GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG NGUYỆT THỰC TOÀN PHẦN, MỘT PHẦN LÀ GÌ, XẢY RA KHI NÀO?

Vào tối nay 26/5, sẽ diễn ra nguyệt thực toàn phần và siêu trăng tại Việt Nam. Đây là một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất trong năm mà người Việt có thể quan sát.

Bạn đang xem: Giải thích hiện tượng nguyệt thực


Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn hiếm gặp. Đó là khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau. Lúc này, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ bị che khuất khỏi Mặt Trời bởi Trái Đất, gây ra hiện tượng nguyệt thực. 

Khi Mặt Trăng nằm trong toàn bộ phần bóng của Trái Đất, ánh sáng từ Mặt Trời sẽ không thể chiếu tới Mặt Trăng. Đây là hiện tượng nguyệt thực toàn phần. 

Vào thời điểm đó, ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn, ánh sáng này có màu đỏ. Bởi vậy, người ta hay gọi nguyệt thực toàn phần là "Trăng máu".

Nguyệt thực diễn ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng đứng thẳng hàng. 

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần nằm trên một đường thẳng. Khi đó, một phần của Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng chiếu đến trực tiếp từ Mặt Trời. Mặt Trăng bị khuyết một phần bởi chính bóng của Trái Đất. 

Nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi các thiên thể đang tiến gần hoặc sau khi vừa hình thành trạng thái thẳng hàng. 

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần là 104 phút. Với nguyệt thực một phần, thời gian quan sát tối đa khoảng 6 giờ đồng hồ.

Mô hình một nguyệt thực với phần bóng nửa tối của Trái Đất.

Bên cạnh hiện tượng nhật thực toàn phần và nhật thực một phần, còn có một hiện tượng khác là nhật thực nửa tối. Đó là khi Mặt Trăng di chuyển vào vùng nửa tối của Trái Đất. Ánh sáng từ Mặt Trăng khi đó sẽ mờ đi và không còn sáng rõ nét như thông thường. 

Trong các truyền thuyết của một số nền văn hóa, hiện tượng nhật thực hay bị gán với "điềm báo" một số điều không may mắn. Các cư dân cổ thường liên tưởng hiện tượng này với việc Mặt Trăng bị nuốt mất bởi những sinh vật trong truyền thuyết. 

Tại Châu Mỹ, người Maya nghĩ rằng nguyệt thực xảy ra khi có một con báo đốm nuốt chửng Mặt Trăng. Tại Trung Quốc, đó là hình tượng của con cóc 3 chân nuốt Mặt Trăng. Trong khi đó, người Ai Cập cổ lại gán hiện tượng “nuốt Mặt Trăng” này cho một cơn lợn nái. 

Với trình độ phát triển của khoa học ngày nay, con người hiện đại đã có sự hiểu biết chính xác về nguyệt thực và xem đây chỉ như một sự kiện thiên văn thông thường. 

Trọng Đạt


Việt Nam sắp đón siêu trăng và nguyệt thực toàn phần

Siêu trăng và nguyệt thực toàn phần là các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nhất mà người Việt có thể theo dõi trong năm 2021.

Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực chắc hẳn đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu vì sao lại có 2 hiện tượng này, cũng như có nhiều điều thú vị về chúng. Hãy cùng canthiepsomtw.edu.vn giải thích hiện tượng nhật thực nguyệt thực vật lí 7 này dựa trên ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng nhé.


Bóng tối là gì? Bóng nửa tối là gì?

Do khi giải thích về hai hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, người ta cũng dùng những khái niệm như bóng tối và bóng nửa tối để giải thích hiện tượng đó. Để cho dễ hình dung, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu bóng tối là gì và bóng nửa tối là gì qua hai thí nghiệm đơn giản dưới đây.

Bóng tối là gì?

Để hiểu được khái niệm này, hãy cùng xem một thí nghiệm dưới đây

Thí nghiệm 1

Đặt một nguồn sáng nhỏ (có thể là bóng đèn pin đang sáng) trước màn chắn. Trong khoảng từ bóng đèn đến màn chắn, đặt thêm một miếng bìa như hình bên dưới.

