị trí hứa hẹn cho điều đó. Phát hiện của chúng tôi củng cố thêm giả thuyết này với bằng chứng thực nghiệm vững chắc”.

Đây không phải lần đầu tiên giả thuyết về nguồn gốc sự sống của Darwin bị thách thức. Một số nhà sinh vật từng đưa ra nhiều lí giải khác nhau, thậm chí nghe có vẻ kỳ lạ. Chẳng hạn như có người cho rằng sự sống trên Trái Đất bắt nguồn từ Hỏa tinh hay được một tiểu hành tinh đưa xuống Trái Đất.

Thậm chí giáo sư Nick Bostrom thuộc Đại học Oxfor đưa ra thuyết âm mưu rằng toàn bộ sự sống chỉ là dữ liệu giả lập bên trong máy tính khổng lồ, tương tự các chi tiết của phim viễn tưởng Ma trận.

Nhận xét và bình luận:

Bài báo trên tuy rất ngắn nhưng đã cung cấp cho chúng ta những sự thật sau đây:

● Lý thuyết của Darwin về nguồn gốc sự sống thực chất chỉ là một GIẢ THUYẾT, thay vì một lý thuyết khoa học rõ ràng chính xác như nhiều người vẫn tưởng. Tại sao có nhiều người tưởng lầm như thế? Vì lý thuyết này được đem vào giảng dạy chính thức ở nhà trường và tuyên truyền rầm rộ trên truyền thông. Thậm chí được dựng thành những cuốn phim tài liệu khoa học làm cho nhiều người ngây thơ ngỡ là sự thật. Thực tế không ai biết sự sống đã ra đời như thế nào, đúng như Stewart Kauffman, Giáo sư Đại học Pennsylvania ở Mỹ đã nói:

Bất cứ ai nói với bạn rằng anh ta hoặc chị ta biết sự sống bắt đầu như thế nào khoảng 3,4 tỷ năm trước thì đó là một kẻ ngu hoặc bất lương. Không ai biết điều đó cả”<3>.

Ken Nealson, một nhà địa chất học tại Đại học Nam California, cũng nói điều tương tự:

Không ai hiểu nguồn gốc sự sống. Nếu họ nói họ hiểu, có lẽ họ đang cố lừa bạn

Werner Arber, nhà sinh học phân tử từng đoạt Giải Nobel 1978, thú nhận:

Mặc dù là một nhà sinh học, tôi phải thú nhận rằng tôi chẳng hiểu sự sống hình thành như thế nào”.

Giả thuyết “miệng phun thủy nhiệt” cũng chỉ là một trong số những giả thuyết hiện có, như chính bài báo đã giới thiệu. Nực cười thay, giả thuyết này lại bác bỏ những phỏng đoán của Darwin. Quả thật, đây không phải là lần đầu tiên học thuyết của Darwin về nguồn gốc sự sống bị nghi vấn hoặc bác bỏ. Thực tế nó đã từng bị nghi vấn, từng bị bác bỏ.

Giả thuyết “miệng phun thủy nhiệt”, bất kể nó chứng minh được cái gì, bản thân nó cũng không bao giờ có thể chứng minh được nguồn gốc sự sống. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều nhà khoa học Anh dường như không biết hoặc không đếm xỉa đến ý kiến của một nhà khoa học bậc thầy tiền bối của họ, đó là Lord Kelvin, một trong những người khám phá ra Định luật 2 của Nhiệt động lực học, và từng là Chủ tịch Hội Hoàng Gia Anh cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Thật vậy, ngay từ cuối thế kỷ 19, Lord Kelvin đã khẳng định rằng khoa học không thể chứng minh được nguồn gốc sự sống − vấn đề nguồn gốc sự sống vượt quá khả năng của các khoa học động lực như vật lý, hoá học,… Nguyên văn ông tuyên bố:

Tôi cần phải nói công khai rằng sự khởi đầu và sự duy trì sự sống trên trái đất hoàn toàn vượt quá phạm vi của mọi phỏng đoán hợp lý trong khoa học động lực. Đóng góp duy nhất của khoa học động lực cho sinh học lý thuyết là sự phủ định tuyệt đối về sự khởi đầu tự động hoặc sự duy trì tự động của sự sống”.

