Bài thơ: sóng không hiểu nổi mình, just a moment

Dữ dội và dịu êmỒN ÀO VÀ LẶNGlẽSóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.

Bạn đang xem: Sóng không hiểu nổi mình

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.

Trước muôn trùng sóng bểEm nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩHướng về anh- một phương

Ởngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờDù muôn vàn cách trở

Cuộc đời tuy dài thếNăm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêuÐể ngàn năm còn vỗ

Thơ Xuân Quỳnh có nét rất riêng, trong số các nhà thơ nữ của Việt Nam, đólà: chân thật và đam mê mãnh liệt. Trong thơ chị cháy lên cái sắc màu củamột thế giới lung linh, thế giới tình yêu. Thơ Xuân Quỳnh, thơ tình Xuân
Quỳnh là niềm khao khát hạnh phúc. Thơ Xuân Quỳnh rất tình, rất đời và rấtđàn bà bởi niềm khát khao ấy. Nói đến khát khao hạnh phúc trong thơ Xuân
Quỳnh có nghĩa là nói đến "Sóng".

Tìnhyêu- vốn là đề tài muôn thuở. Xuân Diệu- nhà thơ của tình yêu- có bàithơ nổi tiếng "Biển". Còn Xuân Quỳnh, chịmượn hình tượng "sóng" để diễn tả những cảm xúc, trạng thái củangười phụ nữ khi yêu. "Biển" của Xuân Diệumạnh mẽ, dữ dội và nồng nàn, bộc lộ một tình yêu rất nam tính. Còn "Sóng"của Xuân Quỳnh thì đậm tính chất nữ tính, nhẹ nhàng, chân thành mà vẫnnồng nàn, thiết tha.

Dữ dội và dịu êmỒN ÀO VÀ LẶNG LẼSóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.

Bao trùm bài thơ, lan toả khắp bài thơ là hình tượng "sóng". Âmhưởng bài thơ là âm hưởng của con sóng dạt dào, nhịp nhàng. Nhịp của consóng vỗ bờ triền miên, vô hồi hay nhịp của tiếng lòng thi sĩ- nhân vật chủthể- đang yêu và khao khát yêu. Mỗi trạng thái của tâm hồn người phụ nữđang yêu có thể tìm thấy sự tương đồng ở một khía cạnh nào đó của consóng. Con sóng ấy khao khát, hay chờ sự "xoay vần" của con Tạo nữa.Trái tim ấy kiên quyết "tìm ra tận bể", tìm đến độ sâu xa nhấttrong tình yêu, để tìm hiểu, để khám phá và để yêu.

Khátvọng tình yêu là chuyện của muôn đời, muôn người, nhưng mãnh liệt nhất làcủa tuổi trẻ, như có nhà thơ viết:

Nếu phải chia cho người yêu mộtnửa
Thì em ơi nhận lấy khoảng đời đầu

Ðã yêu làkháo khát, là bồi hồi

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.

Nhận ra trạng thái khác của mình, người phụ nữ kiên quyết tìm hiểu,"tìm ra tận biển", tận bến bờ sâu thẳm của tình yêu. Thế nhưng"tình yêu có những lý lẽ mà lí trí không sao giải thích nổi".Tình yêu đầy bí ẩn, và chính vì nó bí ẩn nên nó lại càng đẹp và lạicàng là nỗi khát khao của con người:

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Nữ thi sĩ người Bungaria Blaga Ðimitrôva- đã nói "Ta đi tìm mình chota và cũng là tìm ta cho chính ta nữa". Xuân Quỳnh cho rằng: "Yêulà đi tìm một nửa của mình, cũng chính là đi tìm mình". Như thếtình yêu làm cho con người ta hoàn thiện hơn, đẹp hơn. Tình yêu cũng làmcho con người ta băn khoăn về sự bắt đầu, sự khởi nguồn của nó. Thế nhưng:"Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?" (Xuân Diệu). Và cóngười thốt lên: "Có gì lạ quá đi thôi!", còn Xuân Quỳnh,chị bộc bạch một cách hồn nhiên, rất con gái, nhẹ nhàng, bối rối lẫn chútđắm say, ngọt ngào pha lẫn hơi nũng nịu:

Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau

Nhà thơ, cũng như bao người con gái khác, đều không sao trả lời được. Emyêu anh tự bao giờ, em cũng chẳng biết nữa. Có lẽ là từ nỗi nhớ về anh dadiết. Bởi đã yêu là nhớ:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ được

Vẫn là hình tượng "sóng". Sóng nhớ bờ, ngày đêm không thôi dàodạt. Cũng như em:

Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Ca dao xưa cũng viết về nỗi nhớ khi yêu:

Ðèn thương nhớ ai
Mà đèn chẳng tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ chẳng yên

Nhà thơ Chế Lan Viên miêu tả nỗi nhớ cũng rất hay:

Anh không ngủ. Hẳn vì em đangnhớMột trời sao rực cháy giữa đôi ta
Anh thức giấc. Cho lòng em lặng gió
Cho sao trời yên rụng một đêm hoa

Hai câu thơ được tách riêng thành một khổ thơ như nỗi lòng, tâm trạng củathi sĩ bấy giờ. Tâm trạng ấy lan sang người đọc. Thiết tha, sâu lắng vàmãnh liệt.

Yêu không chỉ là nhớ. Yêu là sự thuỷ chung, son sắt, dẫu xa cách ngàn trùng."Khoảng cách trong tình yêu cũng như gió với lửa, dập tắt ngọn lửanhỏ nhưng thổi bùng ngọn lửa lớn" (ngạn ngữ). Tình yêu của nhà thơmãnh liệt và sâu đậm. Nỗi nhớ trong thơ chị gắn với khái niệm thời gian vôtận và không gian vô cùng. Với thời gian, nó không có ngày đêm. Với khônggian, nó chẳng có nhiều phương hướng; chỉ có một phương thôi- đó là anh.Hai người yêu nhau luôn hướng về nhau. Họ là mặt trời soi rọi cho nhau vàonhững buổi sớm và là mặt trăng sưởi ấm những đêm khuya.

Nhưng tình yêu sẽ chỉ là lãng mạn, tình yêu không thực sự là tình yêu theođúng nghĩa nếu nó xa rời thực tế- cuộc đời. Mà cuộc đời vốn nhiều nỗitrái ngang. Bên cạnh hạnh phúc, tình yêu cũng là đau khổ. Nhưng không phảivì thế mà tình yêu kém đi nét đẹp và sự lung linh của nó. Trái lại tìnhyêu càng trở nên huyền diệu hơn khi nó vượt qua mọi giông bão của cuộcđời. Ðó là khát vọng mà con người luôn hướng tới.

Xem thêm: Phần mềm học tiếng việt lớp 1 nổi bật nhất, tieng viet lop 1

Cuộc đời tuy dài thếNăm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Khát khao được hướng tới tình yêu đích thực, hướng tới sự vĩnh cửu củatình yêu trở nên mãnh liệt. Và ở khổ thơ cuối cùng, biểu tượng"sóng" đã trở thành nơi cất giữ niềm khát khao mạnh mẽ.

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêuÐể ngàn năm còn vỗ

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng hát của trái tim đắm đuối trong sóng nhạc tìnhyêu. Ðọc thơ tình của chị, người ta khát khao yêu, khát khao hạnh phúc.Người đàn bà ấy dù đã trải qua nhiều nỗi truân chuyên, thế nhưng giôngbão bao nhiêu thì chị lại càng sống hết mình bấy nhiêu. Chị sống cho tìnhyêu, hơi thở của chị là hơi thở của tình yêu, "một tình yêu dùđã đi qua mọi va chạm, mọi đau đớn của cuộc đời mà vẫn khát khao, vẫnchờ đợi tình yêu bằng cả sự trinh bạch của tâm hồn. Cái mà không một sựtàn phá, va đập nào của thời gian và cuộc đời chạm tới được".

