Du lịch văn miếu quốc tử giám: giá vé vào quốc tử giám, hà hội

Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp người ta cứ thế cuốn theo dòng chảy hối hả, cuộc sống hiện đại nơi trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí hay những trung tâm mua sắm đắt đỏ. Và có đôi khi chững lại ta muốn tìm cho mình một chốn bình yên, một góc nhỏ không ồn ào, khói bụi, mang những giá trị xưa cũ. Ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám, nét xưa giữa lòng Hà Nội, lặng lẽ nép mình dưới bóng những hàng cây. Mặc cho cuộc sống ngoài kia bao đổi thay thăng trầm nó vẫn mang trong mình dấu ấn lịch sử văn hóa của cả dân tộc, của một hà Nội ngàn năm văn hiến.

Bạn đang xem: Vé vào quốc tử giám

Ngược dòng thời gian hãy để Tour.Pro.Vn cùng bạn đi một vòng Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngắm nhìn lại hiện tại, hồi tưởng về một thời đã qua.

*

Giới thiệu đôi nét về khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám được biết đến là một trong những ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng chính là ngọn lửa khơi nguồn cho truyền thống hiếu học sau này.

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và đúng với câu nói đó tháng 8 năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông Văn Miếu Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng với mục đích ban đầu là thờ Khổng Tử người khởi xướng Nho Giáo và cũng là một trường học đầu tiên dạy dành cho các Hoàng tử. Ngôi trường này cũng là nơi gắn liền với cụ giáo Chu Văn An, người thầy mẫu mực muôn đời đực tôn kính.

Trải rộng trên khuôn viên hơn 54.000m2 Văn Miếu bao gồm các công trình kiến trúc nổi tiếng như Hồ Văn, khu Văn Miếu Môn, cổng Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Giếng Thiên Quang, khu nhà bia Tiến Sĩ, cổng Đại Thành Môn, khu Nhà Thái Học. Cả nền kiến trúc triều Nguyễn và văn hóa Phương Đông dường như được thu nhỏ nằm gọn hết vào đây, du khách dễ dàng bắt gặp hình tượng lưỡng long chầu nhật nguyệt, hình rồng, tượng nghê, rùa ở bất cứ đâu. Và cứ đến hẹn lại lên, mỗi độ tết đến xuân về người người nhà nhà lại nô nức đến hái lộc đầu năm, xin chữ thầy đồ mong cho một năm nhiều may mắn, tài lộc đến với gia đình.

*

Địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa Văn Miếu Quốc Tử Giám

Số điện thoại ban quản lý thung lũng Mường Hoa: 024 3747 2566 - Số điện thoại hotline dịch vụ đặt tour học sinh có lịch trình tham, khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám tư vấn hỗ trợ 24/7: 1900633278.

Địa chỉ Văn Miếu Quốc Tử Giám: 58 Quốc Tử Giám, Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Thời gian mở cửa đón du khách tham quan, khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám: mùa hè 7h30 - 17h30; mùa đông 8h00 - 17h00.

*

Giá vé Văn Miếu Quốc Tử Giám tham quan, vào cửa cập nhật mới

Giá vé vào cửa tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám Người lớn: 30.000 VNĐ/Vé

Học sinh, sinh viên (mang theo căn cước hoặc thẻ sinh viên), người già: 15.000 VNĐ/Vé.Trẻ em dưới 15 tuổi sẽ được miễn phí vé vào cửa tham quan.

*

Hướng dẫn đường đi, phương tiện di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

Bạn có thể dễ dàng tìm đường đến Văn Miếu thông qua Google Maps. Ô tô, xe máy là những phương tiện thông dụng nhât, đặc biệt là đối với các bạn học sinh sinh viên thường sẽ lựa chọn xe bus. Có thẻ dễ dàng bắt được các tuyến xe 32, 41, 23, 38, 02 sau đó xuống ở điểm dừng gần Văn Miếu nhất rồi đi bộ vào.

