ĐOÁN TÂM LÝ QUA NGÔN NGỮ CƠ THỂ, NHẬN BIẾT TÂM LÝ QUA NGÔN NGỮ CƠ THỂ

Hành vi của con người rất đa dạng, mỗi người có cách thể hiện khác nhau. Không có một cuốn từ điển chung nào quy định về ngôn ngữ cơ thể. Vì vậy, phương pháp quan sát ngôn ngữ cơ thể khó đem lại kết quả chính xác.


Đội ngũ an ninh của Thomas Ormerod đã phải thực hiện một thử thách khó khăn. Tại một sân bay giữa Châu Âu, họ phải phỏng vấn các hành khách về chuyến đi của mình. Ormerod đã cho một vài người đóng giả làm hành khách và bịa ra những câu chuyện về chuyến bay, đội an ninh sẽ phải tìm ra những người này. Thực tế, chỉ 1 trong số 1000 người là người nói dối, vì vậy đây quả là một thử thách khó nhằn.

Bạn đang xem: Đoán tâm lý qua ngôn ngữ cơ thể

Vậy, họ nên làm gì? Họ có thể lựa chọn cách quan sát ngôn ngữ cơ thể, nhưng đây là ý tưởng tồi. Rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra rằng, dù là với những cảnh sát được rèn luyện nghiêm ngặt thì khả năng phát hiện tình nghi chỉ cao hơn chọn ngẫu nhiên một chút. Theo một khảo sát, chỉ 50 trên 20.000 người có thể đưa ra nhận định đúng với độ chính xác khoảng 80% bằng cách này, phần lớn còn lại thì chẳng khác nào chơi trò tung xu.

Đội ngũ của Ormerod đã chọn hướng đi khác và hầu như phán đoán đúng người nói dối, họ đã làm thế nào? Gạt bỏ hết những cách đọc tín hiệu và tập trung vào những phương pháp khoa học hơn.

Trong những năm qua, việc đọc ngôn ngữ cơ thể dần trở nên phổ biến để mọi người nhận biết trạng thái tâm lý hay đối phương có đang thành thật hay không. Một trong những ví dụ kinh điển được phát hiện nhờ quan sát ngôn ngữ cơ thể là tổng thổng Bill Clinton khi bị điều trần trong vụ việc ngoại tình với Monica Lewinsky, ông đã chạm vào mũi khi cố chối bỏ hành vi, đó là dấu hiệu cho thấy ông đang nói dối.

Timothy Levine – đại học Alabama tại Alabama cho rằng: "Khi phải che dấu điều gì đó sẽ khơi gợi những cảm xúc mạnh, khó có thể kiểm soát. Vì vậy, có cố giữ bình tĩnh đến đâu, con người vẫn để lộ ra những dấu hiệu dù là nhỏ nhất".



Tuy nhiên, nhìn từ phía các nhà tâm lý học, khó có những dấu hiệu nào rõ ràng để chứng minh điều này. Hành vi của con người rất đa dạng, mỗi người có cách thể hiện khác nhau. Không có một cuốn từ điển chung nào quy định về ngôn ngữ cơ thể.

Ormerod chia sẻ: "Không có dấu hiệu nhất quán nào thể hiện khi ta nói dối. Khi muốn che dấu gì đó, tôi cười một cách lo lắng, người khác thì trở nên nghiêm trọng hay cố tránh, chạm mắt đối phương, số khác thì lảng sang chủ đề khác".

Mặc dù không đem lại nhiều kết quả, vẫn có một số đơn vị dùng phương pháp này. Họ dùng những câu hỏi "Đúng/sai" để dò hỏi hành khách và cố quan sát từng hành vi có vẻ khả nghi. Ormerod nói: "Việc này chỉ khiến họ không lắng nghe những gì đối phương nói, không suy nghĩ về độ tin cậy cậy chúng và cũng không quan sát được sự thay đổi trong hành vi – khía cạnh quan trọng khi muốn phát hiện lời nói dối".

Như vậy, cần phương pháp hiệu quả hơn là những quy chụp thiếu chứng cứ. Ormerod đã đưa ra một câu trả lời đơn giản: chuyển sự chú ý của chúng ta từ những hành vi nhỏ nhặt nhất sang nội dung mà họ nói, nắm được trọng điểm và bắt thóp đối phương ở đó.