(Lời bình của Hà thị Hải,báo Phụ nữ Việt Nam tháng 1/2002)

Chuyên mục nàyđược cập nhật vào thứ Tư hàng tuần

*

Thông tin trên mạng Netcodo
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tại
Ban Biên Tập Mạng NetcodoÐiện thoại: (54)847247 - Email Intranet: quantri

Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.


*

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2, Thân bài

- Lí luận về thơ

- Phân tích đoạn thơ một: những nét tính cách của sóng cũng là những cung bậc cảm xúc của em khi yêu

- Phân tích đoạn thơ hai: khát tình yêu trong nhịp đập trái tim trẻ

3, Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

II, Bài văn tham khảo

Từ xưa đến nay, tình yêu luôn là nguồn cảm hứng của biết bao thi nhân. Tuy nhiên mỗi nhà thơ lại có một cách thể hiện khác nhau. Nó có thể đậm chất triết lý như trong thơ Tago hay tha thiết, cháy bỏng như thơ của Xuân Diệu. Với bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh là một tình yêu đầy những âu lo, trăn trở và khát khao hạnh phúc đời thường của người phụ nữ. Điều này được thể hiện rõ nét qua hai đoạn văn "Dữ dội và..." và "Ôi con sóng..."

Nếu như tác phẩm tự sự thường phản ánh tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua việc tái hiện khách quan hiện thực đời sống thông qua tình huống truyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết…thì thơ ca đi vào phản ánh thế giới tâm hồn con người trước rung cảm tinh tế sâu sắc, trước cuộc sống muôn màu. Vì thế Lê Qúy Đôn nói: “thơ ca khởi phát từ lòng người”. Có thể nói, bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh đã thể hiện rõ nét điều đó. Tac phẩm này được viết vào năm 1967, khi tác giả có chuyến đi thực tế tại biển Diêm Điền. Đứng trước những con sóng nối tiếp, vô tận của biển cả, Xuân Quỳnh đã nhận thấy sự đồng điệu giữa những cung bậc, trạng thái của sóng với cung bậc tình cảm, khát vọng trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Bài thơ “Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” – tập thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Trong tác phẩm này, nhà thơ đã sử dụng hai hình tượng “sóng” và “em” khi tách biệt, khi thống nhất, hòa vào làm một để diễn tả vẻ đẹp trong tình yêu của tâm hồn người phụ nữ. Đồng thời, Xuân Quỳnh đã đem đến một quan niệm mới mẻ, nhân văn về tình yêu, về con người trong những năm tháng chống Mỹ đầy khốc liệt.

Đoạn thơ đầu tiên đã đặc tả những nét tính cách của sóng cũng là những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu và luôn khát khao tìm kiếm tình yêu đích thực. Tâm hồn người phụ nữ khi yêu luôn có những cung bậc cảm xúc phong phú và khát vọng tìm kiếm tình yêu đích thực:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Hai câu thơ đầu tiên là những nét tính cách của sóng và cũng là những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Tác giả đã sử dụng những cặp từ đối lập “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ” để diễn tả những trạng thái tâm lí đặc biệt của sống. Giữa dòng biển khơi, sóng không bao giờ yên định mà luôn có trạng thái khác nhau. Khi biển giông tố, sóng tung bọt trắng xóa cuồng nộ, dữ dội. Khi trời yên biển lặng, sóng ca hát bên đại dương xanh biếc. Những điều đó không hề mâu thuẫn, đối lập mà chỉ là biểu hiện của hình tượng con sóng muôn thưở. Hơn nữa, tác giả còn sử dụng điệp từ “và” vừa để kết nối ý thơ vừa ý nghĩa khẳng định quy luật của sóng. Xuân Quỳnh đã nhận ra sự đồng điệu giữa những cung bậc cảm xúc của sóng với những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu. Người phụ nữ khi yêu có lúc dịu nhẹ tha thiết, lúc mạnh mẽ quyết liệt, lúc hiền hòa yêu thương, lúc hờn ghen giận dữ. Những điều đó không hề mâu thuẫn đối lập nhau mà chỉ là biểu hiện thống nhất trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. Có lẽ phải là nhà thơ nhạy cảm tinh tế Xuân Quỳnh mới có những cảm nhận như vậy về những cung bậc trong tình yêu của người phụ nữ.

