NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH VỆ SINH RỐN BỊ HÔI TẠI NHÀ, TRUY TÌM NGUYÊN NHÂN KHIẾN LỖ RỐN CÓ MÙI HÔI

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là một biểu hiện bất thường ở trẻ 0-1 tháng tuổi. Tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị hôi, thậm chí có mủ thì cảnh báo trẻ đã bị nhiễm trùng rốn mà bố mẹ không nên chủ quan.

Bạn đang xem: Cách vệ sinh rốn bị hôi


Biểu hiện của tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi

Trước khi rụng rốn, cuống rốn của trẻ có thể bị rỉ ít dịch ướt, màu nâu đỏ nhạt do máu đông đọng lại ở vết cắt cuống rốn. Lúc này, phần cuống rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi nhẹ.

Trường hợp bình thường: Cuống rốn hơi có mùi nhưng không sưng đỏ; trẻ vẫn ăn chơi, ngủ nghỉ bình thường thì bố mẹ có thể yên tâm. Trường hợp bất thường: Rốn trẻ sơ sinh có mủ và mùi hôi, dịch ở rốn màu vàng và ra nhiều trong ngày, vùng rốn sưng tấy, trẻ sốt cao, quấy khóc… là những triệu chứng điển hình của các bệnh liên quan đến rốn, đặc biệt là nhiễm trùng rốn.
*
Rốn trẻ sơ sinh chảy máu, có mủ, có mùi hôi nặng… là những dấu hiệu bất thường mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý

Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi

Việc xác định nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi sau khi rụng sẽ giúp bố mẹ tìm ra được cách xử lý và phòng ngừa tốt nhất. 

Nguyên nhân sinh lý

Khi còn trong bụng mẹ, dây rốn giúp vận chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ để nuôi thai nhi đồng thời cũng là con đường đào thải chất độc hại từ thai nhi trả về nhau thai.

Khi được sinh ra, phần cuống rốn sẽ được cắt, chỉ giữ lại đoạn gốc. Đoạn gốc dây rốn này chuyển dần sang màu xanh tím đến khi rụng.

Lúc đầu, phần gốc dây rốn chưa rụng có thể khiến rốn em bé sơ sinh có mùi hôi nhẹ. Trong trường hợp này thì bố mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc, vệ sinh cẩn thận phần rốn cho trẻ đến khi cuống rốn đã rụng hoàn toàn. 

Nguyên nhân bệnh lý

Trong nhiều trường hợp, rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi và chảy máu, chảy mủ lại là dấu hiệu rốn đang bị vi khuẩn tấn công và gây viêm. 

Nhiễm khuẩn rốn

Rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là rốn lâu rụng, rốn thường xuyên bị ướt kèm mùi hôi nặng. Sau vài ngày, phần rốn có thể bị sưng tấy, thậm chí mưng mủ, trẻ bị sốt cao, quấy khóc, bỏ ăn…

Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ còn có thể xuất hiện triệu chứng chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường của bệnh lý này. 

*
Trong trường hợp xuất hiện triệu chứng chướng bụng, trẻ cần nhanh chóng được đưa đi viện

Hoại tử rốn

Rốn trẻ sơ sinh có mùi khắm kéo dài còn có thể là dấu hiệu biến chứng hoại tử rốn. Biến chứng này có thể xảy ra trước hoặc sau khi trẻ bị nhiễm trùng rốn. Triệu chứng điển hình nhất mà bố mẹ có thể nhận biết đó là trẻ rụng rốn sớm nhưng rốn lại bị sưng đỏ, bầm tím, chảy mủ xanh vàng, thậm chí chảy máu khó cầm. 

Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm nên khi nghi ngờ trẻ bị hoại tử rốn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Bởi nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng máu – bệnh lý có nguy cơ tử vong cao ở trẻ sơ sinh. 

Viêm nhiễm rốn

Rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng có mùi hôi còn là dấu hiệu của viêm nhiễm rốn. Một số triệu chứng khác khi trẻ bị viêm nhiễm rốn là vùng rốn sưng đỏ, phù nề, rốn chảy mủ vàng và lâu rụng, trẻ sốt cao, chán ăn. 