Ormerod và đồng nghiệp Coral Dando tại Đại học Wolverhampton đã xác định một loạt các nguyên tắc trò chuyện sẽ làm tăng cơ hội phát hiện ra sự lừa dối:

Dùng những câu hỏi mở: việc này khiến cho đối phương tự mắc bẫy trong chính những gì họ bịa ra.

Sử dụng yếu tố bất ngờ: hãy hỏi những câu hỏi bất ngờ mà họ không phòng bị hoặc khai thác kỹ các mốc thời gian trong câu chuyện của đối phương, họ sẽ khó giữ được bình tĩnh vì không biết phải trả lời ra sao.

Hỏi về những chi tiết nhỏ: trong khảo sát tìm ra người trà trộn giả làm hành khachs trên, đội ngũ an ninh đã hỏi về quang cảnh trên con đường đi làm nếu người đó nói họ đi đến đại học Oxford.

Quan sát sự thay đổi trong trạng thái tâm lý: hãy chú ý quan sát sự thay đổi biểu cảm, cử chỉ mỗi khi đặt câu hỏi. Họ có thể ăn nói lắp bắp, dông dài, không đi đúng trọng tâm câu hỏi,…

Mục đích ở đây là tạo ra một cuộc nói chuyện thông thường chứ không phải tra khảo, chất vấn. Dưới áp lực này, người nói dối sẽ tự nói ra những điều mâu thuẫn với câu chuyện của chính mình, hoặc cố lảng tránh, tông giọng thất thường,…

Ormerod nói phương pháp nói của ông có vẻ giống những cuộc trò chuyện bình thường, thế nhưng tác dụng nó mang lại rất bất ngờ. Trong khảo sát này, các hành khách giả được chuẩn bị vé, giấy tờ đúng quy trình, họ có khoảng 1 tuần để nghĩ ra câu chuyện của mình và được sắp xếp để khớp với câu chuyện của người khác. Kết quả là đội ngũ an ninh sử dụng các phương pháp của Ormerod có tỉ lệ tìm ra các hành khách giả mạo cao gấp 20 lần nhóm người dùng cách đọc ngôn ngữ cơ thể.

Levine, người không tham gia cuộc khảo sát nói nói rằng: "Đây là kết quả rất ấn tượng. Nó rất thực tế vì được thực hiện trong quy mô thật là sân bay".


Lời nhắn của "bác sĩ từng nhìn thấy nhiều người chết nhất": Con người gom góp một kiếp, tranh đoạt vinh hoa, phú quý cả đời nhưng chết rồi lại chẳng thể mang theo...

Cách một người bắt tay người khác có thể giúp chúng ta suy đoán được phần nào về con người họ.

Có 3 cáchđọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể với những kiểu bắt tay cơ bản mà bạn cần biết:

Khiêm tốn:lòng bàn tay hướng lênThống trị:lòng bàn tay hướng xuốngTrung lập:bàn tay của cả hai người ở cùng một vị trí

Bạn có thể xem xét cách mà một người bắt tay bạn cùng những gì họ thể hiện. Một người có kiểu bắt tay thống trị sẽ không dễ dàng tiếp nhận quan điểm của người khác. Đối với người có kiểu bắt tay khiêm tốn và trung lập thì bạn sẽ dễ thảo luận các chủ đề khó khăn hoặc dễ thuyết phục họ hơn.

Một số người thường vỗ vai hay kéo tay người khác với dụng ý khiến người kia bị lung lay ý chí ban đầu. Do đó, bạn cần để ý để không bị thao túng.

2. Đọc vị cơ thể qua cách nở nụ cười

*

Hãy chú ý đến cáchđọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể với nụ cười của đối phương. Bạn rất dễ dàng có thể nhận ra sự khác biệt giữa một nụ cười chân thành hay giả tạo. Điều này phụ thuộc vào các nhóm cơ khác nhau tạo nên nụ cười ấy.

• Nụ cười chân thật:Nụ cười tự nhiên là khi khóe môi được kéo lên, có thể có những nếp nhăn quanh mắt và da dưới lông mày chùng xuống một chút. Người có nụ cười chân thật cần dùng nhiều cơ trên mặt để cười hơn dẫn đến các nếp nhăn khóe mắt trở nên rõ ràng hơn so với nụ cười giả tạo.

