TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN, TÀI LIỆU: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN


*

*

*
*
Tiến trình công tác xã hội cá nhân

Công tác xã hội ra đời tại Anh vào cuối thế kỷ 19, do cuộc cách mạng công nghiệp mà nước Anh phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội trầm trọng. Vì vậy cần có những chính sách, hoạt động giúp đỡ của Nhà nước và những người tham gia tình nguyện đã hình thành nên nghề công tác xã hội. Nổi bật nhất là sự ra đời của Hiệp hội các tổ chức từ thiện được thành lập vào năm 1869 tại Luân Đôn nước Anh. Những đóng góp của Hiệp hội các tổ chức từ thiện này đã đặt nền tảng cho hoạt động Ngành công tác xã hội chuyên nghiệp sau này. Hoạt động của Hiệp hội các tổ chức từ thiện bắt đầu từ Luân Đôn và phát triển rộng khắp nước Anh, su đó phát triển sang cả nước Mỹ dưới dạng Công tác xã hội sơ khai được thực hiện bở các nhà truyền giáo và tình nguyện. Vào năm 1877, Tổ chức từ thiện xã hội được thành lập tại Mỹ và đến năm 1898 Hiệp hội tổ chức từ thiện lần đầu được tổ chức tại Mỹ. Đến năm 1901, tại New York (Mỹ) trường Công tác xã hội đầu tiên ra đời. Từ năm 1955, Hội những nhân viên Công tác xã hội quốc gia được thành lập. Đến nay đã có hơn 90 quốc gia trên thế giới khắp các châu lục đã công nhận nghề công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp.

Tại Việt Nam Ngành công tác xã hội được hình thành muộn hơn so với các nước phát triển trên thế giới, sự hình thành và phát triển qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn nước ta trở thành thuộc địa của nước Pháp, giai đoạn này hình thành các mô hình chăm sóc tập trung như viện mồ côi, viện dưỡng lão dành cho người già, người khuyết tật được xây dựng bởi những nhà truyền giáo đã có ảnh hưởng đến mô hình công tác xã hội.

Giai đoạn 1954-1975, với sự hiện diện của người Mỹ miền Nam Việt Nam đã tạo ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp như mại dâm, băng nhóm tội phạm, nghiện ma túy... để giải quyết các vấn nạn này đã đánh dấu sự phát triển của Công tác xã hội, các nhà công tác xã hội được đào tạo trước đó và hình thành một số trường Công tác xã hội.

Giai đoạn 1975-1986, Công tác xã hội được quan niệm là phong trào hoạt động của các đoàn thể tham gia công tác từ thiện, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trẻ em mồ côi và chăm sóc người già, người khuyết tật (đặc biệt là những người có công với Cách mạng); Miền Nam các hoạt động đào tạo và thực hành công tác xã hội đã ngừng hoạt động.

Từ năm 1986 đến nay: Đất nước ta mở cửa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những kết quả đạt được thì mặt trái của kinh tế thị trường làm xuất hiện tình trạng nghèo đói, trẻ em bị bỏ rơi, vấn đề di dân...để giải quyết các vấn đề này, ngành công tác xã hội đã phát triển mạnh mẽ trở lại. Nhìn chung công tác xã hội vẫn được hiểu trên ý nghĩa làm từ thiện, các thành viên làm công tác xã hội với tính chất tự phát, chủ yếu là của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, xã đôi khi là những người dân tự nguyện…. Họ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo các kỹ năng mềm, các khoa học xã hội, kỹ năng nghề cần thiết về công tác xã hội. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính bền vững.

Sau 10 năm thực hiện, Ngành công tác xã hội ở nước ta có những bước phát triển mới, công tác xã hội trở thành một nghề chính thức, được đào tạo trình độ từ cao đẳng đến cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Mô hình công tác xã hội được tổ chức thực hiện trong hệ thống trường học, bệnh viện, các cơ sở trợ giúp xã hội nhằm giúp đỡ cho học sinh, bệnh nhân, trợ giúp cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn tại cơ sở trợ giúp xã hội và tại cộng đồng.

Ngày công tác xã hội cũng là dịp để nhìn nhận, đánh giá tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội; ghi nhận vai trò và đóng góp của người làm công tác xã hội, tham gia giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, đồng thời góp phần phát huy truyền thống tương thân, tương ái “Lá lành đùm lá rách” và tinh thần thương yêu, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau của người Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng vượt qua hoàn cảnh khó khăn và phát huy vai trò của người làm công tác xã hội để cùng nhau hướng tới một xã hội ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc./.