*

Quan sát thí nghiệm ta thấy

Vùng sáng: Vì có các tia sáng từ đèn pin truyền thẳng đến màn chắn mà không bị cản trở. Do đó trên màn chắn sẽ có vùng chắn được ánh sáng gọi là vùng sáng.

Như vậy, qua thí nghiệm trên ta có nhận xét:

Vùng màu đen không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng, gặp vật cản ánh sáng sẽ bị cản lại và không truyền qua được.

&r
Arr; Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới được gọi là bóng tối.

Bóng nửa tối là gì?

Thí nghiệm 2

Thay bóng đèn pin thành bóng có hiệu suất cao hơn (bóng đèn điện).

*

Quan sát hiện tượng ta thấy:

Vùng bóng nửa tối: Vùng nằm sau tấm bìa chỉ nhận được một phần sáng mà bóng đèn điện truyền tới.

Như vậy, qua thí nghiệm trên ta có nhận xét:

Vùng ở giữa màn chắn là vùng tối
Vùng ở ngoài cùng chính là vùng sáng
Vùng xen giữa được gọi là vùng bóng nửa tối

&r
Arr; Trên màn chắn đặt phía sau vật chắn có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới được gọi là vùng bóng nửa tối.

ĐỪNG BỎ LỠ!! Chương trình học Toán bằng tiếng Anh, giúp phát triển tư duy một cách toàn diện nhất. Nhận ưu đãi lên đến 40%, chưa đến 2K/NGÀY.

*

Giải thích hiện tượng nhật thực nguyệt thực vật lí 7

Trong chương trình học vật lý 7, các em sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng nhật thực nguyệt thực. Cụ thể:

Giải thích hiện tượng nhật thực là gì?

Nhật thực xảy ra khi nào? là khi Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

*

Nếu ta đứng ở chỗ bóng tối thì sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực toàn phần. Nếu ta đứng ở chỗ bóng nửa tối thì sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực một phần.

*

Hình ảnh nhật thực một phần diễn ra vào ngày 19/3 tại Việt Nam. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giải thích hiện tượng nguyệt thực là gì?

Khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, Mặt Trăng sẽ bị Trái Đất che khuất, nó không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến nên chúng ta không thể nhìn thấy Mặt Trăng. Ta nói khi đó đã xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

Hiện tượng nguyệt thực có rất nhiều kiểu khác nhau nhưng chỉ có 3 kiểu nguyệt thực chính và thường hay xuất hiện nhất đó là:

Nguyệt thực một phần

Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên một đường gần thẳng hàng nhau. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng.

Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần. Nguyệt thực một phần thường sẽ kéo dài khoảng 6 tiếng đồng hồ.

*

Nguyệt thực toàn phần

Xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm thẳng hàng nhau. Khi đó, Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng, đôi khi sẽ có màu cam sẫm.

Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt Trời trước khi đến được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua. Chính vì vậy mà Mặt Trăng thường hiện ra dưới màu đỏ nhạt. Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn).

*

Nguyệt thực nửa tối

Xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đần đi. Nguyệt thực bán phần khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.

*


canthiepsomtw.edu.vn Math - Vừa học toán tư duy vừa phát triển ngoại ngữ tiết kiệm


Nội dung 3 định luật Newton và bài tập vận dụng chi tiết


Lý thuyết và thực hành chống ô nhiễm tiếng ồn vật lý 7


Giải bài tập vật lí 7 bài 3 trang 9 SGK

Bài 1: Câu 3 (trang 10 sgk Vật Lý 7): Giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại?

*

Đáp án:

Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng, bị Mặt Trăng che khuất không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến. Vì thế đứng ở nơi có nhật thực toàn phần không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại.

Ngoài ra, để có thể ôn tập kỹ càng hơn các dạng bài liên quan đến hiện tượng nhật thực nguyệt thực thì các bạn có thể tham khảo một số câu hỏi dưới đây. Những câu hỏi này khá tương đồng trong những bài kiểm tra mà giáo thường ra nên các bạn hãy cố gắng ôn luyện thật nhiều nhé.

Bài 2: Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, ta quan sát thấy trên bức tường?