• Nụ cười giả tạo:Nụ cười gượng gạo là khi họ tự khiến các góc môi ra xa nhìn giống đang cười nhưng phần trên của khuôn mặt không có gì thay đổi.

Khi bạn nhận ra một người có nụ cười chân thành thì bạn có thể hiểu rằng họ đang cảm thấy thoải mái khi ở cùng bạn.

3. Đọc vị cơ thể qua cử chỉ biểu tượng

*

Thỉnh thoảng chúng ta dùng đến các cử chỉ phổ biến mà bạn có thể đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể. Các cử chỉ này được gọi là cử chỉ biểu tượng. Bạn nên xem xét cách người khác thực hiện các cử chỉ biểu tượng trong quá trình giao tiếp với bạn.

Khi bạn thấy một người đưa ngón tay cái lên trên, biểu tượng của sự đồng ý nhưng đôi môi lại mím chặt thì dường như người này không thành thật với bạn. Tương tự, một người nói “vâng” nhưng lại nhún vai cũng là biểu hiện của sự không thành thật.

Xem thêm: Bàn Ghế Học Sinh Hoà Phát Bhs 104B, Bàn Học Sinh Trong Gia Đình

Bạn có thể phát hiện một người nói dối khi cử chỉ biểu tượng mà họ làm lại có vẻ như trái ngược với ngôn ngữ mà họ nói. Khi đó, cách đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn tránh bị tổn thương vì lừa dối.

4. Đọc vị cơ thể qua hành động đôi tay

*

Vị trí đôi tay khép kín hầu như thể hiện sự lo lắng hoặc tâm trạng không được tốt, ví dụ như nắm chặt hai bàn tay hoặc hai tay chắp lại. Trong nhiều trường hợp, khi một người nắm hai tay họ lại với nhau thì điều đó có nghĩa là bạn sẽ rất khó để đạt được một thỏa thuận với họ.

Nếu thấy người nào đó tỏ ra không thoải mái thì bạn hãy cố gắng giúp họ thư giãn. Thông thường, họ chỉ cần ngừng thực hiện các cử chỉ ấy để cơ thể và tâm trí được thoải mái hơn.

5. Đọc vị cơ thể qua cách đặt bàn tay

*

Qua một số cách đặt bàn tay cơ bản, bạn cũng có thể đoán sơ qua cảm nhận của người kia.

• Đặt bàn tay này lên cánh tay kia:Nếu ai đó đặt lòng bàn tay này lên cánh tay kia thì điều đó có nghĩa là họ đang cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Đây là một nỗ lực tiềm thức để cố giữ sự bình tĩnh vàkiểm soát cảm xúccủa họ.

Đồng thời bạn nên chú ý đến ngón tay cái của người kia. Nếu ở vị trí khép kín thì có thể bạn không nhìn thấy chúng. Tuy nhiên, nếu bạn để ý thấy một người khoanh tay lại với ngón cái hướng lên trên thì đây là biểu hiện của một người tự tin. Họ hiếm khi để mất sự tự chủ của bản thân. Hình ảnh này thường xuất hiện khi các vị doanh nhân chụp hình cho các tạp chí.

• Hạ tay xuống với lòng bàn tay đan vào nhau:Điều này có nghĩa là người kia đang bị căng thẳng. Khi ấy, bạn cần làm cho người đó cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể cố gắng thay đổi chủ đề, đề nghị họ ngồi xuống nếu họ đang đứng. Điều quan trọng nhất là làm cho họ quên đi cử chỉ tay ấy.

• Bàn tay đặt trên đầu gối và di chuyển:Cử chỉnày có nghĩa là bạn nên kết thúc vấn đề đang trò chuyện ở đây. Người kia dường như đang muốn lảng tránh cuộc trò chuyện và họ đang có cảm giác khó chịu trong khoảnh khắc ấy. Lúc này bạn cần thay đổi chủ đề của cuộc trò chuyện. Bạn nói về những điều vui vẻ thì người kia có thể sẽ thư giãn và dễ quay lại cuộc đối thoại hơn.