*

*
Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC


Sự phát triển của kinh tế văn hóa xã hội đạt được nhiều thành tựu đem lại cuộc sống mọi người ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ các thành viên trong xã hội gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập và phát triển. Họ cần sự trợ giúp của những cá nhân và các tổ chức xã hội. Vậy Tiến trình công tác xã hội là gì? Bao gồm mấy bước và cách thực hiện? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

*
Tiến trình công tác xã hội là gì? Bao gồm mấy bước và cách thực hiện

1. Nhân viên công tác xã hội có phải là viên chức không?

Tại Điều 2 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, nhân viên công tác xã hội được đề cập như sau:

Chức danh và mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội

1. Công tác xã hội viên chính Mã số: V.09.04.01;

2. Công tác xã hội viên Mã số: V.09.04.02);

3. Nhân viên công tác xã hội Mã số: V.09.04.03.

Như vậy, theo quy định trên thì nhân viên công tác xã hội là viên chức chuyên ngành công tác xã hội với mã số chức danh là V.09.04.03.

2. Tiêu chuẩn chung của nhân viên công tác xã hội là gì?

Căn cứ nội dung tại Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp sau:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

- Đặt lợi ích của đối tượng là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu dài và liên tục cho đối tượng; tôn trọng đời tư, quyền tự quyết và quyền bảo mật của đối tượng; khuyến khích, hỗ trợ đối tượng thực hiện những mục tiêu phù hợp;

- Không lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến công tác trợ giúp đối tượng;

- Tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp;

- Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp;

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác xã hội.

Theo đó, để trở thành nhân viên công tác xã hội, điều đầu tiên cần phải đáp ứng chính là 06 tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp nêu trên.

3. Nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ, năng lực nào?

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH và khoản 3 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, nhân viên công tác xã hội bên cạnh đáp ứng các điều kiện chung về đạo đức nghề nghiệp còn cần phải thỏa mãn 02 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Cụ thể như sau:

(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội

Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác:

+ Phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành;

+ Hoặc có chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.

Xem thêm: Ăn bún gạo lứt có giảm cân không, tháo gỡ 1001 thắc mắc bún gạo lứt

(2) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghề nghiệp

- Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi công việc được giao;

- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;

- Có khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội;

- Có kỹ năng giao tiếp đối với đối tượng;

- Có khả năng phát hiện nhu cầu trợ giúp của đối tượng.

Như vậy, muốn trở thành nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng các tiêu chuẩn nêu trên.

4. 06 Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội là gì?

Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội được xác định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, như sau:

- Chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công;

- Tham gia việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng theo sự phân công;

- Thực hiện đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu của đối tượng theo sự phân công;

- Đề xuất kế hoạch và trực tiếp thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trong phạm vi cụ thể được giao;

- Tham gia cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội trong phạm vi được phân công, gồm:

+ Tư vấn;

+ Tham vấn;

+ Trị liệu;

+ Phục hồi chức năng;

+ Giáo dục;

+ Đàm phán;

+ Hòa giải;

+ Tuyển truyền;

- Tham gia theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết theo sự phân công;

- Tham gia hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng trong phạm vi được phân công;

- Tham gia thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội được phân công.

Như vậy, nhân viên công tác xã hội cần phải thực hiện theo 09 nhiệm vụ nêu trên.

5. Tiến trình công tác xã hội là gì? Bao gồm mấy bước và cách thực hiện

Tiến trình hỗ trợ trong công tác xã hội được xem như là một chuỗi các hoạt động hỗ trợ người bệnh tại bệnh viện. Những hoạt động này phải được thống nhất trong việc quản lý từ: mẫu thông tin, tiếp nhận, quy định hồ sơ, quy định hỗ trợ, cách thức và phương pháp can thiệp.

Cho dù bất cứ ở môi trường nào tiến trình này cần phải đảm bảo các bước sau:

5.1. Tiếp nhận

Tiếp nhận thân chủ trong công tác xã hội có thể do thân chủ có nhu cầu tự tìm đến gặp nhân viên CTXH hoặc do các phòng/khoa trong bệnh viện chuyển đến. Giai đoạn tiếp nhận này điều quan trọng hết là đảm bảo sự an toàn cho thân chủ, giúp thân chủ bình tĩnh hơn để chuẩn bị cho những bước tiếp theo

Trong bước này, nhân viên CTXH cần quan sát nét mặt, cử chỉ, thái độ của người bệnh/ thân nhân, giúp họ bình tĩnh bằng cách mời ngồi xuống, mời nước uống nhằm xoa dịu sự căng thẳng, lo lắng. Quan trọng là thái độ của nhân viên CTXH niềm nở, từ tốn và tôn trọng.