Trong trường hợp trẻ bị viêm nhiễm rốn, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách vệ sinh chăm sóc rốn, với trường hợp nặng cần đưa trẻ đi khám để loại bỏ nguy cơ biến chứng.

Mạch máu rốn bị viêm

Hệ thống mạch máu rốn bao gồm động mạch và tĩnh mạch. Khi rốn của trẻ không được vệ sinh chăm sóc cẩn thận làm vi khuẩn có điều kiện tấn công và gây viêm tới hệ thống mạch máu này. 

Cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi

Phải làm gì khi rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là băn khoăn của nhiều bố mẹ. Việc chú ý vệ sinh rốn hàng ngày, đúng cách cho trẻ cũng như đưa trẻ đi khám kịp thời là những phương pháp hiệu quả giúp xử lý tình trạng rốn trẻ sơ sinh khô nhưng có mùi hôi. 

Cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh để giải quyết mùi hôi

Khi dây rốn trẻ sơ sinh có mùi bố mẹ cần chú ý vệ sinh, chăm sóc vùng rốn cho trẻ đúng cách như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ bông gạc, tăm bông, cồn sát khuẩn.Bước 2: Bố mẹ cần sát khuẩn tay bằng xà phòng và cồn trước khi tiến hành vệ sinh rốn cho trẻ.Bước 3: Tháo băng rốn cũ của trẻ, sau đó bố mẹ cần sát khuẩn tay một lần nữa. Bước 4: Một tay dùng gạc vô khuẩn nâng nhẹ cuống rốn và quan sát có hiện tượng bất thường như chảy mủ, rỉ máu, có mùi hôi hay sưng đỏ không. Bước 5: Dùng tăm bông vô khuẩn đã thấm dung dịch sát khuẩn để làm sạch vùng rốn theo thứ tự chân rốn đến thân rốn và mặt cắt cuống rốn.Bước 6: Sát trùng vùng da quanh rốn ra khoảng 5cm bằng dung dịch sát khuẩn. Bước 7: Nếu rốn còn tươi thì bố mẹ nên băng lại bằng lớp gạc mỏng. Nếu rốn đã khô lại thì không nên băng rốn, nên để hở để rốn được thông thoáng và nhanh rụng.
*
Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh đúng cách để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm ở rốn

Một số lưu ý khi vệ sinh rốn trẻ sơ sinh

Trong quá trình vệ sinh, chăm sóc rốn cho trẻ, để ngăn ngừa những biến chứng không đáng có bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Nên rửa phần rốn hàng ngày cho trẻ sau khi tắm. Đừng quên lau khô phần rốn rồi mới băng lại, tránh trường hợp để rốn bị ướt rất dẫn đến viêm nhiễm rốn.Không quấn băng quá chặt nhất là khi trẻ chưa rụng rốn. Việc quấn băng rốn quá chặt có thể khiến rốn lâu khô và lâu rụng hơn. Thậm chí, trong điều kiện kín có độ ẩm cao còn vô tình tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Quần áo, khăn màn, tã lót của trẻ cần được giặt sạch sẽ, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn. Bố mẹ có thể là kỹ quần áo trước khi mặc cho trẻ. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn (nên sử dụng nước đã đun sôi).

Khi tình trạng rốn trẻ sơ sinh sắp rụng có mùi hôi kéo dài, có dấu hiệu viêm nhiễm thì cách tốt nhất là trẻ tới gặp bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời nhất. 