Một vùng tối hình bàn tay

Vùng sáng được chiếu sáng đầy đủ

Một vùng bóng tối tròn

Một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn

Hướng dẫn giải:

Bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường đóng vai trò là vật chắn sáng. Khi này, trên tường sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối của bàn tay tức là một vùng tối hình bàn tay, xung quanh sẽ có viền mờ hơn.

Hình dạng của bóng tối và bóng nửa tối giống bàn tay là do các tia sáng truyền theo đường thẳng.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 3: Khi đứng ở vị trị bóng tối hay bóng nửa tối ta mới quan sát được hiện tượng Nhật thực toàn phần. Vì sao lại khẳng định như vậy?

Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng nửa tối ta có thể nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta sẽ nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

Xem thêm: Bật Mí Cách Rửa Mặt Bằng Lá Tía Tô Da Sáng Mịn, Sạch Mụn, Rửa Mặt Bằng Nước Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì

Đáp án: B. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có Nhật thực toàn phần.

Bài 4: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.

Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.

Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.

Đáp án: B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.

Bài 5: Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?

Ngọn nến sáng yếu hơn

Ngọn nến sáng mạnh hơn

Không có gì khác

Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến

Đáp án:D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến

Bài tập vật lí 7 về hiện tượng nhật thực và nguyệt thực để luyện tập

Dưới đây là một số bài tập vềhiện tượng nhật thực nguyệt thực trong chương trình vật lý lớp 7 để các em tự luyện:

Câu 1.Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy:

 A. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.

 B. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.

 C. Mặt trăng bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.

 D. Một phần mặt trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối.

 E. Một phần Mặt trăng bị che khuất và thấy các tia sáng mặt trời

Câu 2.Tại một nơi có xảy ra nhật thực một phần, khi đó:

 A. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng.

 B. Người ở đó chỉ nhìn thấy một phần mặt trăng.

 C. Ở đó nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng.

 D. Người ở đó không nhìn thấy một phần mặt trời.

 E. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng lẫn mặt trời.

Câu 3.Để giải thích hiện tượng nguyệt thực người ta dựa vào:

 A. Định luật truyền thẳng của ánh sáng

 B. Định luật phản xạ ánh sáng

 C. Định luật khúc xạ ánh sáng

 D. Cả 3 định luật trên

Câu 4.Câu nào đúng nhất?

 A. Khi có nhật thực, mặt trăng tạo ra bóng tối trên trái đất.

 B. Nguyệt thực chỉ xuất hiện vào ban đêm.

 C. Nhật thực chỉ xuất hiện vào ban ngày với mặt trời là nguồn sáng.

 D. Cả 3 phương án đều đúng

Câu 5.Vì sao khi có nhật thực, đứng trên mặt đất vào ban ngày trời quang mây, ta lại không nhìn thấy Mặt Trời.

 A. Vì mặt trời lúc đó không phát ánh sáng nữa.

 B. Vì lúc đó Mặt Trời không chiếu sáng Trái Đất nữa.

 C. Vì lúc đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ta nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.

 D. Vì mắt ta lúc đó đột nhiên bị mù, không nhìn thấy gì nữa

Câu 6.Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?

Câu 7.Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:

a) Nhật Thực quan sát được vào ………………………………..………….khi ……………………che khuất ánh sáng từ ……………………………

b) Nguyệt Thực thường quan sát được vào những đêm ………………..…..khi ……………………che khuất………….

Câu 8.Một học sinh cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thì tất cả mọi người đứng trên trái đất đều có thể quan sát được. Theo em nói như thế có đúng không, tại sao?

Câu 9.

An và bình nhìn lên bầu trời thấy trăng hình lưỡi liềm. Bình nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng An quả quyết là không phải. Nếu An đúng thì theo em An đã căn cứ vào đâu?

Câu 10.

Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực?

Câu 11: Ban đêm, dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi không thể đọc sách được. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được. Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó?

Trên đây là tổng hợp những kiến thức và cách giải thích hiện tượng nhật thực nguyệt thực vật lí 7 dễ hiểu mà canthiepsomtw.edu.vn biên soạn cho các bạn. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người có thể ghi nhớ bài học một cách lâu nhất. Nếu bạn thấy hay thì hãy theo dõi canthiepsomtw.edu.vn và thường xuyên truy cập vào kiến thức cơ bản để có thể cập nhập cho mình những bài học hữu ích nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.