CHẶN HỆ LỤY RỐI LOẠN THẦN KINH GIAO CẢM, CHẶN HỆ LỤY RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT

Rối loạn thần kinh thực vật là gì? Làm thế nào để nhận biết các biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật? Mời bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Rối loạn thần kinh giao cảm


1. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên, trong hệ thần kinh trung ương được chia thành 2 hệ với 2 chức năng khác nhau là hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật.

Hệ thần kinh thực vật đảm nhiệm chức năng chi phối các hoạt động tự động của cơ thể như: tiêu hóa, bài tiết, tuần hoàn, sinh sản, nội tiết, dinh dưỡng,…

Trong hệ thần kinh thực vật được chia thành 2 hệ là: hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Hai hệ này luôn được điều hòa nhằm duy trì và điều khiển các hoạt động tự động của cơ thể chúng ta.

Khi xảy ra sự mất cân bằng giữa 2 hệ: thần kinh giao cảm và phó giao cảm, sẽ khiến cơ thể chúng ta có các biểu hiện không tự chủ được và thường biểu hiện bằng các dấu hiệu của cường giao cảm, được gọi là rối loạn thần kinh thực vật (hay rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn thần kinh tim,…).


*

Sự mất cân bằng giữa 2 hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm gây rối loạn thần kinh thực vật.


2. Biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương nhẹ hay nghiêm trọng, trên từng người bệnh khác nhau sẽ có các biểu hiện khác nhau. Sau đây là một số biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật:

2.1 Mệt mỏi – biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật

Người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Tình trạng này kéo dài mà nghỉ ngơi hoặc sử dụng nhiều biện pháp không hết, kể cả sau khi ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi.

2.2 Đau ngực

Nhiều người bị rối loạn thần kinh thực vật có cảm giác đau nhói ở ngực, cơn đau thường diễn ra từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

2.3 Tim mạch

Tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, không gắng sức được hoặc mất khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục thể thao,… các triệu chứng này khá phổ biến ở những bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật. Trường hợp này còn được gọi là rối loạn thần kinh chức năng hay rối loạn thần kinh tim.

2.4 Hạ huyết áp – biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật

Hạ/Tụt huyết áp tư thế gặp ở người bị rối loạn thần kinh thực vật, huyết áp khi đứng bị hạ so với khi nằm. Nguyên nhân gây hạ huyết áp ở người bị rối loạn thần kinh thực vật là do áp lực máu giảm khi cơ thể chúng ta đứng lên. Chính bởi điều này nên nhiều người có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, thậm chí có thể ngất khi thay đổi tư thế đột ngột từ nằm sang đứng.


*

Người bị rối loạn thần kinh thực vật có thể bị hạ huyết áp khi đứng lên gây tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.


2.5 Hô hấp

Khị bị rối loạn thần kinh thực vật người bệnh sẽ có cảm giác muốn hít thở nhanh và liên tục, cảm giác hụt hơi, khó thở, phải gắng sức khi hít thở sâu.

2.6 Tiêu hóa

Cảm giác khó tiêu hóa, ăn không thấy ngon miệng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), nuốt khó,…

2.7 Sinh dục

Người bị rối loạn thần kinh thực vật thường giảm ham muốn, rối loạn cương dương, di tinh ở nam giới; âm đạo khô, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

2.8 Tiết niệu

Viêm đường tiết niệu với một số biểu hiện như tiểu khó, tiểu dắt, … do nhiễm trùng đường tiết niệu của thể gặp ở người bị rối loạn thần kinh thực vật.

2.9 Thân nhiệt

Thân nhiệt có thể tăng hoặc giảm nhẹ, hoặc thân nhiệt không đều ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Người bệnh thường có cảm giác nóng bừng ở mặt, chân tay lạnh vào mùa đông. Có thể sốt nhẹ về chiều, cơn nóng bừng ở người hoặc nóng dọc theo xương sống hoặc lạnh toát sống lưng.

2.10 Mỏi cơ, mỏi chân tay

Phản xạ gân cơ yếu, mất trương lực cơ, mỏi cơ, giảm sức khi lao động, có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt và công việc.

Xem thêm: Tuyển tập hình nền cầu thủ bóng đá siêu đẹp siêu chất, 29 bóng đá ý tưởng

2.11 Tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay, bàn chân, vã mồ hôi.

2.12 Rối loạn cảm xúc – biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật

Hay cáu gắt, lo lắng quá mức, mất ngủ, khó tập trung,… là các biểu hiện mà người bị rối loạn thần kinh thực vật gặp phải.


*

Các triệu chứng khi bị rối loạn thần kinh thực vật mà người bệnh có thể gặp phải.


3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi có các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán đúng, loại trừ các bệnh lý khác cũng có triệu chứng tương tự dễ gây nhầm lẫn và tư vấn cách điều trị an toàn, hiệu quả.

Bạn có thể theo dõi nếu thấy các triệu chứng trên vẫn kéo dài dù đã bạn đã thực hiện các phương pháp nghỉ ngơi, thư giãn mà không hồi phục hãy đi thăm khám ngay với bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Một số trường hợp các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần, tuy nhiên bạn cũng không được chủ quan.

Nếu được phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp, các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật sẽ ổn sau khoảng 3-4 tuần.

SKĐS - Rối loạn thần kinh thực vật (autonomic nervous system disorders) là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa...

Rối loạn thần kinh thực vật (autonomic nervous system disorders) là một rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa... Đây là bệnh ngày càng phổ biến, tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau nhưng đôi khi có tác dụng hiệp đồng ở phạm vi hẹp.