6. Đọc vị cơ thể qua cách thay đổi vị trí tay

*

Khi chúng ta đưa tay ra sau lưng, chúng ta cho thấy những bộ phận dễ bị tổn thương trên cơ thể từ trong tiềm thức. Một người sẽ làm cử chỉ này chỉ khi họ hoàn toàn tự tin vào lúc này hoặc nếu họ cảm thấy vượt trội hơn bình thường.

Nhiều khả năng, họ không có gì để che giấu và họ hoàn toàn trung thực với bạn. Bởi vì ngay cả một lời nói dối nhỏ cũng khiến mọi ngườicảm thấy căng thẳng.

Bạn có thể thử giữ vị trí đưa tay ra sau lưng khi bạn không thoải mái và muốn cảm thấy tự tin hơn.

7. Đọc vị cơ thể qua một số hành động lạ

*

Một số hành động nhỏ như sửa sang lại mái tóc sẽ giúp bạn đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể với tâm trạng lo lắng và căng thẳng. Điều đó có nghĩa là trong khoảnh khắc đó họ đang có sự hồi hộp, bất an.

• Đàn ông thường chạm vào mặt của họ khi cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng.

• Phụ nữ thường đụng chạm vào cổ, trang phục hay mái tóc của họ khi cảm thấy bất an. Các hành động khác có thể kể đến như là chơi đùa với một cây bút, huýt sáo vu vơ hay di chuyển chân qua lại.

Những hành động chạm vào cơ thể sẽ giúp đối phương ổn định cảm xúc và bình tĩnh hơn.Khi ấy, bạn hãy nói về điều gì đó tích cực nếu bạn cảm thấy người kia đang có vẻ căng thẳng nhé.

8. Đọc vị cơ thể qua cử động chân

*

Chân được coi là bộ phận “trung thực” nhất trên cơ thể. Lắc chân hay gõ chân xuống đất là biểu hiện của một người đang không thoải mái. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng nên bạn cần biết thêm một số cách đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể với đôi chân.

Khi một người bắt đầu lắc chân nhanh hơn thì có thể do họ nghe được điều gì đó tốt đẹp. Ngược lại,nếu một người dừng hành động đó một cách đột ngột thì có thể tâm trạng họ đang thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Bạn nên chú ý khi một người đang ngồi khoanh chân và sau đó tự chạm vào đầu gối của họ. Điều đó có nghĩa là họ đang cảm thấy mất tự tin.

Hãy xem xét kỹ tất cả những thay đổi của đôi chân, đặc biệt khi bạn đang trong một cuộc họp quan trọng. Cách đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể này sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin để tiếp tục cuộc trò chuyện.

9. Đọc vị cơ thể qua tổng thể tư thế

*

Nhìn vào tổng thể tư thế đứng của một người cũng là một cách đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể nhằm giúp bạn hiểu rõ họ đang cảm nhận điều gì.

• Đôi chân rộng mở:Người này đang tìm kiếm điều gì đó để cảm thấy tự tin hơn. Họ đang có thứ khiến họ không thoải mái lắm. Khoảng cách giữa hai chân càng xa thì chứng tỏ sự lo lắng trong họ càng lớn.

• Đôi chân bắt chéo:Tư thế này không dễ để có thể đứng được. Trường hợp cảm thấy nguy hiểm thì sẽ không nhiều người chọn tư thế như vậy. Điều đó thể hiện rằng họ không nghĩ có bất kỳ nguy hiểm nào tại thời điểm đó và đang cảm thấy rất bình tĩnh, thoải mái.

Hãy chú ý đến tư thế của đối phương để nhận biết họ có đang thoải mái hay đang lo lắng, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn.

Điều quan trọng mà bạn cần nhớ khi đọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể là mỗi người đều có hành vi cơ bản của riêng họ. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét cả bối cảnh diễn ra hành động đó nữa. Ví dụ khoanh tay có thể coi là dấu hiệu của sự bất an nhưng cũng có thể là vì người kia đang cảm thấy lạnh.

Sau khi phân tích tình hình một cách tổng thể, bạn có thể rút ra kết luận đúng về việc mộtngười đang nói dối, lo lắng hay chỉ đơn giản là họ bị mệt mỏi. Hãy học cáchđọc vị người khác qua ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ thành công hơn trong giao tiếp!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.