THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐẠI HỌC, ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ THI CÔNG

Tôi ra trường với tấm bằng kỹ sư xây dựng đã được 1 năm và hiện đang có nhu cầu muốn làm ở vị trí giám sát thi công trong công trình xây dựng. Tôi muốn biết về những điều kiện chung và điều kiện cụ thể mà tôi cần đáp ứng để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình theo quy định của pháp luật hiện hành. Xin chân thành cảm ơn.
*
Nội dung chính

Để trở thành giám sát thi công công trình xây dựng cần đáp ứng những điều kiện chung nào?

Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện chung được quy định tại Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP gồm:

- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Bạn đang xem: Thi công công trình đại học

- Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

+ Hạng I; Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

+ Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

+ Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

- Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công trong công trình xây dựng

Điều kiện chuyên môn để được xét cấp chứng chỉ hành nghề là gì?

Tại Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, chuyên môn phù hợp khi xét cấp chứng chỉ hành nghề đối với từng hoạt động xây dựng cụ thể là:

- Khảo sát xây dựng:

+ Khảo sát địa hình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, trắc địa, bản đồ, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan;

+ Khảo sát địa chất công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về địa chất công trình, địa chất thủy văn, các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan.

- Thiết kế quy hoạch xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông.

- Thiết kế xây dựng:

+ Thiết kế kết cấu công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến kết cấu công trình (không bao gồm các công trình khai thác mỏ, giao thông, công trình thủy lợi, đê điều);

+ Thiết kế cơ - điện công trình (không bao gồm công trình đường dây và trạm biến áp): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến hệ thống kỹ thuật điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt;

+ Thiết kế cấp - thoát nước công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp - thoát nước,

+ Thiết kế xây dựng công trình khai thác mỏ: chuyên môn được đào tạo thuộc các chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình ngầm và mỏ;

+ Thiết kế xây dựng công trình giao thông (gồm: đường bộ; cầu - hầm; đường sắt; đường thủy nội địa, hàng hải): Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình giao thông;

+ Thiết kế xây dựng công trình cấp nước - thoát nước; xử lý chất thải rắn: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến cấp nước, thoát nước, kỹ thuật môi trường đô thị và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng;

+ Thiết kế xây dựng công trình thủy lợi, đê điều: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng có liên quan đến công trình thủy lợi, đê điều và các chuyên ngành kỹ thuật tương ứng.

- Giám sát thi công xây dựng:

+ Giám sát công tác xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kinh tế xây dựng, kiến trúc, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình;

+ Giám sát công tác lắp đặt thiết bị vào công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về điện, cơ khí, thông gió - cấp thoát nhiệt, cấp - thoát nước, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến lắp đặt thiết bị công trình.

- Định giá xây dựng: Chuyên môn được đào tạo thuộc chuyên ngành về kinh tế xây dựng, kỹ thuật xây dựng và các chuyên ngành kỹ thuật có liên quan.

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, kinh tế xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật có liên quan đến xây dựng công trình.

Xem thêm: Cách xem thiên văn của gia cát lượng, thuật chiêm tinh

Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng, cá nhân cần có những điều kiện gì?

Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 66, Điều 67 Nghị định 15/2021/NĐ-CP nêu trên và điều kiện tương ứng với các hạng theo quy định tại Điều 71 Nghị định 15/2021/NĐ-CP sau:

- Hạng I: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

- Hạng II: Đã làm giám sát trưởng hoặc chỉ huy trưởng công trường hoặc chủ trì thiết kế xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

- Hạng III: Đã tham gia giám sát thi công xây dựng hoặc tham gia thiết kế xây dựng hoặc thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV trở lên thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, trên đây là những điều kiện chung và điều kiện cụ thể để cá nhân có thể được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Tùy vào năng lực của mỗi cá nhân mà chứng chỉ hành nghề sẽ được phân hạng khác nhau.

Khi nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, thì nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) cũng ngày càng lớn. Câu hỏi “Ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là gì? Ra trường làm gì?” cũng được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm trong mùa tuyển sinh năm nay.Để giúp các bạn giải tỏa những băn khoăn này, chúng ta sẽ cùng lần lượt tìm hiểu “Ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là gì? Ra trường làm gì?”. Hy vọng, những thông tin này sẽ là cơ sở quan trọng để bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, hướng đến một tương lai thành công.

Ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là gì?

Hiểu một cách đơn giản thìKỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng)là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại,…Theo họcngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng), sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng,...

*
Ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) được đào tạo ở nhiều trường trên cả nước

Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạongành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng)​có uy tín như trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (canthiepsomtw.edu.vn), Đại học Giao thông vận tải TP.HCM,... sinh viên còn được chú trọng rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,...Với đặc thù của một ngành kỹ thuật, công việc của người kỹ sư xây dựng thường xuyên phải đi công tác xa nhà, do đó, ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là một ngành kén nữ giới. Công việc của người kỹ sư xây dựng nhìn chung cũng khá vất vả vì phải đảm nhiệm từ khâu tính toán, đo đạc đến thiết kế, thi công,… Tuy nhiên, một mức thu nhập ổn định cùng chế độ ưu đãi khá tốt, một cuộc sống ổn định sau khi ra trường với nhiều cơ hội việc làm chính là sự hấp dẫn của ngành kỹ thuật công trình xây dựng.

Học ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) ra trường làm gì?

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, kiến trúc - xây dựng hiện là ngành thu hút nhiều nhân lực, chiếm 4% (khoảng 11.000 người/năm) tổng nhu cầu nhân lực mỗi năm của riêng TP.HCM. Đến cuối năm 2025, khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,... Do đó, cơ hội việc làm đối với ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) không bao giờ thiếu.Hiện nay, công việc của một kỹ sư công trình xây dựng có thể chia thành ba nhóm sau: ngoài công trường, trong công xưởng và trong văn phòng. Cụ thể, ngoài công trường là những công việc liên quan đến triển khai, thi công sản phẩm xây dựng bao gồm: kỹ sư phụ trách thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như: Sở Xây dựng, Phòng công thương quận, huyện, Ban quản lý dự án xây dựng,...Trong công xưởng là những vị trí như: kỹ sư giám sát nội bộ, kỹ sư quản lý chất lượng. Đối với công việc trong văn phòng, sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) có thể làm Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng hoặc Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.

*
95% sinh viên canthiepsomtw.edu.vn ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc

Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không bị bỡ ngỡ, tại những trường đại học đào tạo uy tín, chẳng hạn như Đại học Công nghệ TP.HCM (canthiepsomtw.edu.vn), sinh viên còn được chú trọng đào tạo Tiếng Anh và tác phong công nghiệp (tính kỷ luật và trách nhiệm) bên cạnh các kỹ năng mềm cần thiết nhằm giúp sinh viên có thể tìm và đọc hiểu những tài liệu chuyên ngành cần thiết, cập nhật các kiến thức mới nhất,…Như vậy, với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng)​ là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng)đúng không, ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng)xét tuyển những tổ hợp môn nào,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật xây dựng (Kỹ thuật công trình xây dựng) và trở thành một kỹ sư xây dựng thành công trong tương lai.

Đăng ký xét tuyển trực tuyến

*

Mọi thắc mắc về các vấn đề có liên quan, mời bạn đặt câu hỏi để được tư vấn chi tiết

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.