Thời gian gần đây Hà Nội còn đưa vào sử dụng xe bus 2 tầng dành cho City tour một ngày quanh thủ đô chạy hàng ngày từ 9h00 sáng đến 17h0, ngoài Văn Miếu bạn còn dừng chân tại các điểm nổi tiếng, quen thuộc như Lăng Bác, Hoàng Thành Thăng Long, Hồ Gươm…

*

Rreview kinh nghiệm hay, lưu ý hữu ích khi đến tham quan khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa đón khách quanh năm không kể ngày lễ tùy vào thời tiết trời đông hay hè mà thời gian có thể khác nhau. Chính vì thế mà bạn có thể tới đây bất cứ thời gian nào thuận tiện, đặc biệt là những ngày mát mẻ hay nắng đẹp lại càng thích hợp.

Văn Miếu nằm giữa những con phố ồn ào nhưng lại mang một không khí yên ắng, thanh bình đến lạ. Những hiện vật gần như chưa bị thời gian “bò mòn, những câu chuyện một thời vẫn còn được nhắc mãi. Đến Văn Miếu du khách thường sẽ đi tham quan theo trình tự để thấy và hiểu được nét kiến trúc và sự sắp đặt tinh tế của bàn tay tài hoa xưa. Với mỗi khu trưng bày hiện vật, bạn có thể check mã QR để được nghe thông tin chi tiết về từng khu. Nhưng theo chia sẻ của các trang chuyên cung cấp thông tin về các tour học sinh đến Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn khuyên bạn nên thuê hướng dẫn viên tại điểm hoặc đi gần đoàn khách có hướng dẫn để được nghe và tìm hiểu về những câu chuyện xưa chân thực, hấp dẫn hơn.

Không xa hoa không cầu kì, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là điểm dừng chân của bao du khách. Hãy cùng điểm qua một vài những điều cần lưu ý khi ghé thăm nơi này bạn nhé.

+ Cuối tuần lượng khách đổ về nhiều nhất là trời nắng bạn nên đặt vé trước tránh phải chờ xếp hàng mua vé lâu.

+ Nếu muốn yên tĩnh, ít người bạn nên đi vào buổi sáng khoảng trước 10h lúc này khách vẫn chưa đến đông, bạn có thể thoải mái đi dạo, hít thở không khí buổi sáng, check in sống ảo.

+Trước mỗi kì thi quan trọng sĩ tử thường đến Văn Miếu sắp một mâm lễ cầu cho đi thi được may mắn, kết quả như ý. Một mâm lễ thường cần chuẩn bị : bánh đậu xanh, bóng đèn điện, vở bút hoa quả, tiền vàng.

Xem thêm: Top những cây bonsai đẹp nhất việt nam và thế giới, cây cảnh đẹp việt nam

+ Quần đùi, váy ngắn có lẽ những khu vui chơi hay mua sắm sẽ thích hợp hơn, vào Văn Miếu thì bộ đồ kín đáo, váy qua đầu gối sẽ thể hiện sự lịch sự và văn minh của du khách.

+ Nhớ chọn cho mình một đôi giày thể thao hay sandal vì giày cao gót có thể làm bạn đau châ, kem chống nắng, áo khoác cung sẽ là những món đồ cần thiết trong túi của bạn.

+ Xưa kia, có luật lệ đến bia hạ Mã xuống ngựa xuống kiệu dù cho là dân thường hay quan lại, bây giờ nếu đi xe đến bạn hãy gửi xe ở ngoài và đi bộ vào trong nhé.