Tâm hồn người phụ nữ khi yêu bên cạnh những cung bậc cảm xúc vốn có còn là lòng khát khao tìm kiếm tình yêu đích thực:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Xuân Quỳnh đã khéo léo vận dụng nghệ thuật ẩn dụ để từ quy luật muôn sông đổ ra bể mà khơi dậy hành trình đi tìm tình yêu đích thực của trái tim phụ nữ. Nếu đặt trong mối tương quan giữa sóng và biển, sông trở nên nhỏ hẹp, chật chội, tù túng và tầm thường. Hơn nữa, sông luôn chứa đựng trong mình đầy những bí ẩn lớn lao, những khát vọng hoài bão không giới hạn. Vì vậy, sông không hiểu nổi sóng, không đáp ứng được thỏa mãn của sóng. Người con gái khi yêu cuãng vậy, luôn luôn khát khao một tình yêu cao cả, đẹp đẽ chứ không bao giờ chấp nhận cái nhỏ nhen, ích kỷ. Lâu nay, người ta luôn quan niệm người phụ nữ khi yêu luôn bị động trong tình yêu. Dẫu có yêu mãnh liệt nhưng không dám thổ lộ cứ chôn chặt tận đáy lòng trong tim. Giờ đây, người con gái trong “Sóng” đã táo bạo vượt lên trên quan niệm lạc hậu khuôn khổ cứng nhắc, chủ động giãi bày một cách trực tiếp những khao khát cháy bỏng. Không chấp nhận ngủ yên trong lòng sông chật hẹp, sóng tìm ra tận bể. Đó không phải là hành trình dễ dàng mà chất chứa trong đó biết bao gian nan, thử thách, biết bao trăn trở đắn đo. Hành trình ấy phải rất xa rất dài, phải kỳ công, quyết liệt, táo bạo dũng cảm mới có thể ra tận biển cả, mới có thể đi trọn vẹn hạnh phúc của mình. Đó cũng chính là hành trình của người phụ nữ trong tình yêu, để tìm kiếm tình yêu đích thực, tiếng nói đồng điệu không hề dễ dàng. Nếu như không còn chung sự đồng điệu trong tâm hồn thì người phụ nữ có thể dũng cảm vượt qua sự nhỏ bé, chật hẹp, tù túng để được sống trọn vẹn với tình yêu đích thực cao cả và bền vững hơn.

Người con gái trong thơ Xuân Quỳnh mạnh mẽ, quyết liệt vươn đến biển lớn tình yêu mênh mông, đến bến bờ hạnh phúc viên mãn. Qủa đến với Xuân Quỳnh, thơ Việt Nam mới có tiếng nói bày tỏ những khát khao yêu thương vừa hồn nhiên chân thành, vừa mãnh liệt sôi nổi của một trái tim phụ nữ. Tiếng nói ấy hết sức quyết liệt, táo bạo, mới mẻ, hiện đại.

Ở đoạn thơ tiếp theo. tác giả đã bày tỏ khát vọng tình yêu trong những trái tim trẻ:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Trong bài thơ, hình tượng “sóng” và “em” luôn song hành với nhau, nói chuyện về “sóng” cũng là để thấu hiểu tình yêu trong trái tim “em”. Trước cảm xúc dâng trào của nhân vật “em” trong thơ, Xuân Quỳnh bật lên thành một tiếng “Ôi” đầy tha thiết:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế”