*

Nên thường xuyên tập thể dục để phòng tránh rối loạn thần kinh thực vật. Ảnh: TM

Bình thường có sự cân bằng giữa hai hệ thống giao cảm hoặc phó giao cảm duy trì các chức năng bình thường của cơ thể. Khi có rối loạn, việc điều trị chủ yếu để tạo sự cân bằng trở lại giữa hai hệ thống này. Ở mức độ nhẹ đôi khi chỉ dùng an thần, vitamin C, sinh tố, tâm lý liệu pháp, chế độ sinh hoạt điều độ sẽ cân bằng trở lại. Song, đôi khi việc điều chỉnh triệu chứng do rối loạn thần kinh thực vật gây nên mang tính cục bộ như bệnh mồ hôi tay chân, loét dạ dày - tá tràng... khá phức tạp, có khi phải phẫu thuật. Vì vậy người có các triệu chứng trên nên đi khám chuyên khoa thần kinh để xác định mức độ rối loạn thần kinh thực vật và điều trị hợp lý.

Nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật. Ngoài rối loạn di truyền có thể gây ra bệnh thì còn phải kể đến các nguyên nhân đặc trưng như: các bệnh tự miễn (hội chứng Sjogren và Lupus ban đỏ hệ thống). Rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể được gây ra bởi một cuộc tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư (hội chứng cận ung thư). Hoặc do tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị. Những biến đổi do tuổi hay bệnh lý của những cơ quan chi phối mà khả năng sẵn sàng hoạt động chức năng đã bị suy giảm hay những biến đổi bất thường như: bệnh đái tháo đường, một số bệnh truyền nhiễm... cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể.

*

Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm mất cân bằng gây rối loạn thần kinh thực vật.

Khởi đầu của nhiều loại bệnh

Vấn đề nhận định ranh giới giữa rối loạn tuần hoàn ngoại vi do chức năng với tổn thương thực thể có thể rất khó khăn, vì rối loạn tuần hoàn do thần kinh thực vật cũng có thể sẽ dẫn tới những biến đổi các cơ quan trong cơ thể và gây một số bệnh: Bệnh Raynaud: Khi người bệnh tiếp xúc với môi trường lạnh thì các mạch máu ở đầu ngón tay, ngón chân sẽ co thắt lại gây tím tái đầu ngón, nhất là các đầu ngón tay. Bệnh không rõ nguyên nhân, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ. Bệnh thường được khởi phát sau phơi nhiễm lạnh hoặc stress tâm lý. Chứng xanh tím đầu chi: Đây là chứng rối loạn thần kinh thực vật thường gặp, những trường hợp nặng cũng khó chẩn đoán phân biệt với bệnh Raynaud. Ngoài các triệu chứng xanh tím ở đầu chi, bệnh nhân không còn cảm giác đau gì đặc biệt mà chỉ thấy cảm giác sưng phồng. Chứng đỏ đau đầu chi: Là hội chứng đau rát bỏng đầu chi, tăng khi đứng, đi hay nhiệt độ nóng, cải thiện khi lạnh. Trong cơn, chi trở nên đỏ, sung huyết tĩnh mạch. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội và kéo dài, nên họ thường phải nhúng các ngón tay vào nước lạnh để làm dịu cơn đau. Bệnh cứng bì: Là bệnh có tổn thương toàn bộ tổ chức liên kết, với tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau đặc trưng bằng các tổn thương ở động mạch, mao mạch nhỏ gây xơ cứng và làm tắc nghẽn các mạch máu ở da, ống tiêu hóa, tim, phổi, thận và các cơ quan khác nhau. Bệnh không chỉ có các biểu hiện ngoài da mà còn có nhiều biểu hiện ở nội tạng và toàn thân. Cơ thể bệnh nhân xuất hiện nhiều mảng da bị xơ cứng, teo, sẹo và có hình dạng như những mảng tròn hay bầu dục (XCB mảng), tròn nhỏ hình giọt nước (XCB giọt), hình băng dài (XCB băng)...

Phòng ngừa thế nào?

Rối loạn thần kinh thực vật cách điều trị cũng như đối phó phổ biến hiện nay với căn bệnh này vẫn là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Ngoài việc dùng các loại thuốc đặc trị như sinh tố B, thuốc canxi, thuốc an thần, người bệnh có thể kết hợp cách chữa Đông y như châm cứu, liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh. Uống thuốc chống suy nhược cơ thể, thuốc hạ huyết áp cũng có tác dụng trong khâu điều trị. Về ăn uống, hạn chế thức ăn mặn, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Đặc biệt là nên sống vui vẻ, lạc quan, thoải mái, không quá lo nghĩ, đồng thời đừng quên tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe.

Bộ phận của hệ thần kinh kiểm soát các hoạt động nội tạng của cơ thể gọi là thần kinh thực vật (TKTV, thần kinh tự chủ, thần kinh dinh dưỡng). Chức năng thực vật chỉ huy các hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, mồ hôi... Ðó là các hoạt động tự động không theo ý muốn của con người.

Chức năng thực vật được chia thành chức năng giao cảm và chức năng phó giao cảm. Hai chức năng này hoạt động đối lập nhau, tuy nhiên chúng ở trạng thái cân bằng động. Khi một trong hai chức năng bị ức chế, giảm hoạt động thì chức năng kia sẽ có biểu hiện hoạt động trội lên. Vấn đề nhận định ranh giới giữa rối loạn tuần hoàn ngoại vi do chức năng với tổn thương thực thể có thể rất khó khăn, vì rối loạn tuần hoàn do thần kinh thực vật cũng có thể sẽ dẫn tới những biến đổi các cơ quan trong cơ thể và gây một số bệnh... BS.Nguyễn Văn Liệu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.