Cách hạn chế tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi

Để phòng ngừa các bệnh lý về rốn nói chung và tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi nói riêng, bố mẹ cần hết sức chú ý đến chế độ chăm sóc và dinh dưỡng cho cả mẹ và bé:

Tìm hiểu và nắm vững kiến thức về cách vệ sinh rốn trẻ sơ sinh. Vệ sinh rốn cho trẻ mỗi ngày theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.Tuyệt đối không tự áp dụng bài thuốc dân gian bôi, rửa phần rốn vì dễ dẫn đến nhiễm trùng. Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để có sức đề kháng tốt. Với những trẻ sử dụng sữa công thức, nên lựa chọn dòng sữa chất lượng, tăng cường sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất. Bố mẹ có thể tham khảo dòng sữa công thức của Biostime – Một trong những dòng sữa được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiện nay.Luôn đảm bảo quần áo cũng như đồ dùng của trẻ khô thoáng, sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
*
Luôn đảm bảo quần áo cũng như đồ dùng của trẻ khô thoáng, sạch sẽ

Trên đây là thông tin cụ thể về hiện tượng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi. Với các trường hợp rốn trẻ hôi nhẹ do sinh lý, bố mẹ có thể tự vệ sinh cho trẻ tại nhà. Trong trường hợp thấy rốn trẻ có mùi hôi nặng kèm dịch mủ, rốn sưng tấy bất thường…, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Do cấu tạo đặc biệt nên rốn là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn, nấm và bụi bẩn. Vì vậy, nếu bộ phận này không được vệ sinh thường xuyên sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển và gây bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi qua bài viết dưới đây.


Các nguyên nhân làm cho rốn có mùi hôi như sau:

1.1. Vệ sinh không sạch sẽ

Vệ sinh không sạch sẽ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rốn bị hôi. Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, rốn cần được vệ sinh đúng cách, thường xuyên để luôn được sạch sẽ và khỏe mạnh.

Phần lớn lỗ rốn đều có cấu tạo thụt vào phía trong nên bộ phận này có hình dạng như một cái túi chứa nhiều bụi bẩn, mồ hôi, da chết... Rốn càng sâu nguy cơ chứa nhiều vi trùng và bụi bẩn càng lớn. Nghiên cứu từ các nhà khoa học cũng cho thấy rằng, rốn có thể là nơi cư trú của gần 70 loại vi khuẩn, vi nấm khác nhau. Vì vậy, nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách, rốn sẽ trở thành nơi phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh. Những vi sinh vật này kết hợp với bụi bẩn, da chết, mồ hôi... bị mắc kẹt trong rốn là nguyên nhân khiến lỗ rốn có mùi hôi, khó chịu.

Xem thêm: Bài tập viết lại câu tiếng anh lớp 12, just a moment


rốn có mùi hôi
Có nhiều nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi

1.2. Nhiễm nấm Candida khiến rốn có mùi hôi

Theo các nghiên cứu khoa học, nấm Candida là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hôi rốn. Candida là loại nấm men phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, tối và ấm như nách, háng, bộ phận,... Trong đó, rốn cũng là nơi cư trú và phát triển của nấm Candida, đặc biệt là khi cơ quan này không được vệ sinh thường xuyên.

Ngoài ra, Candida còn phát triển nhiều ở miệng và cổ họng gây ra bệnh tưa miệng, tấn công vào âm đạo gây nên tình trạng nhiễm trùng nấm men. Bạn cũng có thể bị hăm kẽ nếu chẳng may nhiễm nấm Candida, tình trạng này gây ảnh hưởng xấu đến các nếp gấp trên da như rốn, háng, nách, kẽ tay chân... Da tại vùng bị tổn thương sẽ xuất hiện vảy, màu đỏ và có thể hình thành mụn nước gây ngứa, đau rát...