Tuyên bố của Kelvin hoàn toàn phù hợp với Định lý Gödel và được ủng hộ mạnh mẽ bởi một loạt các định luật tự nhiên và luận cứ khoa học chính xác sau đây:

1. Thuyết Phi Tạo Sinh mâu thuẫn với Định luật Tạo sinh (Biogenesis) do Louis Pasteur khám phá năm 1864

2. Thuyết Phi Tạo Sinh bất lực trong việc giải thích đặc trưng bất đối xứng của sự sống – một đặc trưng đã được khẳng định trong Định luật Bất đối xứng của Sự Sống, do Louis Pasteur khám phá năm 1848

3. Toán học xác suất bác bỏ khả năng sự sống ra đời ngẫu nhiên từ vật chất không sống.

4. Lý thuyết Thông tin và mã DNA dồn Thuyết Phi Tạo Sinh đến bước đường cùng, vì không thể trả lời được câu hỏi nguồn mã DNA là gì.

5. Định luật 2 của Nhiệt động lực học (Định luật Entropy) bác bỏ Thuyết Phi Tạo Sinh

6. Nghịch lý Con gà / Quả trứng chặn đứng mọi tham vọng của Thuyết Phi Tạo Sinh trong chứng minh sự sống đầu tiên là gì. Cụ thể, Giả thuyết Thế giới RNA có tham vọng vượt qua Nghịch lý Con gà / Quả trứng, nhưng đã thất bại ê chề (công trình của Jack Szostak đã nói ở trên).

Toàn bộ các lập luận nói trên đã được trình bày rõ trong Chương 5, cuốn “Định lý Gödel, Nền tảng của Khoa học Nhận thức Hiện đại” của Phạm Việt Hưng, do NXB Tri Thức xuất bản Tháng 09/2019. Xin độc giả tìm đọc sách đó để hiểu rõ tại sao Lord Kelvin khẳng định khoa học không thể giải thích được nguồn gốc sự sống.

*

Rốt cuộc, Darwin có sai không?

Trang news.zing.vn không phải là trang đầu tiên nêu lên câu hỏi “Darwin đã sai?”. Thật vậy, ngay từ Tháng 11 năm 2004, tạp chí National Geographic cũng đã từng nêu lên câu hỏi đó: “Was Darwin wrong?” (Darwin đã sai?), nhưng rồi họ trả lời: “No. The Evidence for evolution is overwhelming” (Không. Bằng chứng của tiến hóa tràn ngập khắp nơi).

*

Đó là nói láo! Làm gì có bằng chứng của tiến hóa? Làm gì có bằng chứng của sự biến đổi loài? Ai nói có bằng chứng biến đổi loài là NÓI DỐI! Cái mà National Geographic nói là bằng chứng của tiến hóa đều là những biến đổi trong loài – những biến đổi mà giới tiến hóa ngày nay gọi là “vi tiến hóa” (micro-evolution). Thuật ngữ này là sự lạm dụng khái niệm tiến hóa, và sự lạm dụng đó xuất phát từ sự dốt nát hoặc cố ý lừa gạt.

Thật vậy, nếu hỏi Google “What does evolution mean?” (tiến hóa nghĩa là gì?), sẽ nhận được câu trả lời: “the process by which different kinds of living organism are believed to have developed from earlier forms during the history of the earth”. Nghĩa là, tiến hóa là “quá trình trong đó các dạng sinh vật được tin là đã phát triển từ những dạng trước nó trong quá trình lịch sử của trái đất”. Sự giải thích này hàm ý rất rõ rằng đó là sự biến đổi loài này thành loài khác.

Từ điển Anh-Việt của Viện Ngôn ngữ học giải thích chữ “evolution”: “Sự phát triển tuần tự của các đặc trưng của cây cối, động vật qua nhiều thế hệ, nhất là sự phát triển của các loại hình từ sơ khai, đơn giản đến phức tạp hơn”. Với giải thích này, biến đổi trong loài không thể gọi là tiến hóa được, vì nó không hề làm cho sinh vật phát triển lên thành một cái gì đó phức tạp hơn. Vậy việc áp đặt khái niệm “vi tiến hóa” cho những biến đổi nhỏ trong loài hoặc do dốt nát hoặc do cố ý lừa gạt. Tóm lại, tạp chí National Geographic đã nói láo khi nói rằng “Không. Bằng chứng tiến hóa có mặt ở khắp nơi”. 

*
Đến hôm nay mà ai đó vẫn còn phải do dự trước câu hỏi “Phải chăng Darwin đã sai?” thì xem ra người ấy chưa đủ hiểu biết về sự thật của thuyết tiến hóa Darwin. Vậy còn chờ gì nữa mà không dành thì giờ nghiên cứu những tài liệu bổ ích đã dẫn trong bài viết này?

“Hãy gõ, cửa sẽ mở”, chẳng phải Kinh Thánh đã dạy như thế sao?

PVHg, Sydney 11.11.2019

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.