Một trái tim đong đầy cảm xúc, một tiếng “ôi” chứa chan tình cảm của giây phút xuất thần thăng hoa; một tiếng “ôi” như chứa trọn tất cả những cảm xúc, tình cảm, khát khao, kì vọng nhiệt thành, nồng ấm trong trái tim người phụ nữ. Hơn nữa, hình tượng sóng lại được đặt giữa hai từ chỉ khái niệm thời gian “ngày xưa” và “ngày sau” cùng ý nghĩa khẳng định của cụm từ “vẫn thế” đã đem đến cho ý thơ của Xuân Quỳnh đầy màu sắc chủ quan. Phải chăng, nhà thơ như đang muốn nối liền quá khứ với hiện tại, nối liền “ngày xưa” và “ngày sau” để khẳng định cái bất biến, cái vĩnh hằng không chỉ của “sóng” – của tạo hóa, tự nhiên mà còn là tình yêu trong “em”. Tất cả tình yêu trong em, những kỉ niệm cảm xúc “vẫn thế”, vẫn luôn đong đầy, trọn vẹn dù trong quá khứ, hiện tại hay cả tương lai. Cả “sóng” và “em” vẫn sẽ luôn mang trong mình khát vọng trẻ trung, nhiệt huyết, sôi trào. Nếu như ngàn đời con sóng xô bờ cát thì ngàn đời khát vọng tình yêu trong em vẫn mãi cháy bỏng, thiết tha.

Sóng còn tượng trưng cho sự bất diệt của tuổi trẻ và khát vọng tình yêu:

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Hai tiếng “bồi hồi” đặt ở đầu câu chất chứa cảm xúc đến lạ. “Bồi hồi” của tiếng sóng hay “bồi hồi” của tiếng lòng em? Trong tiếng “bồi hồi”, người ta cảm nhận được cả nỗi nhớ mong, sự xao xuyến; cảm nhận được cả sự rạo rực, sự trăn trở, lo âu. Trong tình yêu, đặc biệt là tình yêu tuổi trẻ, cái sự “bồi hồi”, những khát vọng luôn tồn tại, luôn hiện hữu. Khát vọng ấy là khát vọng yêu và được yêu; là khát vọng thấu hiểu và được thấu hiểu. Với Xuân Quỳnh, chỉ cần một trái tim chân thành, một trái tim nồng nàn, mãnh liệt mới có thể chứa đựng hết những khát vọng tình yêu muôn đời. Và đó có lẽ chính là những trái tim trẻ tuổi đang khát kháo, ngập tràn trong tình yêu. Tuổi trẻ là gì nếu không yêu và được yêu? Xuân Diệu sống trọn đời vì lí tưởng này, và Xuân Quỳnh cũng vậy, luôn trẻ, vì luôn muốn yêu và được yêu. Mượn quy luật tự nhiên, Xuân Quỳnh diễn tả một triết lí dung dị nhưng thấm thía về tình yêu và tuổi trẻ: còn tuổi trẻ là con khát vọng, mà khát vọng yêu thương mãi còn tức là con người mãi trẻ trung.

Hai đoạn thơ tưởng chừng đối lập nhưng lại bổ sung cho nhau. Bởi lẽ cả hai đoạn thơ đều thể hiện tình yêu của em dành cho anh. Hơn thế nữa, nó còn được viết bởi ngòi bút độc đáo của Xuân Quỳnh. Tuy nhiên hai đoạn thơ này cũng có sự khác nhau. Nếu đoạn một thể hiện những nét tính cách của sóng cũng như của em khi yêu thì đoạn hai lại thể hiện khát vọng tình yêu trong em.

“Sóng” là một tác phẩm thành công vang dội của Xuân Quỳnh. Bài thơ bộc lộ tất cả những cung bậc trong tình yêu, thể hiện tình cảm son sắt, thủy chung, tha thiết, cao thượng cùng bao nỗi nhớ thương, niềm tin yêu vào tình yêu cao cả không chấp nhận một tình yêu tầm thường và nhỏ hẹp. Khat vọng một tình yêu cao đẹp thủy chung. Phải có một tâm hồn thủy chung thì mới có những vần thơ đẹp và lung linh đến vậy. Xuân Quỳnh đã góp một hơi thở đắm say, một tiếng sóng đẹp đẽ làm tươi thắm thêm cho thi đàn hiện đại Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.