Đặc biệt đối với người bệnh đái tháo đường, nguy cơ nhiễm nấm Candida cao hơn bình thường do mức đường huyết cao làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

1.3. Nhiễm trùng rốn

Các nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng như phẫu thuật điều trị thoát vị rốn, xỏ khuyên quanh rốn.... làm rốn xuất hiện mùi hôi, khó chịu. Dấu hiệu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng là rốn có mủ kèm mùi khó chịu rò rỉ ra bên ngoài, đau, sưng và cảm giác nóng, mềm khi chạm vào. Trường hợp xuất hiện các dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng rốn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

1.4. U nang lông, u nang biểu bì

U nang lông là bệnh lý được đặc trưng bởi sự phát triển của một khối u nang lớn bất thường trong da tại vị trí dưới chân lông. U nang biểu bì là bệnh lý được đặc trưng bởi khối u lớn nằm ở lớp trên cùng của da. Cả hai dạng u nang lông và u nang biểu bì đều chứa chất dịch bên trong, khi phát triển lớn hơn, chúng sẽ vỡ ra khiến chất dịch màu vàng, đặc và có mùi hôi chảy ra. Vùng da quanh rốn có thể mắc các dạng u này dẫn đến tình trạng rốn bị hôi, nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

1.5. U nang bã nhờn khiến rốn có mùi hôi

U nang bã nhờn hay còn được gọi là u keratin– bệnh lý đặc trưng bởi những cục u nhỏ và cứng phát triển dưới da. Bệnh lý ít phổ biến hơn so với u nang lông và u nang biểu bì nhưng chúng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức, rốn có mùi.

2. Cách xử trí khi rốn có mùi hôi

Trường hợp rốn có mùi hôi liên quan đến vấn đề vệ sinh chưa sạch sẽ và đảm bảo, điều bạn cần thực hiện là thay đổi thói quen vệ sinh rốn thường xuyên.


rốn có mùi hôi

Trong trường hợp rốn có mùi hôi kèm dịch, thậm chí là máu... kết hợp với những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng như sốt, đau bụng, đau khi đi tiểu, đỏ và sưng vùng quanh rốn... người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi bị nhiễm trùng rốn như sau:

Luôn giữ rốn khô ráo và sạch sẽ;Bụi bẩn, mồ hôi có thể bị tích tụ và bám trên da. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế mang quần áo chật, ẩm ướt hoặc bẩn;Hạn chế lượng đường trong chế độ ăn uống hàng ngày, bởi mức đường huyết trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ nhiễm trùng;

3. Cách vệ sinh rốn đúng cách

Vệ sinh rốn đúng cách và thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Một số lưu ý khi vệ sinh rốn như sau:

- Vệ sinh rốn mỗi ngày: Dùng một ít xà phòng kháng khuẩn cho vào khăn tắm, dùng khăn lau nhẹ nhàng lên vùng rốn, sau đó rửa sạch lại với nước và lau khô rốn để đảm bảo nước không đọng lại trong rốn. Bạn cũng cần lưu ý không bôi quá nhiều kem dưỡng da, kem chống nắng lên vùng rốn hoặc khu vực quanh rốn, bởi điều này sẽ là tăng nguy cơ sinh sôi và phát triển vi sinh vật gây bệnh.

- Vệ sinh rốn ở người xỏ khuyên rốn: Trường hợp xỏ khuyên tại rốn, bạn cần giữ khô ráo khu vực này; vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ bằng cách làm ướt rốn bằng hỗn hợp nước và xà phòng sát khuẩn, rửa nhẹ nhàng vùng quanh lỗ xỏ khuyên. Bạn cũng nên tháo và vệ sinh khuyên rốn bằng cách ngâm trong dung dịch sát khuẩn, rửa sạch để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Vệ sinh rốn ở người bị nhiễm trùng rốn: Trường hợp rốn bị nhiễm trùng, chảy dịch, sưng, đỏ, đau... người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể vệ sinh rốn theo các cách sau đây:

Dùng tăm bông hoặc bông gòn nhúng trong dung dịch sát khuẩn như oxy già, cồn hoặc thuốc tím... nhẹ nhàng lau sạch, vệ sinh rốn.

Rốn là nơi tích tụ nhiều tế bào chết, bụi bẩn nên dễ có mùi hôi. Vì vậy, việc vệ sinh rốn hàng ngày là điều cần thiết để giải quyết vấn đề này. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã biết cách vệ sinh và xử lý đúng cách nếu rốn có mùi hôi.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
canthiepsomtw.edu.vn để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.