*

Địa điểm tham quan khám phá không nên bỏ qua tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Ngoài khám phá những nét đẹp cổ kính hàng nghìn năm tuổi hay tận hưởng bầu không khí trong lành giữa phố xá Hà Nội đông đúc và ồn ào. Thì chắc chắn khi đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám chắc chắn bạn không nên bỏ qua những địa điểm hấp dẫn dưới đây:

Hồ Văn Chương:Người xưa vẫn thường coi trọng phong thủy, hướng tốt tựa sơn đạp thủy, đây cũng có thể là một trong số lý do để chọn vị trí đắc địa này. Hồ Văn Chương hay còn gọi là Thái Hồ, nổi lên trên giữa lòng hồ người ta thấy một cái gò nhỏ gọi là Gò KIm Châu. Tại Phán Thủy Đường bên trong gò xưa kia là nơi diễn ra các buổi bình văn chương của các nho sĩ.

Văn Miếu Môn:Đến Văn Miếu dễ dàng nhận thấy cổng tam sừng sững từ phía xa, đây cũng chính là Văn Miếu Môn, cổng đầu tiên mà du khách cần bước qua để vào bên trong. Ngay phía trước mặt là tứ trụ nghi môn ở giữa và hai tấm bia Hạ Mã nổi tiếng hai bên.

Đại Trung Môn:Qua Văn Miếu Môn là đến cổng thứ hai Đại Trung Môn. Một đặc điểm dễ dàng nhận thấy ở các làng quê đồng bằng Bắc bộ chính là mái ngói mũi hài theo kiến trúc mái đình. Xung quanh được bao bọc bởi những hàng cây xanh mướt, điểm xuyết một vài bông hoa nở rộ trong gió mang đến cho du khách cảm giác nhẹ nhàng, mộc mạc của xứ kinh kỳ xưa.

Khuê Văn Các:Không phải Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác hay đền Trấn Quốc mà Khuê Văn Các mới chính là biểu tượng của Hà Nội. Được xây dựng từ những năm 1805 dưới thời vua Gia Long, Khuê Văn Các là một trong số ít công trình mang kiến trúc cổ. Được thiết kế gồm hai lầu, lầu trên được làm bằng gỗ trên có mái ngói giữa là hình tròn, lầu dưới là bốn trụ gạch vuông được chạm khắc tinh xảo. Với thiết kế “trời tròn, đất vuông” theo dân gian Việt thì hình tròn bên ngoài còn thể hiện ý thức bảo tồn di sản và truyền thống văn hóa, hình vuông bên dưới lại tượng trưng cho cánh cửa tri thức nhân loại.

Giếng Thiên Quang, bia Tiến sĩ:Ngay sau Khuê Văn Các là giếng Thiên Quang với ngụ ý nơi hội tụ tinh hoa đất trời. Người xưa có câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, hai bên giếng chính là 82 tấm bia tiens sĩ được đặt lên trên mình rùa chính là 82 thủ khoa xuất sắc nhất được tìm ra qua các kì thi. Đây cũng là nơi mà các bạn học sinh sinh viên thường ghé thăm để lấy may trước khi có những kì thi quan trọng trong cuộc đời.

Đại Thành Môn, khu điện thờ:Qua cửa Đại Thành Môn là đến khu vực trung tâm Văn Miếu, khu điện thờ Đại Bái Đường. Phía trước là khoảng sân rộng lát gạch đỏ Bát Tràng bắt mắt, bên trong gồ 9 gian là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền

Đền Khải Thánh:Qua con đường lát gạch phía sau dãy Tả Vu, Hữu Vu là du khách đến với đền Khải Thánh . Đền sau này khi bị Pháp bắn phá được xây dựng mới để thờ cha mẹ Khổng Tử, khu vực Tiền Đường và Hậu Đường thờ Chu Văn An và một số vị vua. Trước đây là khu cư xá dành cho các giám học, từ đây mà sản sinh ra những hiền tài cho đất nước.