5.2. Xác định vấn đề – thu thập thông tin

Nhân viên CTXH thiết lập mối quan hệ tin tưởng, quan tâm, tìm hiểu, dựa trên các kỹ năng lắng nghe, đặc câu hỏi, quan sát.

Thân chủ hợp tác bằng cách bộc lộ vấn đề của mình bằng câu hỏi ví dụ:Vì sao Anh/Chị tìm đến phòng CTXH? Hoặc Anh/Chị có thể chia sẻ vì sao anh/chị tìm đến phòng CTXH?

Nhân viên CTXH cần xác định đúng đắn vấn đề để quá trình giải quyết vấn đề với thân chủ đi đúng hướng.

Giúp làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề (ai có liên quan, các khía cạnh của môi trường xã hội)

Nhân viên CTXH phải quan tâm cả con người và bối cảnh xã hội của vấn đề, tức là mối tương tác giữa con người và môi trường xã hội.

– Trong những điều anh/chị vừa chia sẻ thì đâu là điều mà anh chị lo lắng nhất?

– Anh/chị có thể chia sẻ thêm về công việc và nơi ở của mình?

– Giữa người bệnh và anh chị có mối quan hệ như thế nào?

– Những ai là người hay giúp đỡ/ hỗ trợ người bệnh trước đây?

5.3. Lập kế hoạch

Lập kế hoạch hỗ trợ thân chủ cần có mục tiêu rõ ràng, thời gian, trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch và đầu ra mong muốn. Một bản kế hoạch hỗ trợ thân chủ khả thi khi nó dựa trên nhu cầu thực tế của thân chủ, và trong khả năng hỗ trợ của nhân viên xã hội, tổ chức/ cơ quan nơi nhân viên xã hội đang làm việc.

Cả hai (nhân viên CTXH và thân chủ) cùng trả lời các câu hỏi: Làm gì? Ai làm? Làm như thế nào? Làm khi nào?

Cả hai cùng đánh giá về một hay nhiều giải pháp tốt nhất, cân nhắc toàn bộ thuận lợi và bất lợi của từng giải pháp: Sử dụng nguồn lực sẵn có nào? Trở ngại gì? Điểm nào cần ưu tiên?

Khi lên kế hoạch có những hoạt động cụ thể đối với người bệnh và thân nhân/ người chăm sóc, nhân viên CTXH bệnh viện cần tham khảo ý kiến của nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng) phụ trách điều trị trực tiếp về khả năng điều trị, thời gian, đặc điểm của bệnh lý v.v… để có cách tiếp cận, trao đổi và có những hoạt động can thiệp phù hợp.

5.4. Thực hiện kế hoạch can thiệp/ hỗ trợ

Nhân viên CTXH giúp thân chủ đi đến một quyết định cuối cùng và triển khai kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện giải pháp đã chọn. Trong quá trình thực hiện, tránh tình trạng thân chủ phụ thuộc vào nhân viên xã hội. Nhân viên xã hội giúp cho thân chủ có những quyết định phù hợp với khả năng của mình.

Nhân viên CTXH có thể cập nhật hoặc trao đổi những chuyển biến về tâm lý, hoặc những dịch vụ xã hội đã được hỗ trợ cho người bệnh với nhân viên y tế để họ hiểu hơn về nhu cầu hỗ trợ của người bệnh khi điều trị tại bệnh viện.

5.5. Lượng giá

Nhân viên CTXH đánh giá kết quả sau khi thực hiện giải pháp, làm việc với thân chủ để xem có cần sửa đổi hoặc bổ sung gì không, có thành công hay không, có hài lòng với kết quả không, giải pháp có thực tế không, có điều gì không ngờ tới không?

5.6. Kết thúc – chuyển giao

Tiến trình hỗ trợ trong công tác xã hội giúp đỡ có thể kết thúc nếu đã đạt được mục tiêu, thân chủ có thể hài lòng vì vấn đề đã được giải quyết. Tuy nhiên, thân chủ cần có thêm những hỗ trợ vượt qua ngoài khả hỗ trợ của nhân viên CTXH hoặc của tổ chức, trong trường hợp này thân chủ có thể tìm đến một cơ quan khác hoặc thông qua sự giới thiệu của nhân viên xã hội để thân chủ tìm kiếm những nguồn hỗ trợ khác.

Trên đây là Tiến trình công tác xã hội là gì? Bao gồm mấy bước và cách thực hiện mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.