Một thời học sinh sinh viên, hay là một người con đất Hà Thành chắc hẳn ít nhất một lần từng ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám. Những giá trị văn hóa lịch sử theo thời gian có thể không còn vẹn nguyên như lúc đầu và Văn Miếu chính xác là nơi mà người ta có thể đến, tìm hiểu và suy ngẫm về một thời đã qua. Và nếu bạn có dự định ghé Văn Miếu vào cuối tuần này hay tuần tới Tour.Pro.Vn hy vọng những kinh nghiệm và chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có những trải nghiệm đáng nhớ.

Tất cả khu vực Seoul Đà Lạt Nha Trang Jeju Đà Nẵng Gangneung Busan Hội An - Quảng Nam Incheon Phú Quốc Tp. Hồ Chí Minh Gyeongju Gyeonggi Phan Thiết - Bình Thuận Biên Hòa - Đồng Nai Daegu Gangwon Gwangju Quy Nhơn Phú Yên Hà Nội Hạ Long - Quảng Ninh Sapa - Lào Cai Vũng Tàu Huế Cần Thơ Tây Ninh Ninh Bình Hải Phòng Quảng Bình

Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Hội

Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và quan trọng bậc nhất của Thủ đô và cả nước. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Nội.


*

*

*

*

*

THÔNG TIN

Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết trong đạo Nho và cũng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070, dưới thời vua Lý Thánh Tông còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới triều vua Lý Nhân Tông.

Trong Văn Miếu chia thành 5 khu rất rõ rệt, mỗi khu đều có tường ngăn cách và cổng liên kết với nhau và sẽ có những chức năng khác nhau. Các khu bao gồm: Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Khu nhà dựng bia tiến sĩ và giếng Thiên Quang, Đại Bái Đường, Đền Khải Thánh.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử, tuy một số kiến trúc bị phá hủy nhưng Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội với nghĩa lịch sử to lớn vẫn được xem là biểu tượng của tinh hoa giáo dục rất đáng để ghé thăm một lần.

Giờ mở cửa- Tất cả các ngày trong tuần, từ Thứ Hai đến Chủ Nhật.- Vào mùa nóng (từ ngày 15/4 đến 15/10): Từ 07:30 đến 17:30.- Vào mùa lạnh (từ ngày 16/10 đến 14/4): Từ 08:00 đến 17:00.

Giá vé- Giá vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám niêm yết là 30.000 đồng/lượt cho cả khách nước ngoài và khách Việt Nam.- Giảm 50% giá vé (tức 15.000 đồng) cho các đối tượng:+ Người bị khuyết tật nặng+ Công dân Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 60 trở lên+ Người dân ở các xã, huyện miền núi; vùng sâu, vùng xa+ Người có công với cách mạng+ Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên- Miễn phí tham quan đối với+ Người khuyết tật đặc biệt nặng+ Trẻ em dưới 15 tuổi

Lưu ý- Giá vé trên chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ hoặc mua vé trực tiếp tại điểm tham quan.- Tôn trọng di tích, chấp hành quy định của đơn vị quản lý di tích: Không xâm hại đến di vật, cảnh quan di tích; Không xoa đầu rùa, viết, vẽ, đứng, ngồi lên bia Tiến sĩ…- Trang phục sạch sẽ, gọn gàng (Không mặc váy hoặc quần quá ngắn, trang phục hở hang, trang phục trong nhà); Không hút thuốc, đội nón, đội mũ trong khu vực Điện thờ, nhà trưng bày…- Thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự: Không có hành vi thiếu văn hóa, nói tục, gây mất trật tự an ninh; Có thái độ đúng mực khi hành lễ, mỗi người chỉ thắp một nén hương; Dâng lễ, thắp hương đúng nơi quy định.- Nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc, lừa đảo…- Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường: Không trèo tường, trèo cây, bẻ cành, hái hoa, giẫm lên thảm cỏ, câu cá, bơi lội, vứt rác bừa bãi.- Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy vào khu di tích.- Để xe đúng nơi quy định, tự quản lý tư trang để tránh xảy ra mất mát.- Các hoạt động quay phim tại di tích chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của lãnh đạo khu di tích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.